Sơ đồ cấu trúc thứ bậc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 36 - 38)

Hình 1 : Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc

Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các tiêu chí lớn và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án có thể lựa chọn. Quá trình đánh giá sử dụng ma trận so sánh cặp với thang điểm 9, xác định trọng số dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó, kiểm tra hệ số nhất quán. Cuối cùng, tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định tốt nhất. Cụ thể, để đưa ra các phương án, phương pháp AHP được thực hiện qua các nội dung:

(1) Xác định vấn đề.

(2) Xây dựng cấu trúc hệ thống phân cấp các quyết định từ cao tới thấp bằng các mức ưu tiên (bảng 1.4).

Bảng 1.5: Phân loại mức độ ưu tiên tương đối của Saaty [8]

Mức độ ƣu tiên Tên

1 Ưu tiên bằng nhau

3 Ưu tiên bằng nhau vừa phải 5 Ưu tiên hơn

7 Rất ưu tiên 9 Vô cùng ưu tiên

2, 4, 6 Ưu tiên mức trung bình

(3) Xây dựng tập hợp các ma trận so sánh cặp. So sánh cặp có thể được dùng để xác định tầm quan trọng tương đối của mỗi phương án ứng với mỗi tiêu chuẩn. Trong phương án này, người quyết định phải diễn tả ý kiến của mình về giá trị của sự so sánh cặp. Kết quả cuối cùng được lượng hóa bằng cách sử dụng thang phân loại. Mỗi phần tử ở lớp cao hơn được dùng để so sánh với phần tử ở lớp ngay dưới nó. Các ma trận được thành lập từ X yếu tố có dạng:

Trong đó aij là mức độ đánh giá giữa chỉ tiêu thứ i so với thứ j

aij >0, aij = 1/aji , aii = 1

hay

Các câu hỏi được đặt ra phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần, chẳng hạn như A1 thỏa mãn hơn, đóng góp nhiều hơn…so với A2, A3…bao nhiêu lần, hay một thành phần này sở hữu hay ảnh hưởng hay vượt trội hơn thành phần kia bao nhiêu lần. (4) Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên sử dụng phương pháp giá trị riêng: Cho tập hợp A= {A1, A2, A3,…Ai), thành lập ma trận A, mỗi phần tử của ma trận A đại diện

cho một sự so sánh cặp, tỷ số được lấy từ tập hợp {1/9, 1/8,…,1, 2, …,8, 9}.

Tỷ số nhất quán (Consistency ratio - CR) là chỉ số quan trọng trong AHP, nhằm đánh giá tính thống nhất trong đánh giá. Sự không nhất quán là thực tế nhưng độ khơng nhất qn khơng nên q nhiều vì khi đó nó thể hiện sự đánh giá khơng chính xác. Để kiểm tra sự khơng nhất qn trong khi đánh giá cho từng cấp, ta dùng CR.

Nếu tỷ số này 0,1 nghĩa là sự đánh giá của người ra quyết định tương đối nhất quán, ngược lại ta phải tiến hành đánh giá lại ở cấp tương ứng.

CR= CI/RI

Trong đó: CR là tỷ số nhất quán, CI là chỉ số nhất quán (Consistency Index), RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index)

Phương pháp AHP có thể sử dụng cho các quyết định đơn giản hoặc phức tạp, phương pháp hữu ích đối với các vấn đề phức tạp. Có thể so sánh các yếu tố rất khó định lượng hoặc so sánh, các bất đồng về các quan điểm cũng như thuật ngữ. Phương pháp AHP có thể áp dụng nhiều tình huống như chọn lựa các giải pháp từ các tập hợp lựa chọn thay thế, xếp hạng các phương án theo thứ tự mong muốn, phân bổ được các thông tin cũng như quản lý chất lượng thơng tin. Bên cạnh những ưu điểm, AHP có một số hạn chế: Các phương án và các chỉ tiêu đưa ra trong AHP phụ thuộc kiến thức và kinh nghiệm của người đánh giá, do vậy, nếu có sự thiếu chắc chắn và dữ liệu thì kết quả từ phương pháp AHP khơng chính xác.

Luận văn đã sử dụng phần mềm AQUA-GIS - bộ công cụ sản phẩm từ đề tài

BĐKH-44 (do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản chủ trì thực hiện) để tổng hợp và đánh giá trọng số từ các chuyên gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)