Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Ba vì
3.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập ngày 16 tháng 01 năm 1991, do
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) ban hành quyết định số 17/CT phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập “Rừng Cấm Quốc Gia Ba Vì” và sau đó ngày 18/12/1991, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng ban hành Quyết định số 407/CT về việc đổi tên “Rừng Cấm Quốc Gia
Ba Vì” thành “Vườn quốc Gia Ba Vì”. Đến ngày 12/5/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 510/QĐ-TTg về việc: "Mở rộng Vườn quốc Gia Ba Vì"
với diện tích tăng thêm 4.646 ha, và đến nay tổng diện tích của Vườn quốc gia Ba Vì là 11.079,5 ha.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong toạ độ địa lý: Từ 20055’ đến 21007’ độ vĩ Bắc.
Từ 105018’ đến 105030’ độ kinh Đông.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hồ Bình cách thủ đô Hà Nội 60 km theo đường Quốc lộ 11A và 87.
Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh của huyện Ba Vì, thành phốHà Nội.
Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hồ của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hồ Bình.
Phía Đơng giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài của huyện Ba Vì, Đơng Xn huyện Quốc Oai, Tiến Xuânhuyện Thạch Thất- thành phố Hà Nội .
Phía Tây giáp các xã Minh Quang, Khánh Thượng của huyện Ba Vì - thành phốHà Nội và xã Phú Minh của Kỳ Sơn - tỉnh Hồ Bình [26].
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa vùng đồng bằng chỉ cách hợp lưu sơng Đà và sơng Hồng 20km về phía Nam.
Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1.000m như: đỉnh Vua: 1.296m, đỉnh Tản Viên: 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa: 1.131m, đỉnh Viên Nam: 1.081 m và một số đỉnh núi thấp hơn như đỉnh Hang Hùm: 776m, đỉnh Gia Dê: 714m [26].
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dơng chính. Dải dơng thứ nhất chạy theo
hướng Đông - Tây từ Suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang
Hùm dài 9km. Dải dòng thứ 2 chạy theo hướng Tây - Bắc - Đông - Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11 km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên Nam tới dốc Kẽm (Hồ Bình).
Ba Vì là một vùng núi có dộ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sơng Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 25o, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 35o, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không thuận lợi [26].
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực núi Ba Vì chịu ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, chịu tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa Đông lạnh và khô, từ độ cao 400m trở lên không có mùa khơ. Địa hình
caođón gió từ nhiều phía nên lượng mưa khá phong phú nhưng phân bố không
đều trong khu vực. Với đặc điểm trên, đây là nơi nghỉ mát lý tưởng, là khu du lịch tổng hợp giàu tiềm năng mà chưa được khai thác đúng mức [26].
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm của vùng núi Ba Vì là 23oC. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa các mùa có sự chênh lệch. Tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ là 16oC và tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ là 28oC. Vùng núi Ba Vì có
2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, nhiệt độ trung bình trong mùa nóng là (26OC), ngày nóng nhất trong mùa lên tới 28OC.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong mùa lạnh là 18OC, nhiệt độ thấp nhất là 6.5oC [26].
b. Độ ẩm
Ba Vì có mùa nóng ẩm và mùa lạnh khơ. Mùa nóng ẩm bắt đầu khoảng từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 11. Mùa lạnh khô từ giữa tháng 11 cho đến giữa tháng 3 năm sau. Từ độ cao 400m dường như khơng có mùa khơ vì lượng bốc hơi ln thấp hơn lượng mưa. Căn cứ vào cấp phân loại chế độ ẩm nhiệt, ngưòi ta xếp Ba Vì vào loại hơi ẩm đến ẩm [26].
c. Chế độ mưa
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố không đều giữa các khu vực và các tháng trong năm. Tại vùng núi cao và sườn phía đơng mưa rất nhiều với lượng mưa 2.587,6 mm/năm. Trong khi đó, vùng xung quanh chân núi có lượng mưa vừa phải: 1.731,4 mm/năm. Lượng mưa ở sườn phía đơng nhiều hơn lượng mưa ở sườn phía tây. Số ngày mưa tại chân núi Ba Vì tương đối nhiều từ 130 - 150 ngày/năm, tại cốt 400m số ngày mưa từ 169 - 201 ngày/năm, bình qn là 189 ngày/năm.
Trong năm có một thời kỳ mưa nhiều và một thời kỳ ít mưa. Trong mùa mưa lượng mưa hàng tháng có thể lên trên 1.000mm và kéo dài 6 tháng liên tục, từ tháng 5 cho đến tháng 10 tại chân núi, và 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 từ cốt 400 trở lên. Mưa lớn từ 300 - 400 mm/tháng tập trung trong các tháng 6, 7, 8 ở vùng chân núi và trong các tháng 6, 7, 8, 9 tại cốt 400 m. Thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở vùng chân núi và từ tháng 11 đếntháng 2năm sau ở cốt 400 m [16].
d. Thủy văn
Sơng Đà chảy dọc phía tây núi Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất dưới 20m và năm thấp nhất là 7,7m (1971) so với mực nước biển. Ngồi sơng Đà, trong vùng cịn có một số dịng suối nhỏ, có độ dốc tương đối lớn. Mùa mưa lượng nước lớn, chảy xiết phá hỏng nhiều phai đập, các trạm thủy điện nhỏ, ngược lại mùa khơ nước rất ít lịng suối khơ cạn. Trong vùng có 8 hồ nhân tạo là các hồ: Đồng Mơ Ngải Sơn, Hc Cua, Suối Hai, Xuân Khanh, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ và hồ Phú Minh [16].
Hình 3.1. Tồn cảnh Vườn quốcgia Ba Vì nhìn từ hướng Đơng 3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp thuộc Vườn quốcgia Ba Vì quản lý là 11.079,5 ha, trong đó: diện tích có rừng là 7.095,9 ha, chiếm 64% diện tích của vườn, bao gồm rừng tự nhiên là 3.181,1 ha, chiếm 44,8% diện tích có rừng và diện tích rừng trồng các loại là 3.914,8ha, chiếm 55,2% diện tích có rừng. Diện tích đất khơng có rừng là 3.983,6 ha, chiếm 35,9% diện tích của Vườn. Các chỉ
số trên cho thấy Vườn quốc gia Ba Vì có tỷ lệ rừng lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 44,8% diện tích đất có rừng. Đáng chú ý là Vườn quốc gia Ba Vì có khoảng gần 1.000 ha rừng ngun sinh, ít bị tác động của con người [26]. Đây nguồn tài nguyên sinh học và du lịch vô cùng quý giá.