So sánh tỷ lệ hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ của một số tiêu chí phát triển nông thôn mới với phát triển bền vững trên địa bàn xã thanh sơn huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 59)

Hình 3.3. So sánh tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động

Nhìn vào 3 biểu đồ có thể thấy rằng 2 tiêu chí là thu nhập bình qn đầu ngƣời/năm và tỷ lệ ngƣời làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 có cao hơn một chút so với năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 lại cao hơn rất nhiều so với năm 2015 dẫn đến việc tiêu chí hộ nghèo năm 2015 đạt chuẩn < 3% thì đến năm 2016 xã đã khơng đạt đƣợc tiêu chí này, đặc biệt là thơn Bút Sơn với tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 > 6%.

Phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí sẽ cho thấy tiêu chí tỷ lệ ngƣời làm việc trong độ tuổi lao động sẽ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tiêu chí thu nhập bình qn đầu ngƣời/năm và thực tế từ biểu đồ so sánh giữa 2 năm 2015 và 2016 cũng cho thấy mối quan hệ này. Tuy nhiên, với tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo thì về mặt lý thuyết sẽ phải có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với 2 tiêu chí cịn lại, tức là nếu thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm tăng thì tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống hoặc tỷ lệ ngƣời làm việc trong độ tuổi lao động tăng thì tỷ lệ hộ nghèo cũng sẽ giảm xuống. Thế nhƣng thực tế lại cho thấy năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo của các thơn xóm đều tăng cao dẫn đến tỷ lệ chung của xã tăng > 3% và kết quả là chƣa đạt đƣợc chỉ tiêu này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ hộ nghèo tăng lên trong khi các tiêu chí cịn lại đều tăng là do năm 2016 xã đã áp dụng chuẩn nghèo khác với năm 2015. Với chuẩn nghèo mới do nhà nƣớc ban hành đã dẫn đến tình trạng tăng hộ nghèo đối với các thơn, xóm. Nếu nhƣ xét theo chuẩn nghèo của năm 2015 thì thực tế số hộ nghèo của các thơn, xóm và của xã Thanh Sơn nói chung sẽ giảm xuống theo đúng mối quan hệ tỷ lệ nghịch với 2 tiêu chí cịn lại.

Trong 19 tiêu chí đánh giá nơng thơn mới khơng có tiêu chí cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, tuy nhiên theo tác giả nhận thấy thì tiêu chí này cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng và cũng có tác động khơng nhỏ tới một số các tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá. Hình 3.4 và hình 3.5 minh họa cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động của xã Thanh Sơn trong năm 2015 và năm 2016.

Nhìn chung thì cơ cấu dân số trong xã dịch chuyển theo hƣớng tỷ lệ lao động làm việc tại chỗ giảm xuống và tỷ lệ lao động làm việc bên ngoài tăng lên. Tuy rằng tỷ lệ chuyển dịch này khơng lớn nhƣng nó cũng đã thể hiện xu hƣớng ngƣời dân muốn ra ngồi tìm kiếm cơ hội việc làm với mức thu nhập

cao hơn là làm việc tại chỗ. Tuy nhiên phần lớn lao động làm việc bên ngồi này vẫn mang tính thời vụ và cơng việc chủ yếu của họ vẫn là lao động tại chỗ.

Hình 3.4. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động năm 2015

Tuy nhiên có thể thấy rằng việc tìm kiếm cơng việc bên ngồi một mặt sẽ tận dụng đƣợc khoảng thời gian nông nhàn mặt khác cũng sẽ giúp cho ngƣời dân có thêm thu nhập từ đó mức thu nhập bình qn đầu ngƣời/năm sẽ cao hơn và do vậy sẽ giảm đƣợc cái nghèo cái đói, tỷ lệ hộ nghèo sẽ theo đó mà giảm xuống.

Hiện nay, tỷ lệ ngƣời làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động của xã Thanh Sơn đạt 91%, nhƣ vậy vẫn còn khoảng 9% dân số trong độ tuổi lao động của xã là vẫn chƣa có việc làm. Nguyên nhân chủ yếu là do lao động trong xã vẫn chủ yếu là lao động thời vụ, làm việc theo mùa, theo đợt, cơng việc khơng có tính chất ổn định, dẫn đến tỷ lệ ngƣời chƣa có việc làm có sự biến động khơng ngừng qua các năm. Thông thƣờng, nhiều ngƣời vẫn tận dụng khoảng thời gian nông nhàn để lên thành phố, tới các khu dân cƣ đô thị đông đúc tiếm kiếm việc làm thêm, do đó tính chất cơng việc khơng ổn định lúc có việc lúc lại khơng.

3.2. Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp giữa các tiêu chí nơng thôn mới với bộ chỉ tiêu phát triển bền vững

3.2.1. Tiêu chí quy hoạch

a) Quy hoạch dồn điền đổi thửa

Hiện nay, xã Thanh Sơn vẫn chƣa thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa do đó ruộng đất trong xã cịn rất manh mún. Trong tƣơng lai gần, xã sẽ tiến hành quy hoạch cụ thể cho công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện tập trung đất đai nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

a) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp:

- Theo quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt số 364/QĐ-UBND ngày 25/03/2011, tồn bộ đất sản xuất nơng nghiệp của xã sẽ nằm trong khu CN-

TTCN của tỉnh nên không phải quy hoạch nông nghiệp (phân vùng sản xuất, kiên cố hoá kênh mƣơng thuỷ lợi và đƣờng nội đồng). Đất trồng lúa nằm ở phía bắc đƣờng chuyên dùng và xâm canh một ít diện tích ở phía nam đƣờng chuyên dùng (đã tách về Phủ Lý) phần lớn trồng lúa hàng hoá,trồng rau sạch chủ yếu cung cấp cho dịa phƣơng ở các khu đất màu ven sông Đáy.

- Đề xuất các giải pháp mới về đất đai xã hội đang quan tâm:

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: chuyển đất nông nghiệp năng suất thấp sang đất chăn ni (mơ hình trang trại), thả cá.

+ Mở rộng diện tích trồng cây vụ đơng, trồng lúa cao sản, tăng diện tích trồng 3 vụ.

+ Hƣớng tới mơ hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chất lƣợng cao, ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả kinh tế.

+ Phát triển vùng trồng rau sạch ở khu đất bãi ven sông Đáy.

+ Ở thung bằng đất (RST) rừng trồng sản xuất, đƣợc trồng các loại cây ăn quả (nhãn...), cây lấy gỗ (195ha).

+ Trên núi đá, đất rừng phòng hộ (1213ha) kết hợp khai thác đá và chăn nuôi dê.

b) Quy hoạch công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp (CN-TTCN)

Ngồi các cơ sở khai thác chế biến đá của tỉnh nhƣ XM Bút Sơn, quy hoạch xi măng Tân Tạo, cần củng cố các cơ sở chế biến đá ở Hồng Sơn, Bút Sơn. Coi tổ chức khai thác chế biến đá là ngành sản xuất mũi nhọn để xố đói giảm nghèo và làm giàu cho địa phƣơng. Ngồi ra cịn có hơn 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chủ yếu khai thác chế biến đá.

c) Quy hoạch các khu dịch vụ thƣơng mại - Quy hoạch chợ cóc ở các thơn

- Chợ Hồng Sơn tại vị trí cũ = 2000m2. - Chợ Bút Sơn tại nhà mẫu giáo cũ = 300m2.

- Khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ thƣơng mại và các loại hình dịch vụ khác dọc theo tuyến đƣờng quốc lộ 21A, và đƣờng chuyên dùng.

- Phát triển hệ thống dịch vụ nghỉ dƣỡng ở các vị trí sau: Ven hồ Ngũ Cố giáp đƣờng Phân Lũ và ao đầm phía tây xã.

d) Quy hoạch sử dụng đất

- Trụ sở UBND xã: Xây dựng thêm 1 khu nhà kiên cố 2 tầng thay cho nhà cấp 4 cũ. Chỉnh trang và trang bị thêm các thiết bị để đạt chuẩn theo tiêu chí.

- Nghĩa trang Liệt sĩ giữ nguyên vị trí cũ, chỉnh trang cho khang trang hiện đại.

- Nhà văn hoá xã đã đƣợc xây dựng kiên cố. Bổ xung các trang thiết bị để phục vụ nhu cầu văn hố thể thao. Diện tích đất văn hố thể thao là 2,4 ha. - Trƣờng Trung học cơ sở: Trƣờng THCS của xã hiện nay đã đạt chuẩn, đáp ứng đủ diện tích theo tiêu chí nơng thơn mới. Xây mới nhà đa năng. Cần cải tạo 12 phịng học cũ. Ngồi ra cần đầu tƣ mua sắm thêm các trang thiết bị trƣờng học để phục vụ cho việc dạy và học.

- Trạm Y tế: Về cơ bản trạm Y tế của xã đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn xã. Nhƣng do yêu cầu nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh nên cần đầu tƣ về trang thiết bị phục vụ cho cơng tác khám chữa bệnh. Diện tích đất y tế là 0,30ha.

- Công ty Dịch vụ Du lịch Hoàng Sơn, xây dựng hiện đại đáp ứng yêu cầu phục vụ.

- Đất ở mới trong trung tâm là 4,38 ha nằm ở phía Đơng khu trung tâm. - Quy hoạch khu ở mới ở phía đơng nhà Văn hố trung tâm.

3.2.2. Đánh giá về kinh tế - xã hội

Xã Thanh Sơn với gần 70% diện tích đất là đất nơng nghiệp vẫn là loại hình sản xuất kinh tế chính của ngƣời dân. Tuy nhiên, những năm gần đây,

nhờ áp dụng các cải tiến về sản xuất và gieo trồng, áp dụng nhiều hơn khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp đã cho thấy kết quả tốt hơn, năng suất và sản lƣợng lƣơng thực cây nông nghiệp tăng lên đáng kể giúp cái thiện cuộc sống của ngƣời dân. Từ đó đảm bảo nguồn lƣơng thực tại chỗ cho ngƣời dân đảm bảo tốt cho vấn đề an ninh lƣơng thực.

Tiếp theo là loại hình đất phi nơng nghiệp, đây là loại hình sử dụng đất chiếm thứ hai trong xã đạt hơn 30%. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một quá trình tất yếu, đất phi nông nghiệp đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn, làm ra nhiều của cải vật chất hơn và có giá trị hơn. Trong địa bàn xã Thanh Sơn, tỷ lệ đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, thu nhập của ngƣời dân cũng từ đó ngày càng đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tốt, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Đối với các loại đất văn hóa, giáo dục, thể thao hệ số sử dụng đất còn nhỏ so với đất ở trên đầu ngƣời. Do đó, quy hoạch sử dụng đất trong những năm tới sẽ tăng cƣờng đẩy mạnh diện tích đất dành cho cộng đồng đặc biệt là đất giáo dục và đất thể thao.

Nhìn chung thu nhập bình quân trên đầu ngƣời hiện nay tại xã Thanh Sơn còn thấp, chƣa tƣơng ứng với tiềm năng cũng nhƣ cơ cấu kinh tế của xã. Chính quyền xã cần có những biện pháp phù hợp nhằm tăng thu nhập cho ngƣời dân và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ chất lƣợng môi trƣờng cho ngƣời dân trong xã.

3.2.3. Đánh giá về môi trường

Các vấn đề môi trƣờng đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí của xã chủ yếu liên quan đến Cơng ty Xi măng Bút Sơn. Mặc dù công ty đã áp dụng giải pháp phun nƣớc tại các tuyến đƣờng vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm. Tuy nhiên, hàm lƣợng bụi tổng số tại tất cả các điểm lấy mẫu xung quanh công ty đều vƣợt quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT), cụ

thể là hàm lƣợng bụi tổng số ở khu vực đƣờng phía Đơng Bắc cơng ty vƣợt 1,6 lần; khu vực đƣờng phía Nam cơng ty vƣợt 1,17 lần; đặc biệt là hàm lƣợng bụi tổng số tại khu vực đƣờng phía Đơng cơng ty vƣợt tới 3,85 lần; khu dân cƣ thơn Thái Hịa vƣợt 1,77 lần; khu dân cƣ thôn Nam Sơn vƣợt 1,86 lần so với QCVN 05:2009/BTNMT. Nguyên nhân do chất lƣợng của các tuyến đƣờng quanh công ty chƣa cao, hoạt động của các phƣơng tiện giao thông vận tải với lƣu lƣợng khá lớn, mặt khác một số thiết bị chở nguyên, nhiên liệu vào cơng ty khơng có mái che làm gia tăng hàm lƣợng bụi.

Hiện tại Công ty Xi măng Bút Sơn đã áp dụng những giải pháp nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí, tuy nhiên những giải pháp đó vẫn chƣa thực sự đạt hiệu quả, xuất hiện tình trạng ơ nhiễm bụi tại một số điểm nghiên cứu. Cụ thể là chất lƣợng môi trƣờng khơng khí bên trong cơng ty có hàm lƣợng bụi tổng số tại khu vực đóng bao xi măng ở dây chuyền sản xuất 1 và dây chuyên sản xuất 2 tƣơng ứng vƣợt 2,79 lần (DC1) và 1,3 lần (DC2) so với QĐ 3733/2002/BYT.

Tại các khu vực bên ngồi-xung quanh cơng ty, hàm lƣợng bụi tổng số ở khu vực đƣờng phía Đơng Bắc cơng ty vƣợt 1,6 lần; khu vực đƣờng phía Nam cơng ty vƣợt 1,17 lần; khu vực đƣờng phía Đơng cơng ty vƣợt tới 3,85 lần; khu dân cƣ thơn Thái Hịa vƣợt 1,77 lần; khu dân cƣ thôn Nam sơn vƣợt 1,86 lần so với QCVN 05:2009/BTNMT.

3.3. Những thuận lợi, khó khăn của xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong việc xây dựng nông thôn mới bền vững Hà Nam trong việc xây dựng nông thôn mới bền vững

3.3.1. Những thuận lợi

Trong q trình xây dựng nơng thơn mới bền vững, đề tài phân tích và nhận thấy những thuận lợi của xã Thanh Sơn nhƣ sau:

- Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh, huyện. Các cấp ủy, chính quyền xã,

chi ủy, trƣởng thơn là ngƣời trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Luôn đôn đốc việc thực hiện, tổ chức thi đua gắn liền với khen thƣởng. Hàng năm chỉ đạo tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện, từ đó rút ra bài học và đề ra những giải pháp phù hợp trong công tác xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn xã. Chính vì vậy đã tạo đƣợc động lực, niềm tin cho ngƣời dân trong việc thực hiện nông thôn mới.

- Đƣợc sự đồng tình ủng hộ của Đảng bộ và nhân dân trong xã, nhân dân sẵn sàng hiến đất, đóng góp tiền của, ngày cơng để xây dựng nơng thơn mới. Điều này khẳng định vai trị nòng cốt, chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới đã đƣợc nhận thức tốt. Họ sẵn sàng tham gia ý kiến, trực tiếp tham gia thi công và quản lý, giám sát, bảo dƣỡng các cơng trình sau khi hồn thành. Biết lựa chọn những việc cần làm trƣớc và làm sau phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.

- Đội ngũ cán bộ từ xã tới các thơn, xóm đồn kết tích cực trong việc thực hiện cơng việc. Đồn kết là sức mạnh. Điều này đã đƣợc nhận thức và triển khai tốt ở địa bàn xã.

- Một thuận lợi quan trọng của xã trên con đƣờng xây dựng nông thôn mới bền vững đó là đến thời điểm hiện tại, xã đã đạt 18/19 tiêu chí nơng thơn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia. Đây chính là nền tảng để xã tiếp tục kế thừa và phát triển, giữ vững và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí.

3.3.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, có thể nêu lên một số những khó khăn, tồn tại ảnh hƣởng đến việc xây dựng nông thôn mới bền vững của xã, đó là:

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của cấp trên cũng nhƣ vốn ngân sách xã cịn khó khăn chƣa đáp ứng nhu cầu cơng việc. Việc huy động, kêu gọi thu hút nguồn vốn đầu tƣ của các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các dự án còn hạn chế.

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân trong đó có cả cán bộ đảng viên về xây dựng nông thôn mới chƣa đúng và chƣa đầy đủ. Cịn có quan niệm xây dựng nơng thơn nới là các chƣơng trình đầu tƣ dự án của Nhà nƣớc nên xuất hiện tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại.

- Tiến độ thực hiện một số nội dung trong xây dựng nơng thơn mới cịn chậm. Một số cán bộ cịn thiếu tính chủ động, quyết liệt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế. Trình độ năng lực cán bộ cơ sở chƣa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện. Vì vậy mà nguồn lực bố trí cho chƣơng trình cịn hạn chế.

- Một thực tế khác là do cùng một thời điểm thực hiện, các xã trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ của một số tiêu chí phát triển nông thôn mới với phát triển bền vững trên địa bàn xã thanh sơn huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)