Đánh giá kinh tế môi trường rừng đặc dụng, ý nghĩa và mục đích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba vì​ (Trang 36 - 39)

1.3.1 .Tổng quan về tài sản và giá trị môi trường rừng đặc dụng

1.3.4. Đánh giá kinh tế môi trường rừng đặc dụng, ý nghĩa và mục đích

của định giá tài sản

Loài người đã vượt qua thời kỳ nguyên thuỷ, trải qua hàng nghìn năm phấn đấu, để tạo lập ra những thành thị văn minh như ngày hôm nay. Thành thị là mục tiêu tiến bộ của văn minh nhân loại, nó là trung tâm về kinh tế, chính trị và văn hoá của con người, đồng thời nó cũng là nơi biểu hiện tập trung về mức độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của xã hội. Thành thị của thời đại hiện đại hố, các tồ nhà xây dựng càng ngày càng cao, càng ngày càng nhiều, môi trường sinh thái càng ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các tia bức xạ nhiệt, tia bức xạ ánh sáng, tia phóng xạ…, theo thời gian chúng sẽ

có hại cho sức khoẻ của con người, hơn nữa sự ô nhiễm đối với các khu vực thành thị càng ngày càng nghiêm trọng, điều đó cho thấy rằng thành thị khơng phải là một môi trường sinh sống lý tưởng cho con người, cùng với đó các nhà khoa học đã chỉ rõ: tuổi thọ của con người dài hay ngắn, sức khoẻ của con người tốt hay xấu có liên quan mật thiết đến số lượng cây xanh nhiều hay ít ở xung quanh nơi cư trú, số lượng cây xanh ở nơi cư trú càng nhiều thì càng có lợi cho sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Từ lý luận trên cho thấy, rừng là một môi trường lý tưởng nhất cho sự sinh tồn của lồi người, bởi vì nguồn tài nguyên thực vật, động vật, và vi sinh vật ở trong rừng rất phong phú, rừng là nơi có nguồn động thực vật sinh sống nhiều nhất, mà không một mơi trường nào khác có thể sánh bằng.

Du lịch rừng chính là lợi dụng nguồn tài nguyên rừng để tiến hành mở rộng kinh doanh, thực hiện những hạng mục du lịch vốn có của các khu lâm phần, để từ đó làm cho du khách có thể hưởng thụ được phong cảnh thiên nhiên và thưởng thức nguồn khơng khí trong lành, con người sẽ cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, tăng sức khoẻ cho bản thân, giảm bớt những mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày, tăng cường sự hiểu biết về thế giới tự nhiên. Du lịch rừng là một bộ phận quan trọng trong du lịch sinh thái, đây là sự biểu hiện của một xã hội văn minh và là một xu thế tất yếu của xã hội ngày nay. Một nhà du lịch học nổi tiếng người Mỹ đã chỉ ra rằng: "Trong 4 hình thức phổ cập du lịch trên tồn thế giới thì du lịch sinh thái đứng ở vị trí đầu tiên". Ngành du lịch rừng cũng là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các ngành nghề du lịch hiện nay, đây chính là hướng phát triển đối với ngành du lịch trên thế giới hiện

nay. Ở Trung Quốc từ năm 1982 khi thành lập công viên rừng quốc gia Zhang

Jiashi tại tỉnh Hồ Nam tới nay,các công viên rừng đã có được tốc độ phát triển rất nhanh, trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, số lượt du khách tới các khu công viên rừng của Trung Quốc đạt 300 triệu lượt người, thu nhập trực tiếp từ các khu du lịch rừng đạt 1.8 tỷ RMB, thu nhập tổng hợp vượt qua 10 tỷ RMB, riêng trong năm 2000 các công viên rừng của Trung Quốc đã tiếp đón khoảng 60 triệu lượt du khách, đến cuối năm 2000 tổng số công viên rừng của

Trung Quốc đã lên tới 1.078 công viên, tổng diện tích là 9.837.800ha, trong đó số cơng viên cấp quốc gia là 344 với tổng diện tích là 6.540.500ha. Ngành du lịch rừng đã trở thành một lực lượng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nó có khả năng tập trung năng lực lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, đầu tư ít… Đồng thời, đây là ngành nghề có thể lôi kéo được nhiều ngành nghề liên quan khác phát triển. Sự phát triển của ngành du lịch rừng sẽ là cơ sở cho việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên nền tảng phù hợp với những yêu cầu phát triển của ngành lâm nghiệp hiện đại, sự phát triển của ngành du lịch rừngcũngsẽ lợi dụng được nguồn nhân công ở các khu lâm phần, tạo điều kiện để chuyển đổi cho các phương thức kinh doanh của người dân ở các khu lâm phần, có lợi cho việc phát triển các cơng trình giao thơng, các ngành thương nghiệp, bưu chính.., ở các khu lâm phần, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế ở các khu lâm phần. Sự phát triển của ngành du lịch rừng cũng có lợi cho sự chuyển biến cơ bản của ngành lâm nghiệp và cho sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp. Nguồn cảnh quan tài nguyên rừng là một loại tài ngun đặc thù, nó chính là cơ sở vật chất quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch rừng, sự phát triển của ngành du lịch rừng bắt buộc phải tăng cườngtới việc bảo hộ, lợi dụng và khai thác hợp lý đối với nguồn tài nguyênmôi trường rừng đặc dụng, đây chính là việc đánh giá hợp lý về kinh tế

đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng. Thông qua việc đánh giá

hợp lý đối với nguồn tài ngun mơi trường rừng đặc dụng, sẽ có lợi cho việc cải thiện công việc quản lý, bảo hộ và chăm sóc đối với nguồn tài ngun mơi trường rừng đặc dụng, thúc đẩy khai thác lợi dụng một cách bền vững đối với nguồn tài ngunmơi trường rừng đặc dụng.

Có thể thấy, khi nghiên cứu đánh giá kinh tế đối với nguồn tài nguyên môi trường rừng đặc dụng, là yêu cầu bắt buộc trong việc phát triển và lợi dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyênmôi trường rừng đặc dụng, đâycũnglà một biện pháp bắt buộc cũng như là căn cứ lý thuyết trong các quyết sách của quá trình kinh doanhđối với nguồn tài nguyênmôi trường rừng đặc dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba vì​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)