Đánh giá tiềm năng về phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 32 - 38)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đếm phát triển thủy sản bền

1.5.3. Đánh giá tiềm năng về phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình

1.5.3.1. Tiềm năng về diện tích mặt nước

Thái Bình có 3 loại thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ và nước mặn; Trong đó thủy vực nước mặn chiếm khoảng 17 km2. Thủy vực nước ngọt và nước lợ chứa đựng nguồn tài nguyên thủy sinh đa dạng về loài và phong phú về đối tượng. Kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển NTTS của tỉnh.

Tiềm năng phát triển nuôi nƣớc ngọt: Tổng diện tích có khả năng ni thủy

sản là 9.256ha, diện mới đưa vào ni trên 8.200 ha. Ngồi ra, cịn có trên 3.000ha vùng lúa ruộng trũng cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang ni thủy sản.

Tiềm năng phát triển NTTS nƣớc mặn, lợ

Vùng ven biển Thái Bình được giới hạn từ cửa Thái Bình đến cửa Ba Lạt. Chiều dài bờ biển khoảng 54 km, có tiềm năng về diện tích đất và mặt nước mặn, lợ NTTS lớn. Nhìn chung, địa hình bãi triều ven biển huyện Thái Thụy tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam với độ dốc khoảng 0,5/1km. Vùng bãi triều huyện Tiền Hải khá phức tạp, có nhiều luồng lạch. Tuy nhiên, phía bên ngồi có các cồn cát, tạo nên bức tường chắn sóng là điều kiện thuận lợi để ni ngao.

Vùng nƣớc lợ: Chủ yếu ở các khu vực cửa sông Hồng, sơng Thái Bình và

sơng Trà Lý có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thủy sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho NTTS. Vùng này có khoảng 20.705 ha, trong đó Tiền Hải 9.949ha, Thái Thụy 10.756 ha (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch giống thủy sản tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020).

Diện tích có khả năng phát triển NTTS nước lợ là 5.453 ha. Bên cạnh đó cịn có các cồn cát ven biển như Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặn rất thích hợp trồng cây sú vẹt, bần. Hiện tại có gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển.

1.5.3.2. Tiềm năng về nguồn lợi thủy sinh vật

a) Khu hệ sinh vật

Thực vật nổi tại các cửa sơng Thái Bình, Diêm Điền và Trà Lý đã thống kê được 129 lồi thuộc 53 chi, trong đó tảo silic chiếm 86,8% số lượng loài; cửa Ninh Cơ và cửa Đáy là 110 loài, 3 biến dạng và 12 biến lồi, trong đó tảo silic cũng chiếm ưu thế 82,6%. Sự chênh lệch khác nhau về số lượng và thành phần loài giữa trong đầm và ngoài biển là khơng nhiều.

Các lồi thuộc chi Nitzchia và Chaetoceros phân bố nhiều trên cửa sông Thái Bình, lồi Thalassiothrix phát triển xa dần từ cửa Lân đến cửa Thái Bình.

Vào mùa tháng 5 và tháng 6 mật độ thực vật nổi dao động từ 19.000 đến 1.709.000 TB/m3 với giá trị trung bình 368.000 TB/m3 và tập trung cao ở cửa Bắc sông Hồng, Bắc cửa Trà Lý và cửa Thái Bình với độ sâu tầng nước khoảng 10 - 20m và đạt lớn nhất là 106TB/m3.

Động vật nổi: ở các cửa sơng Thái Bình, Trà Lý từ tháng 10 đến tháng 5 mật độ động vật nổi dao động trong khoảng 104 105 con/m3, đến mùa lũ khoảng 102 - 103 con/m3.

Động vật đáy: động vật đáy ở các đầm nuôi và bãi triều Thái Bình có khoảng 49 đại diện thuộc Polychaeta 13 loài, chiếm 26,5%; Gastropoda 3 loài chiếm 6,1%,

Bivalvia 12 loài chiếm 24,5%; Decapoda 20 lồi chiếm 40,1% cịn lại là Amphipoda

1 đại điện chiếm 2,0%.

c) Khu hệ cá

Khu hệ cá ven biển Thái Bình có nhiều lồi và thành phần nhưng sinh lượng thấp vì thế trữ lượng và sản lượng đánh bắt thấp, ít có giá trị khai thác trong đánh bắt công nghiệp quy mô lớn.

Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó, trữ lượng cá 24.000-25.000 tấn, tơm 600-1.000 tấn, mực 700-800 tấn. Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000-13.000 tấn (Vũ Trung Tạng, 1995).

Khu hệ cá tự nhiên ven biển Thái Bình: Có 152 lồi có xương sống và 4

loài cá sụn thuộc 51 họ của 13 bộ cá. Cá sống rải rác phân tán, chưa thấy có bãi cá nào xuất hiện với mật độ cao. Các lồi có giá trị kinh tế của vùng biển Thái Bình là: cá trích (kể cả cá mịi), cá dưa, một ít cá thu, một ít cá đáy đặc sản như cá thủ, cá hồng,... Cá nước lợ có 40 lồi có khả năng thích nghi với sự biến động lớn về độ mặn. Hầu hết là cá nước lợ có giá trị kinh tế cao như: cá thủ, cá vược, cá đối mắt đỏ, cá đối vằn, cá bớp (nước lợ) và các loài thuộc họ cá bống. Các đối tượng giáp xác như: tôm rảo, tôm sú, tôm thẻ, tôm nương, cua xanh. Các đối tượng rong biển như: rong câu chỉ vàng. Các đối tượng nhuyễn thể như: ngao, vọp, ngán, hầu,...

Khu hệ cá tự nhiên nội đồng Thái Bình: Các đối tượng cá có trong tự

nhiên của vùng nước ngọt Thái Bình chủ yếu là các lồi cá như: cá mè ranh, rơ phi thuần, cá rô đồng, cá quả, cá chép, cá trôi, cá trắm cỏ, cá diếc và một số lồi tơm tự nhiên khác.

Khu hệ cá ni vùng ven biển Thái Bình: Chủ yếu là các lồi cá có trong

rảo, tơm thẻ, tôm nương, cua; các loài nhuyễn thể như: ngao, vọp,… các loài cỏ biển như rong câu chỉ vàng.

Khu hệ cá ni nƣớc ngọt Thái Bình: Mè hoa, mè trắng, trơi, trắm cỏ, trắm

đen, chép thuần, chép ba máu, rơ phi thuần, rơ phi đơn tính, cá quả, cá chim trắng; các đối tượng giáp xác như: tôm càng xanh, tôm rảo.

Vùng Đông Bắc cửa Diêm Điền tôm vàng và tôm bộp chiếm tỷ lệ 50 - 60 %, tôm sắt 15 - 20 % cịn lại là tơm he, chúng tập trung ở các bãi nông 3 - 5m từ tháng 10 đến tháng 01 âm lịch năm sau. Khu vực Đông Bắc Trà Lý tôm chiếm sản lượng khai thác cao tại nơi nước sâu 3 - 7 m, trong các tháng 12 đến tháng 2 âm lịch với các lồi chính là tơm vàng và tơm bộp (Vũ Trung Tạng, 1995).

Ở các ao đầm xã Thái Đô huyện Thái Thuỵ có họ cá chép (Cyprinidae), cá ngạnh (Bagridae) có 5 lồi đều là cá nước ngọt điển hình, song cũng gặp nhiều ở các cửa sơng, nơi có độ muối thấp với vài loài thuộc giống Hemiculler, Rasbora,... (Vũ Trung Tạng, 1995).

Nhìn chung hải sản vùng ven biển Thái Bình khơng nhiều, rất ít giống lồi có giá trị kinh tế nên chỉ thích hợp với các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, khó có tiềm năng cho hoạt động khai thác có tính cơng nghiệp nên chỉ tạo ra địa bàn hạn hẹp cho một số ngư dân làm nghề khai thác tự nhiên ở ven bờ (độ sâu  20 m

nước cho các loại tàu  150 CV).

Việc hình thành các cảng và đội tàu cá lớn ở 5 cửa sông lớn là nơi xuất phát cho các tàu đánh cá và các tàu vận tải từ Thái Bình đi các tỉnh và nước ngồi; cùng với q trình xây dựng hệ thống đường giao thơng trên bộ, hàng hố của tỉnh có thể tập kết để từ các cửa sơng của Thái Bình đi các tỉnh, ra nước ngồi và các tỉnh vùng thượng lưu bằng đường thuỷ.

1.5.3.3. Tiềm năng về nguồn giống thủy sản

a) Giống thủy sản nước ngọt

Hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình và các phân lưu của nó đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt trong nhiều thập kỷ qua. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh có nguồn nước nóng nên nhiệt độ tương đối ấm

cá rô phi, cá Chim trắng... qua đông) tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất con giống nhân tạo, chủ động được mùa vụ sản xuất. Đây là những lợi thế rất lớn để đẩy mạnh đầu tư các trại sản xuất giống thuỷ sản.

Tiềm năng ương một số giống lồi thủy sản:

Hoạt động ương ni đối với các đối tượng giống thuỷ sản nước ngọt truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Bình được phát triển nhiều năm nay. Diện tích dùng cho ương dưỡng các giống không nhiều như NTTS và thời gian ương ngắn. Bên cạnh đó, tỉnh có hệ thống sơng lớn với chất lượng, số lượng nước ngọt đủ đáp ứng cho ương dưỡng với quy mơ lớn. Do đó, Thái Bình được xem là địa phương có rất nhiều lợi thể để khoanh vùng ương dưỡng các giống loài thủy sản.

b) Giống thủy sản mặn, lợ

Tỉnh có vùng bãi triều rộng thoải, dài và có diện tích rừng ngập mặn lớn với hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng đã tạo lên vùng có nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên phong phú và đa dạng, tạo lợi thế lớn cho phát triển và sản xuất giống hải sản trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi, cải tạo, nâng cấp ao ni tơm sú khu vực ngồi đê Quốc gia để ương Ngao giống ngay tại địa phương cũng là điều kiện thuận lợi.

c) Khả năng khoanh vùng bảo tồn các giống loài thủy sản

Thái Bình được xem là một trong 2 tỉnh thuộc hạ lưu đồng bằng sơng Hồng có tiềm năng lớn cho xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên, khu bảo vệ nguồn lợi hải sản. Trên địa bàn tỉnh cịn có khả năng xây dựng một số khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước như vùng Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô.

Ngồi ra, phía ngồi Cồn Thủ thuộc xã Nam Thịnh, Đơng Minh huyện Tiền Hải có nguồn lợi Ngao giống tự nhiên lớn và có đủ điều kiện thuận lợi để bảo tồn ngao bản địa (ngao dầu).

1.5.4. Đánh giá chung Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tác động đến phát triển thủy sản của tỉnh

a) Thuận lợi

Nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sơng Hồng, trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần kề với các tỉnh

trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thái Bình có vị trí thuận lợi để phát triển hoạt động thương mại trên các phương diện, trực tiếp hoặc gián tiếp cung ứng hàng hoá cho thị trường Trung Quốc và các nước khác; thu hút các nguồn hàng từ bên ngoài để cung ứng cho thị trường trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Bình phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế trong mọi lĩnh vực với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình trong giai đoạn vừa qua là những cơ sở quan trọng trong phát triển thị trường của tỉnh với qui mô ngày càng lớn hơn của cả cung và cầu hàng hố, qua đó tạo ra mơi trường thuận lợi để các hoạt động thương mại phát triển nhanh hơn với qui mô và phạm vi lớn hơn.

Sự phát triển về cơ sở hạ tầng thời gian qua giúp Thái Bình ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn trong khơng gian thị trường cả nước. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường và các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.

Nguồn nhân lực và chất lượng giáo dục của nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đang và sẽ là lợi thế chủ yếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng của Thái Bình. Dân số trong độ tuổi lao động của Thái Bình đang có xu hướng tăng nhanh, tạo nên lực lượng lao động trẻ tương đối dồi dào và có trình độ giáo dục khá tốt.

Với 54km bờ biển kéo dài từ cửa sơng Thái Bình cho tới cửa Ba Lạt của sơng Hồng thuộc địa giới hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, Thái Bình có nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển ngành thủy sản nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

b) Khó khăn và hạn chế

Điều kiện thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, đặc biệt biến đổi khí hậu, bão gió, khơng khí lạnh làm ảnh hưởng đến NTTS, sản xuất giống và KTTS.

Nguồn vốn đầu tư cho thủy sản cịn hạn chế, đặc biệt là đầu tư ni công nghệ cao. Thời gian cho thuê đất và việc gia hạn thuê đất còn hạn chế nên người dân chưa yên tâm đầu tư. Các chính sách hỗ trợ thủy sản thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra còn hạn chế.

chịu tác động nhiều của các yếu tố khách quan, tăng trưởng trong NTTS cao song vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa khai thác tốt lợi thế, tiềm năng; diễn biến bất thường của thời tiết cũng như dịch bệnh nhất là các bệnh lạ còn tiềm ẩn và tái phát gây thiệt hại cho sản xuất, làm giảm tốc độ tăng trưởng chung.

Sản xuất hàng hóa đã được hình thành nhưng cịn ở trình độ thấp, hiệu quả sản xuất, chất lượng nơng sản chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường, kết quả dồn đổi ruộng đất chưa tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp chưa được quy hoạch và đầu tư xây dựng đúng tầm của sản xuất hàng hóa đã cản trở tới q trình cơ khí hóa trong nơng nghiệp.

Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước cũng như ngồi nước.

Dân số đơng, mật độ dân số cao (đứng đầu so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 9 cả nước), khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, mức gia tăng dân số hàng năm là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm.

Nằm gần hai trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ hơn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là một lợi thế xong cũng là một thách thức lớn với Thái Bình về kêu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường nội địa cũng như quốc tế.

Đời sống nhân dân tuy được cải thiện nhưng cịn một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh thái bình (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)