ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 42 - 44)

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động chế biến thủy sản và chế biến thủy sản bền vững - Thực trạng vấn đề môi trường của hoạt động CBTS;

- Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển CBTS bền vững

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi địa lý

Các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trọng điểm là hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải

b) Phạm vi vấn đề

- Thực trạng chế biến thủy sản bền vững ở tỉnh Thái Bình;

- Các vấn đề mơi trường phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản tỉnh Thái Bình; - Nguyên nhân và giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển CBTS bền vững

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp

Đây là phương pháp tham khảo các tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, là phương pháp truyền thống, nhanh và hiệu quả. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu với các nội dung sau đây: Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến chế biến thủy sản bền vững, tác động của hoạt động CBTS đến môi trường.

Thu thập các số liệu thứ cấp tại Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, Sở Công thương tỉnh Thái Bình; và Phịng NN&PTNT, Phịng Tài ngun Mơi trường các huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo, internet,...

2.2.2. Phương pháp tham vấn cộng đồng và các bên liên quan

Học viên đã xin làm việc với các đơn vị quản lý như Sở NN&PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng, Phòng Tài ngun và Mơi trường, Phịng NN&PTNT huyện

Tiền Hải, Thái Thụy để tiếp cận và thu thập thông tin liên quan đến môi trường, và các hoạt động CBTS tại địa phương. Thông qua các câu hỏi trực tiếp trong bảng mẫu phiếu 03 đối với người quản lý môi trường và đối với các cơ sở CBTS.

2.2.3. Phương pháp phân tích thống kê, mơ tả

Thơng qua các tài liệu, số liệu thu thập được như các Báo cáo tổng kết của Chi cục Thủy sản hàng năm, Báo cáo đánh giá hiện trạng Môi trường của tỉnh và huyện, số liệu từ Cục thống kê của tỉnh và huyện học viên đã thống kê, xử lý trên excel để đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng CBTS thơng qua tính tốn và mô tả các chỉ tiêu như về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng.

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một vấn đề/đối tượng nghiên cứu

Thơng qua phân tích SWOT trong hoạt động CBTS bền vững của tỉnh Thái Bình học viên đã đánh giá được những thuận lợi và khó khăn mà hoạt động CBTS bền vững của tỉnh từ đó đề xuất được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động CBTS gây ra, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản của tỉnh theo hướng bền vững

2.2.5. Phương pháp điều tra, phúc tra bổ sung

Phương pháp này được tiến hành dựa trên khảo sát thực tế hoạt động sản xuất CBTS và các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động CBTS, trọng điểm là là hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy thông qua biểu mẫu phỏng vẫn 01 và 02 và 03

- Mẫu phiếu 01: Điều tra thông tin về doanh nghiệp (cơ sở) CBTS

- Mẫu phiếu 02: Điều tra thông tin chi tiết về vấn đề môi trường trong CBTS - Mẫu phiếu 03: Điều tra thông tin quản lý môi trường của các cơ sở CBTS

2.2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu

Phần mềm Excel được sử dụng để sàng lọc dữ liệu, loại bỏ những trường hợp bất thường, ưu tiên sử dụng nguồn dữ liệu chính thống. Những giá trị bị thiếu sẽ được điều tra, khảo sát bổ sung. Việc phân tích dữ liệu hiện trạng cũng như dự báo có thể được hỗ trợ tốt bởi các phần mềm thường được sử dụng hiện nay như Excel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 42 - 44)