giai đoạn 2010-2015 TT Danh Mục Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TTBQ (%/năm) 1 Bột cá Tấn 3.100 3.200 3.450 3.900 4.000 4.143 6,0 2 Tôm đông lạnh Tấn 426,2 407,5 389,5 419,8 490,3 500 3,2 4 Nước mắm các loại Triệu lít 5,20 5,00 4,78 5,10 5,45 5,75 2,0 5 Mắm tôm các loại Tấn 400 440 560 638 520 450 2,4 6 Sứa Tấn 59,1 0 0 0 33,2 54,8 -1,5 7 Ngao thương phẩm Tấn 18.078 25.860 35.700 42.871 38.162 41.320 18,0
8 Ngao nguyên con Tấn 12.052 17.240 23.800 28.581 25.442 24.000 14,8 9 Cá khô các loại Tấn 1.850 1.890 2.100 2.250 2.780 3.550 13,9
a) Bột cá
Công ty Chế biến Hải sản Thụy Hải có 2 nhà máy, một ở xã Thụy Hải và một ở Cụm công nghiệp Thụy Tân, Thái Thụy. Nhưng hiện nay nhà máy ở xã Thụy Hải đã được chuyển. Nhà máy mới tại khu công nghiệp Thụy Tân bắt đầu hoạt động từ năm 2014 với tổng công suất chế biến 450 tấn nguyên liệu /ngày. Nhà máy chế biến Bột cá Thụy Hải 2 là nhà máy duy nhất chế biến bột cá tại Thái Bình. Nhà máy hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, lượng cá đánh bắt được của ngư dân được nhà máy thu mua hết. Sản lượng năm 2015 đạt hơn 4 nghìn tấn bột cá, doanh thu đạt 120 tỷ đồng. Nhà máy hiện chưa hoạt động hết công suất do lượng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy không đủ, sản phẩm chế biến được bán cho các cơ sơ sản xuất thức ăn chỉ khoảng 40% còn lại được xuất qua Trung Quốc
b) Ngao (Nghêu)
Với sản lượng ngao thu hoạch đạt 72 nghìn tấn/năm, Ngao trở thành đối tượng nuôi chủ lực và là sản phẩm chế biến xuất khẩu chính của tỉnh Thái Bình, đặc biệt là đối với người dân huyện Tiền Hải. Hai sản phẩm ngao chế biến chính là ngao sơ chế và ngao ngun con. Thái Bình có 2 cơng ty chế biến ngao xuất khẩu là Cơng ty Trách nhiệm nghêu Thái Bình chun chế biến sản phẩm ngao sơ chế với sản lượng hơn 41 nghìn tấn/năm doanh thu đạt 128 tỷ đồng năm 2015. Công ty TNHH nghêu Việt Nam chế biến ngao nguyên con với sản lượng 31 nghìn tấn/năm đạt doanh thu 810 triệu/năm. Cơng ty trách nhiệm nghêu Thái Bình thuộc cụm Cơng nghiệp (CN) Cửa Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Là cơng ty duy nhất chuyên chế biến các sản phẩm về ngao của tỉnh, là đơn vị đầu tiên của tỉnh xuất khẩu ngao sang thị trường Châu Âu. Năm 2011 nhà máy đầu tư dây chuyền chế biến nghêu đông lạnh với công suất 20 tấn mỗi ngày, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân huyện Tiền Hải. Cho đến nay với dây chuyền sản xuất hiện đại công ty đã xuất khẩu nghêu nguyên con sang thị trường Châu Âu, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Các sản phẩm chế biến từ ngao của công ty rất đa dạng như: Nghêu đơng lạnh, nghêu bóc nõn, nghêu hút chân không.
c) Các mặt hàng khô và mắm tôm
Hàng khô của tỉnh chủ yếu là mặt hàng cá khô được tiêu thụ nội địa. Năm 2015 sản lượng cá khơ đạt 3.550 tấn trong đó cá khơ dùng làm ngun liệu chế biến thức ăn gia súc chiếm tới 95% và được bán ra ngoại tỉnh hoặc bán cho thương gia Trung Quốc. Lượng cá khơ cịn lại (5%) được chế biến dưới dạng lột da được làm thực phẩm cho người, lượng cá này chỉ là mặt hàng phụ để tận dụng thời gian nhàn rỗi của người chế biến trong quá trình chờ phơi trở cá hàng ngày, họ làm với mục đích tăng thu nhập cho người làm thuê công nhật, nguyên liệu cho chế biến mặt hàng khô là cá kém chất lượng.
Mắm tơm là mặt hàng có sản lượng thay đổi thất thường do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu moi. Năm 2015 sản lượng mắm tôm đạt 450 tấn bao gồm cả mắm tơm lỗng và mắm tôm đặc. Tốc độ tăng trưởng bình quân (TTBQ) đạt 2,4%/năm giai đoạn 2010-2015.
d) Nước mắm
Sản lượng nước mắm Thái Bình dao động trong khoảng 5,2-5,77 triệu lít/năm. Năm 2015 đạt 5,75 triệu lít, tốc độ TTBQ đạt 3,2%/năm giai đoạn 2010- 2015. Nước mắm có 2 loại là nước mắm chắt hoặc mắm tép (chắt từ mắm tôm) và nước mắm cá biển. Lượng nước mắm chắt chiếm tỷ lệ không lớn, khoảng 10% tổng sản lượng nước mắm của tồn tỉnh. Vì là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến mắm tôm, được sản xuất ở quy mơ hộ gia đình, lại phụ thuộc vào chủng loại mắm tơm đặc hay lỗng nên sản lượng nhỏ và không ổn định.
Loại nước mắm sản xuất từ cá biển có quy mơ lớn, mang tính cơng nghiệp hơn nhưng nhìn chung chất lượng chưa được cao. Hiện Thái Bính có nước mắm Diêm Điền đã khẳng định được thương hiệu nhưng chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu lớn trong cả nước như nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang, Nha Trang - Khánh Hòa, Cát Hải - Hải Phịng. Do cơng nghệ sản xuất nước mắm cịn thủ công, sản xuất theo phương pháp truyền thống, nên trên thị trường xuất hiện các loại nước mắm công nghiệp mùi, màu, vị hấp dẫn người tiêu dùng.
Vì vậy, để khẳng định được thương hiệu nước mắm Thái Bình, cần cải tiến quy trình sản xuất, đồng thời xây dựng hệ thống cửa hàng quảng bá sản phẩm cũng như hệ thống giới thiệu sản phẩm trên cả nước.
e) Tôm đông lạnh và sứa
Là hai sản phẩm có sản lượng thấp, tôm đông lạnh chủ yếu là đông lạnh block gồm tôm he, tôm sú, tôm rảo chiếm tỷ lệ 20%. Năm 2015 sản lượng tôm đông lạnh đạt 500 tấn, tốc độ TTBQ đạt 3,2%/năm giai đoạn 2010-2015.
Sản lượng chế biến sứa không ổn định do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đánh bắt hàng năm. Năm 2015 sản lượng chế biến sứa (sứa khô và sứa đông lạnh) chỉ đạt 54,8 tấn.
3.1.2. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Thời gian gần đây ngành thương mại Thái Bình có bước phát triển toàn diện, nhất là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt trong năm 2015 vừa qua, hầu hết các ngành kinh tế phải đối diện với khó khăn, ngành thương mại vẫn phát triển, đóng góp vào thành tựu chung của Thái Bình với tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trong các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, cơ cấu nghành hàng dệt may vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất tiếp đến là thủy hải sản.
Năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 7,8 triệu USD, đến năm 2015 đạt 10,6 triệu USD, tốc độ TTBQ đạt 6,4%/năm. Giá trị KNXK thủy sản của tỉnh có sự lên xuống khơng đều do chất lượng nguyên liệu thủy sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một số nhiễm hóa chất, các doanh nghiệp không xuất khẩu được thủy sản.