Hiện trạng môi trƣờng sinh thái và dịch bệnh ảnh hƣởng đến phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 38 - 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Hiện trạng môi trƣờng sinh thái và dịch bệnh ảnh hƣởng đến phát triển

triển ngành thủy sản Thái Bình

1.6.1. Hiện trạng mơi trường nước biển và tác động đến NTTS

Môi trường nước biển Thái Bình đã có biểu hiện ơ nhiễm dầu và nguy cơ ơ nhiễm Pb, Zn. Ơ nhiễm dầu xảy ra từ những khu vực gần bờ như ở Nam Phú, Nam Thịnh, Thái Đô, cửa Diêm Điền trong khoảng độ sâu 0-2m nước đến những khu vực xa bờ với độ sâu từ 14 - 20m nước. Nguyên nhân ô nhiễm dầu, chủ yếu là do hoạt

động tàu thuyền và bến bãi gây ra.

Mặt khác, các tàu thuyền đánh bắt thủy sản vận chuyển vào trong cảng cũng góp phần làm ơ nhiễm dầu. Nước thải của các tàu thuyền, nhà máy, phân xưởng có thể chứa nhiều chất hữu cơ và kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.

1.6.2. Hiện trạng môi trường nước tại các sông lớn

Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh bao gồm nước mặt trong các sông lớn, hệ thống sông nội đồng và hệ thống ao hồ. Các sơng lớn trên địa bàn tỉnh, có nguồn nước mặt chủ yếu do sông Hồng cấp trực tiếp và cấp vào 2 nhánh sông lớn (nhánh 1 là sơng Luộc - sơng Hóa, nhánh 2 là sơng Trà Lý) chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình đổ ra biển Đông ở 3 cửa sông lớn bao là cửa Thái Bình (cuối của nhánh 1), cửa Trà Lý (cuối của nhánh 2) và cửa Ba Lạt (cuối sông Hồng).

Hệ thống sông nội đồng: Có mạng lưới khá dày đặc, với mật độ 2,54 km/km2. Hệ thống sông nội đồng lấy nguồn nước mặt trực tiếp từ các sơng Hồng, Luộc, Hố và Trà Lý, đồng thời tiêu thoát ra biển ở 2 cửa là cửa sông Diêm Điền và cửa sông Lân.

Hệ thống ao hồ: Hệ thống ao hồ nằm phần lớn trong các khu dân cư phân bổ rải khắp địa bàn toàn tỉnh chứa một phần nguồn nước mặt của tỉnh.

Qua báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh giai đoạn 2011-2015, kết quả phân tích mẫu nước trên các sơng Hồng, Trà Lý, Hóa vào 2 mùa (mùa khơ và mùa mưa) cho thấy, diễn biến chất lượng nước trên các sông lớn theo các thông số của QCVN, cụ thể:

Diễn biến chất lượng nước sông Hồng:

Các thông số pH, DO, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-,Cr6+, Fe, Cu, As, Pb, Cd, Hg, chất hoạt động bề mặt, chlordane, coliform tại các thời điểm được quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT - cột B1. Chất lượng nước sông Hồng bị ô nhiễm bởi hàm lượng các chất hữu cơ (COD, BOD5).

Chất lượng nước mặt sơng Luộc và sơng Hóa:

Các thơng số pH, DO, NO3-, PO43-, Cr6+, As, Pb, Cd, Hg, chất hoạt động bề mặt, chlordane tại thời điểm được quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT - cột B1.

Thông số TSS, BOD5, NO2-, NH4+, Fe, Cu, coliform vượt có những thời điểm vượt nhẹ tại cả 3 vị trí.

Hàm lượng tổng dầu mỡ tại hầu hết các vị trí đều vượt quy chuẩn cho phép, đối với nước sơng Hóa hàm lượng dầu mỡ vượt nhẹ so với quy chuẩn cịn sơng Luộc tại 02 vị trí vượt nhiều lần so với quy chuẩn, điển hình tại cầu Triều Dương (sơng Luộc) và phân lưu sơng Luộc – sơng Hóa tại xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ.

Riêng đối với hàm lượng Cl- của sơng Hóa tại xã Thụy Trường vượt nhiều lần so với quy chuẩn, cụ thể tất các các thời điểm đều vượt khoảng 7 lần so với quy chuẩn cho phép.

Chất lượng nước mặt sông Luộc và sông Hóa bị ơ nhiễm bởi hàm lượng COD, BOD5 vào cả hai mùa.

Chất lượng nước mặt sông Trà Lý:

+ Các thông số pH, DO, NO3-, Cr6+, As, Pb, Cd, Hg, chất hoạt động bề mặt tại thời điểm được quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT - cột B1.

+ Đối với các thơng số NO2-; NH4+; PO43-, có một số thời điểm tại một số vị trí vượt nhẹ so với quy chuẩn cho phép.

+ Thông số TSS vượt nhẹ vào mùa mưa (tháng 8) với hàm lượng 34mg/l vượt so với quy chuẩn (tại điểm đầu chảy vào Thái Bình). Vào mùa khơ hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép.

+ Hàm lượng tổng dầu, mỡ tại tất cả các vị trí đều vượt quy chuẩn cho phép + Thông số Cl- có 02 thời điểm của vị trí sơng Trà Lý tại cầu Trà Lý vào tháng 5 có hàm lượng 804,1mg/l vượt quy chuẩn cho phép 02 lần và vào tháng 11 với hàm lượng 422,6 vượt nhẹ so với quy chuẩn, còn lại tất cả các vị trí tại các thời điểm khác đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

+ Thơng số Coliform có 05 thời điểm các vị trí vượt quy chuẩn cho phép; điển hình là 02 vị trí có thời điểm vượt cao vào tháng 3 là nước mặt sông Trà Lý tại cơng trình thu nước của công ty TNHH MTV cấp nước Thái Bình có số lượng Coliform là 9,2 x103 vượt quy chuẩn cho phép và nước sông Trà Lý tại cống Dục Dương có số lượng Coliform là 8,5x103.

+ Nước sơng Trà Lý đã có dấu hiệu ơ nhiễm bởi các chất hữu cơ COD và BOD5

1.4.5.3. Ảnh hƣởng các yếu tố môi trƣờng đến phát triển NTTS

Có rất nhiều yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản, như: Yếu tố lý học (nhiệt độ, màu sắc, độ trong…); Yếu tố hóa học (pH, ơxy hịa tan (DO)), độ mặn, độ cứng, COD, BOD, CO2, H2S, kim loại nặng…); muối dinh dưỡng (NH4+, NO3, PO43-, chất hữu cơ…).

Những yếu tố chính liên quan đến phát triển của động vật thủy sản: nhiệt độ, pH, DO, độ mặn… Các yếu tố ô nhiễm gây độc: COD, NH3, NO2, H2S, kim loại nặng…

Trước thực trạng ô nhiễm hữu cơ hiện nay, cần chủ động cải thiện nguồn nước cấp, theo dõi thường xuyên các yếu tố thủy lý, thủy hóa, đánh giá ảnh hưởng đến vật nuôi thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, đa dạng về đối tượng, phong phú về mơ hình ni.

1.6. 3. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu

Thái Bình nằm trong khu vực châu thổ sơng Hồng, chịu ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo dự báo trong kịch bản biến đổi khí hậu đưa ra, cuối thế kỷ này các khu vực vùng biển như Tiền Hải và Thái Thụy sẽ chịu ngập lụt hàng năm.

Cơng tác phịng chống thiên tai được đặc biệt chú trọng, đã hoàn thành nâng cấp trên 30 km đê xung yếu, trực diện với biển; chủ động rà soát và đầu tư tu bổ đê điều, xử lý kè, nâng cấp và gia cố mặt đê, bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão. Chương trình trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, trồng cây nội đồng được triển khai thực hiện có hiệu quả, đã đầu tư trồng trên 500 ha rừng phòng hộ ven biển và hàng triệu cây phân tán nội đồng, nâng tổng diện tích rừng phịng hộ lên 5.706ha, góp phần bảo vệ sản xuất, môi trường sinh thái và chủ động ứng phó BĐKH và nước biển dâng.

Thủy sản là một ngành chịu nhiều tác động mạnh của BĐKH, đặc biệt là NTTS thủy sản ven biển. Các biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, thiên tai và thay đổi lượng mưa đều có những tác động tiêu cực đến hoạt động NTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 38 - 42)