TT Danh mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TTBQ (%/năm) 1 Tổng lao động 1.600 1.685 1.700 1.750 1.750 1.850 2,9 2 LĐ trong các DN 600 650 685 686 700 755 4,7 3 LĐ trong hộ gia đình 1.000 1.035 1.015 1.064 1.050 1.095 1,8
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2016
Cùng với sự gia tăng sản lượng sản phẩm thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa của tỉnh, lực lượng lao động trong các cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình ngày càng tăng. Số lao động tăng bình quân 1,8%/năm trong giai đoạn 2010-2015, song chất
lượng lao động cịn thấp. Số lao động có trình độ đại học và trung cấp cịn ít, lao động khơng qua đào tạo trường lớp, chỉ được học nghề qua quá trình lao động, nên lực lượng này thiếu kiến thức cơ bản về cơng nghệ, an tồn vệ sinh thực phẩm, mặc dù nguồn lao động ở địa phương còn khá dồi dào, nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn sâu, cũng như tay nghề giỏi để chế biến các sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
3.1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến thủy sản
Bảng 9: Hệ thống chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại của tỉnh Thái Bình
(năm 2015)
TT Danh mục Chợ Siêu
thị
Trung tâm TM Loại I Loại II Loại III
1 TP Thái Bình 1 6 18 6 2 2 H.Quỳnh Phụ 0 3 22 1 0 3 H.Hưng Hà 0 4 27 0 0 4 H.Đông Hưng 0 3 32 0 0 5 H.Thái Thụy 1 5 28 0 0 6 H.Tiền Hải 0 6 22 0 0 7 H.Kiến Xương 0 4 24 1 0 8 H.Vũ Thư 0 5 17 0 0 Tổng 2 41 190 8 2
Nguồn: Sở Cơng thương tỉnh Thái Bình, 2016 3.1.4.1. Hệ thống chợ
Theo kết quả điều tra của Sở Cơng thương tỉnh Thái Bình năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 233 chợ gồm: 02 chợ hạng I, 41 chợ hạng II, 190 chợ hạng III. Dự kiến đến năm 2016 có 162 chợ đạt tiêu chí số 7 trong bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Chợ được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với hơn 80% và là loại hình tổ chức thương mại nội địa chủ yếu ở địa bàn này; khu vực thành thị có 46 chợ chiếm (19,74%).
Hiện tỉnh Thái Bình đã thu hút được một số nhà đầu tư vào xây dựng chợ theo hình thức BOT, cùng với việc hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương (vốn hỗ trợ
xây dựng chợ đầu mối hải sản Đông Minh và chợ đầu mối hải sản Diêm Điền của tỉnh, huyện và của các tổ chức quốc tế như Vahip, Life Sap, hầu hết các chợ trên địa bàn bước đầu được đầu tư nâng cấp về quy mô cũng như cơ sở vật chất chợ, cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh và tiêu thụ hàng hóa nơng sản thực phẩm góp phần đẩy mạnh sản xuất và phục vụ tốt đời sống nhân dân.
Tuy vậy vẫn cịn một số chợ cóc, chợ tạm, chợ xuống cấp khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Quy mô các chợ nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít chưa đáp ứng yêu cầu họp chợ của nhân dân.
Số lượng chợ nhiều nhưng chủ yếu là các chợ dân sinh, còn chợ chuyên về hải sản chưa có. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 2 chợ tập trung buôn bán sản lượng thủy hải sản nhiều chứ chưa phải là chợ đầu mối về thủy hải sản.
3.1.4.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống cửa hàng tiện ích
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Bình, cịn các thị trấn, trung tâm các huyện lỵ và dọc theo các tuyến đường giao thơng chính mới chỉ hình thành một số cửa hàng tiện ích quy mơ nhỏ, tuy nhiên các cửa hàng này cũng là cơ sở cho việc phát triển các siêu thị trong tương lai. Các siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động trên địa bàn thành phố phát triển nhanh, có quy mơ và năng lực kinh doanh khá. Tính đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Bình có tám (08) siêu thị và hai (02) trung tâm thương mại.
3.1.5. An toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thủy sản
Là vấn đề đã được luật hóa và tất cả các quốc gia đều yêu cầu tuân thủ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Việc bảo đảm ATTP thủy sản cần được thực hiện tại tất cả các khâu của chuỗi sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, sơ chế, chế biến và phân phối sản phẩm; đòi hỏi cả người sản xuất, chế biến và cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương tới địa phương phải bắt tay vào thực hiện. Hiện tại, Nhà nước đã ban hành các quy chế và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc các loại hình cơ sở chế biến đông lạnh, nước mắm, hàng khô áp dụng.
Tuy nhiên, mới chỉ có 11 cơ sở chế biến thủy sản trên tổng 105 cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh được cơ quan chun mơn kiểm tra đủ điều kiện an tồn thực phẩm. Nguyên nhân số lượng các cơ sở CBTS chưa đạt ATTP do:
Thứ nhất: Các cơ sở CBTS chủ yếu là quy mơ hộ gia đình, điều kiện sản xuất chật hẹp. Hệ thống xử lý nước thải trong chế biến không đảm bảo, xả thải chung nước sinh hoạt. Dụng cụ trang thiết bị thô sơ, tận dụng những vật dụng khác vào chế biến. Không trang bị bảo hộ lao động khi sản xuất.
Thứ hai: Nguồn lao động chủ yếu là lao động của gia đình, lao động dơi dư của địa phương, không được tập huấn kiến thức về ATTP trong chế biến thủy sản.
Thứ ba: CBTS có đặc điểm sản xuất theo mùa vụ, nhỏ lẻ đa dạng sản phẩm, lao động phổ thông, tun truyền hướng dẫn cịn hạn chế nên cơng tác ATTP khó kiểm sốt, chất lượng sản phẩm không đều, nguy cơ mất ATTP cao, nước và rác thải không được xử lý gây ô nhiếm môi trường.
Thứ tư: Đặc điểm ngành nghề CBTS của tỉnh nhỏ lẻ, phân tán, địa bàn rộng… nên trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát, thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại và cấp giấy chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP trong chế biến thủy sản cho các cơ sở theo quy định của Nhà nước.
3.1.6. Đánh giá chung về chế biến và thương mại thủy sản
Ngành CBTS của tỉnh đã có những tiến bộ nhất định, đã tạo thêm việc làm cho nhân dân, KNXK của tỉnh cũng tăng đáng kể, tạo được một số tiền đề phát triển cho giai đoạn sau. Tuy nhiên ngành CBTS của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Số lượng các cơ sở chế biến hộ gia đình chiếm đa số, các cơ sở này có quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ, theo phương thức truyền thống chưa đáp ứng đủ điều kiện ATTP trong chế biến; trang thiết bị, điều kiện chế biến cịn thơ sơ khơng được đầu tư nâng cấp, vì thế rất khó khăn trong q trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Khơng có chợ chun bn bán thủy sản như các tỉnh có nghề cá phát triển. Nguồn hải sản hầu như được bán ở tỉnh ngồi, ngay trên biển, lượng hải sản cịn lại chủ yếu đưa về cảng Diêm Điền, một số đưa về Tiền Hải nhưng ở đây các thương nhân cũng lại mua gom đưa về Diêm Điền để tiêu thụ. Các loại thủy sản nước ngọt cung
cấp tại địa phương.
Đầu tư cho lĩnh vực CBTS còn hạn chế so vơi xu thế phát triển chung của toàn ngành thủy sản của tỉnh.
3.1.7. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 2020 tầm nhìn đến năm 2030
Căn cứ vào mức tiêu thụ bình quân đầu người về thủy sản của người Việt Nam do FAO công bố từ năm 1990 đến nay và dựa vào quy hoạch phát triển dân số, du lịch cũng như dự báo về phát triển dân số và du lịch của nhóm chuyên gia dự báo thực hiện quy hoạch thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bước đầu cho kết quả dự báo như sau:
Đến năm 2020 nếu quy mô dân số tỉnh Thái Bình đạt 1,79 triệu người và lượng khách du lịch đến Thái Bình đạt 975 nghìn lượt với số ngày lưu trú bình quân đạt 371 nghìn ngày và với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người 39,74kg/người/năm đối với dân số tỉnh Thái Bình và 300gram/người/ngày đối với khách du lịch, tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tỉnh Thái Bình cần khoảng 72,33 nghìn tấn; Tương tự đến năm 2030 nếu qui mô dân số tỉnh Thái Bình đạt 1,8 triệu người và lượng khách du lịch đến Thái Bình đạt trên 1 triệu lượt với số ngày lưu trú bình quân đạt 723 nghìn ngày và với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người 45,13kg/người/năm đối với dân số tỉnh Thái Bình và 320gram/người/ngày đối với khách du lịch, tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tỉnh Thái Bình cần khoảng 83,81 nghìn tấn, sai số dự báo nằm trong khoảng ±8,5%.
Bảng 10 . Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 TT Hạng mục Đvt Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 I Tổng dân số trên địa bàn
1 Dân số nội tỉnh Nghìn người 1.793 1.797 1.801
TT Hạng mục Đvt Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030
3 Số ngày lưu trú Nghìn ngày 371 547 723
II Mức tiêu thụ thủy sản bình quân
1 Tiêu thụ thủy sản bình quân trong tỉnh Kg/người/năm 39,74 41,98 45,13 2 Tiêu thụ thủy sản bình quân khách du lịch Gram/người/ngày 300 310 320
III Tổng nhu cầu thủy sản tồn tỉnh Nghìn tấn 72,33 77,21 83,81
1 Dân số nội tỉnh Nghìn tấn 71,25 75,43 81,27
2 Khách du lịch đến địa phương Nghìn tấn 1,08 1,78 2,54
Tính tốn dựa vào nguồn số liệu tiêu thụ thủy sản bình quân đầu của người Việt Nam của FAO và dự báo dân số và du lịch của nhóm chuyên gia dự báo thực hiện
quy hoạch thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.8. Định hướng phát triển CBTS bền vững của tỉnh Thái Bình đến năm 2020
Phát triển chế biến thủy sản theo chiều sâu, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa những người nuôi trồng, khai thác, thu mua sơ chế và chế biến thủy sản trên cơ sở chuỗi giá trị và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống, trong đó doanh nghiệp chế biến thủy sản đóng vai trị chủ đạo.
Phát triển các sản phẩm chế biến truyền thống của tỉnh: tôm, ngao, nước mắm, cá khô… nâng cao chất lượng sản phẩm giá trị gia tăng chả cá, chả mực….
Xây dựng thương hiệu nước mắm Diêm Điền, đầu tư quảng bá sản phẩm chế biến thủy sản tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống EU, Mỹ, Nhật Bản. Mở rộng sang các thị trường mới như Trung Quốc và các nước Asean. Đối với thị trường tiêu thụ nội địa tận dụng lợi thế 2 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội – Móng Cái đưa sản phẩm CBTS của tỉnh tiêu thụ các tỉnh phía Tây Bắc, cửa khẩu Móng Cái.
Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp CBTS về cơng nghệ, vốn, các chính sách tạo điều kiện XKTS, bảo vệ môi trường. Các cơ sở CBTS hộ gia đình quy hoạch thành làng nghề CBTS tập trung có hệ thống xử lý thải tránh gây ơ nhiễm mơi trường.
3.2. Phân tích hoạt động chế biến thủy sản bền vững tại tỉnh Thái Bình
3.2.1. Phân tích tính bền vững trên trụ cột kinh tế
a) Hoạt động đầu vào
Hoạt động đầu vào của ngành CBTS Thái Bình trên trụ cột kinh tế bền vững tương đối: (i) nguồn nguyên liệu đầu vào có xu hướng ổn định, trong đó ngành ni trồng chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng về sản lượng; (ii) cơ cấu lồi trong khai thác, ni trồng khá ổn định, với sự chiếm ưu thế vượt trội của đối tượng cá so với các loại thủy sản còn lại; (iii) chất lượng của nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành CBTS được đảm bảo về độ tươi, tuy nhiên có hiện tượng nhiễm chất cấm xảy ra, chủ yếu do lợi nhuận nên cơ sở, hộ nuôi và đại lý thu mua sử dụng dư lượng hoá chất cấm vượt so với quy định, nhưng tỷ lệ không đáng kể.
b) Hoạt động sản xuất - chế biến
Hoạt động sản xuất nhìn từ trụ cột kinh tế thể hiện như sau: Cơ cấu thành phẩm chế biến thiếu tính đa dạng, chỉ có hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là ngao đông lạnh và tôm đông lạnh, cơ cấu nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng tỷ trọng xuất khẩu thấp do thiếu năng lực chế biến xuất khẩu. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, chế biến của DN được trang bị ở mức độ trung bình khá. Chất lượng sản phẩm được chú trọng, phần lớn đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Riêng các hộ gia đình sản xuất quy mơ nhỏ, chủ yếu là sản xuất thủ công, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ sản xuất rất hạn chế và ít chú trọng đến cơng tác đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Thực trạng trên là những hạn chế có thể tác động đến định hướng bền vững trong hoạt động sản xuất chế biến và phát triển thị trường mới của tỉnh.
c) Hoạt động đầu ra
Xét trên trụ cột kinh tế, hoạt động đầu ra của ngành CBTS Thái Bình tăng trưởng khá, đã đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của Tỉnh. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận của các DN khơng ổn định, do tác động của suy thối kinh tế, sản lượng xuất khẩu có giảm trong những năm gần đây. Phần lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu nhưng khả năng tiếp cận và khai thác thị trường mới còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào thị trường truyền thống. Sản xuất theo quy mơ hộ gia đình chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng sản phẩm toàn ngành và năng lực sản xuất còn yếu do thiếu vốn và thiết bị nên hiệu quả sản xuất chưa cao và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Do đó, thu nhập từ hoạt động CBTS của hộ cịn thấp. Thực trạng trên cho thấy tồn ngành CBTS có dấu hiệu khơng bền vững khi phát triển trong dài hạn.
3.2.2. Phân tích tính bền vững về trụ cột xã hội
a) Hoạt động đầu vào
Tính bền vững của hoạt động đầu vào trên trụ cột xã hội của ngành CBTS tỉnh Thái Bình cho thấy: Lực lượng lao động đang dịch chuyển dần từ lĩnh vực nuôi trồng sang hoạt động khai thác, trong khi thu nhập của người lao động trong lĩnh vực khai thác thấp hơn lĩnh vực nuôi trồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng này là hoạt động nuôi trồng tiềm ẩn nhiều rủi ro và bị thiệt hại lớn do dịch bệnh nguy hiểm, khó kiểm sốt nên các hộ nuôi thu hẹp sản xuất. Ngoài ra, lao động trong lĩnh vực khai thác không được tham gia tập huấn kỹ thuật đánh bắt xa bờ, trong khi lao động nuôi trồng được tập huấn nhưng tần suất tổ chức chưa nhiều.
b) Hoạt động sản xuất - chế biến
Hoạt động sản xuất, CBTS trên trụ cột xã hội cho thấy số lao động tham gia vào hoạt động CBTS của các DN giảm mạnh, chủ yếu do kinh tế khó khăn, quy mơ sản xuất khơng được mở rộng và DN thua lỗ trong kinh doanh. Các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ theo quy mô hộ gia đình sử dụng ít lao động và chỉ ưu tiên thuê lao động thời vụ. Chất lượng lao động tại các DN chế biến thủy sản quy mơ lớn có trình độ khá tốt, nhất là đội ngũ quản lý, tuy nhiên cơng nhân có trình độ tay nghề chưa cao. Mặc dù thu nhập bình quân của người lao động tăng, nhưng chất lượng cuộc sống chưa