2.2.3.3. Xâm nhập mặn
Bến Tre có địa hình khá bằng phẳng, nằm dưới mực nước biển trung bình. Các con sông chịu tác động mạnh của chế độ thuỷ triều Biển Đơng. Nhiều sơng và kênh rạch có độ rộng khá lớn, một số cửa sông rộng từ 2 đến 3 km, do đó, nước sơng bị nhiễm mặn nghiêm trọng và trong mùa khô, mặn xâm nhập gần như hầu khắp diện tích trong tỉnh, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt trên diện rộng.
Xâm nhập mặn quan hệ mật thiết với chế độ thuỷ triều. Ngoài việc biến đổi theo mùa, xâm nhập mặn còn phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Mùa lũ, lượng nước ngọt lớn, mặn bị đẩy ra xa. Tuy vậy, những vùng giáp biển, độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2‰. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 4, tháng có lượng nước ngọt ít nhất.
2.2.4. Thổ nhưỡng
Bến Tre có các loại đất khá đa dạng, phong phú, có thể phân thành 4 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất cát.
2.2.4.1. Nhóm đất phù sa
Nhóm đất này có diện tích 66.471 ha, chiếm khoảng 26,9% diện tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện vùng ngọt phía tây (Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày), chia làm 2 nhóm phụ:
+ Đất phù sa ngọt tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh. Đất được hình thành từ trầm tích của các cồn sơng cổ và các lịng sơng cổ, có độ phì từ khá đến cao, được phù sa bồi đắp hàng năm nên màu mỡ; phù hợp cho các loại cây trồng: lúa, cây lâu năm, cây ăn trái. Khu vực có nhóm đất này là những địa điểm quần cư đầu tiên trong lịch sử khai thác đất đai Bến Tre. Vì vậy, đây là nơi phát sinh chủ yếu của loại đất phù sa già (đã bị phân hóa) có diện tích lớn nhất ở Bến Tre. Các tầng đất sâu trên 50 cm qua một thời gian canh tác dài, đã bắt đầu bị thoái hoá nghiêm trọng, biểu hiện bằng sự chai
cứng trong các tầng đất. Ở một số khu vực khác, có địa hình thấp trũng (bắc Mỏ Cày ven sông Cổ Chiên, ven sông Hàm Lng thuộc huyện Giồng Trơm), đất phù sa hình thành từ trầm tích lịng sơng có lẫn nhiều xác hữu cơ từ tầng mặt xuống sâu trên 1m.
+ Đất phù sa nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển: Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri. Trong đó, loại đất phù sa nhiễm mặn ít và mặn trung bình đang được cải tạo từng bước theo quy hoạch phát triển thủy lợi và có nhiều triển vọng thâm canh nơng nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, dừa, mía, cây ăn quả. Các loại đất phù sa mặn nhiều thích hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn và NTTS.
Ở các khu vực phía đơng, đất phù sa hình thành trên những trầm tích sơng biển của các phẳng giữa giồng (nam Giồng Trôm - nam Mỏ Cày), càng xuống sâu lớp đất sét càng biến dần sang sét pha cát.
2.2.4.2. Nhóm đất mặn
Nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất so với các nhóm đất khác ở Bến Tre (96.739 ha ứng với 43,11% diện tích đất tự nhiên của tỉnh), được hình thành chủ yếu từ trầm tích hỗn hợp sơng - biển trong q trình lấn biển, do đó, mang dấu ấn sâu sắc của tác động biển trong thành phần và tính chất của mỗi loại đất.
Tùy theo mức độ và thời gian nhiễm mặn, nhóm đất mặn ở Bến Tre được chia thành 4 loại.
Bảng 2.3: Đặc điểm các loại đất mặn ở Bến Tre
STT Loại đất mặn Diện tích (ha) Đặc điểm chính Thời gian nhiễm mặn Mức độ mặn 1 Từng thời kỳ
Ít 37.630 - Phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 - 1,2m cách xa biển và sông lớn.
- Được canh tác khá lâu đời, mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi rất mạnh, nên đất đã bị kết vón ở độ sâu từ 80 - 100 cm.
2 Trung
bình 25.568
3 Nhiều 14.297
- Phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa.
- Tầng đất sâu 50 - 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi gốc biển.
STT Loại đất mặn Diện tích (ha) Đặc điểm chính Thời gian nhiễm mặn Mức độ mặn 4 Thường xuyên dưới rừng ngập mặn Nhiều 19.243
Phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phá nhiều, bị ngập thường xuyên do triều, đất thường có độ mặn rất cao, lầy lội, không thuận lợi cho các loại cây trồng nơng nghiệp.
2.2.4.3. Nhóm đất phèn
Nhóm đất phèn có diện tích 15.127 ha, chiếm 6,74% diện tích tồn tỉnh, phân bố rải rác, từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Căn cứ vào sự xuất hiện tầng phèn và tầng sinh phèn, cũng như độ sâu xuất hiện của các tầng này, nhóm đất phèn ở Bến Tre được chia làm 2 nhóm phụ: đất phèn chưa bị hố chua, chỉ có tầng sinh phèn, chưa có tầng phèn và đất phèn tiềm tàng trung bình mặn từng thời kỳ, tầng sinh phèn cạn từ 50 - 100 cm.
Hầu hết đất phèn ở Bến Tre đều thuộc loại phèn hoạt động. Tuy nhiên, tầng phèn thường sâu trên 50 cm, do đó, chưa phải là loại đất hạn chế hồn tồn đối với sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là lúa. Các kết quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy rằng, ở Bến Tre, các vùng đất phèn đều phát sinh từ các nguồn gốc bưng, trũng hay sông cổ.
Một số nơi ở vùng lợ và vùng mặn (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú) sự xâm nhập mặn vào đất phèn trong mùa khô làm cho đất vừa mặn, vừa phèn, cây trồng càng khó sinh trưởng.
Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp, trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt và dạng có ít hữu cơ thường gặp ở các khu vực hơi cao nơi có nhiều giồng cát.
2.2.4.4. Nhóm đất cát
Nhóm đất này chiếm khoảng 6,74% diện tích, chủ yếu là loại đất giồng cát, được phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện Ba Tri, Mỏ Cày và thành phố Bến Tre. Loại đất này được hình thành bởi tác động của dịng sơng và sóng biển trong suốt q trình lấn biển của vùng cửa sơng.
Các giồng cát nổi rõ trên ảnh vệ tinh và ảnh máy bay bằng những dạng vòng hay dạng rẻ quạt, cao từ 2 đến 5 m. Càng xa biển, giồng càng thấp dần với đỉnh bị mài mòn (giồng Ba Tri, giồng Mỏ Cày, giồng thành phố Bến Tre...). Dưới tác động của
khí hậu (mưa, nắng, gió, bốc hơi) và của con người qua hàng trăm năm, đất giồng thay đổi nhiều, khơng cịn tơi xốp như những giồng mới hiện nay ở ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Lớp đất mặn thường khá mịn, là lớp đất thịt nhẹ dày từ 30 đến 50 cm. Trong thành phần hoá học của đất cát giồng, tỉ lệ sắt khá cao so với các loại đất khác. Ở những nơi khơng có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khơ.
Đất cát giồng ít chua ở tầng mặt, rất ít chất hữu cơ (1%) nghèo dinh dưỡng, cán cân độ phì rất thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Ở một số giồng sát biển, tuy bị nước triều lên xuống nhưng độ mặn trong đất không cao.
2.2.5. Tài nguyên thủy sản
Căn cứ vào điều kiện sinh thái, có thể phân thành các nhóm sau:
- Nhóm cá nước lợ gồm các loài thường xuyên sống ở môi trường lợ, mặn thường là những lồi có kích thước nhỏ như cá kèo, cá bống cát, cá phi,… Các loại cá đáy ở vùng cửa sông hoặc trong các đầm là đối tượng đánh bắt của các nghề cá thủ công ven biển.
- Nhóm cá biển di cư vào vùng nước lợ, đơi khi cả vùng nước ngọt, gồm nhiều loại,được phân bố rộng ở các vùng ven bờ sơng, gồm có loại cá sống nổi thuộc họ cá trích, loại sống ở đáy ăn động vật đáy như cá đối, cá bống dừa,…
- Nhóm cá nước ngọt sống trong sơng rạch, thường xâm nhập vùng nước lợ vào mùa mưa, khi lưu lượng của nước sơng tương đối lớn. Đó là loại cá mè vinh, cá mè dãnh, cá rô biển, cá trê vàng,…
- Nhóm cá sống trên đồng ruộng, có các lồi đại diện là cá lóc, cá rơ, cá trê trắng và cá sặc.
- Về các loại tôm, các cuộc điều tra đã nhận diện được 20 loại trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó tơm biển có 12 lồi (thuộc 5 họ) và 8 lồi tơm nước ngọt (thuộc 2 họ). Về tơm nước mặn, thì tơm tự nhiên hiện diện phổ biến nhất là tơm thẻ, cịn tôm được nuôi phổ biến là tôm sú. Ở nước ngọt, tôm càng xanh là một đặc sản có giá trị kinh tế cao, được phân bố trên một diện tích khá rộng trong tỉnh Bến Tre.
Nguồn tài nguyên thủy sản đang có xu hướng giảm cả về số lượng cá thể lẫn số loài do nhiều nguyên nhân như:
- Việc lạm dụng khai thác nguồn tài nguyên thủy sản cho nhu cầu phát triển kinh tế, thể hiện qua việc sử dụng bừa bãi các dụng cụ đánh bắt: lưới mùng, ghe cào, thuốc nổ, thuốc hóa học,…
- Khai thác rừng ngập mặn bừa bãi làm cho diện tích ngày càng giảm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thức ăn và nơi sinh sản của chúng, nhất là các lồi tơm, cua,…
- Chất lượng môi trường nước ngày càng giảm sút, do sử dụng các loại thuốc hóa học, dầu mỡ, chặt phá rừng ngập mặn,… trong quá trình tổ chức sản xuất.
2.2.7. Đánh giá chung
Với sự hình thành và phát triển các nhánh sơng lớn (sông cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) thuộc hệ thống sông Mekong thông ra Biển Đơng, có đường bờ biển kéo dài trên 65 km đã làm mở rộng diện tích mặt nước, bãi bồi NTTS cho các huyện ven biển.
Bến Tre là tỉnh ven biển thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt lượng dồi dào, ổn định quanh năm thuận lợi cho sự phát triển tự nhiên của các lồi thủy sinh. Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn là nơi cung cấp thức ăn, bãi đẻ cho các loài thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển, đồng thời cũng là nơi vô cùng lý tưởng để ương ni các lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cá. Dọc các con sơng lớn là các cù lao, bãi bồi có thể ni nghêu, sị huyết, cua và thủy sản nước lợ, nước ngọt (tôm càng xanh).
Nguồn lợi thủy sản của Bến Tre được hình thành bởi hệ sinh thái sông Mekong và hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới nên có tính đa dạng sinh học cao. Nguồn lợi cá biển rất phong phú (cá Mối, cá Chỉ Vàng, cá Nục, cá Liệt, cá Đù, cá Trác,…); nguồn lợi nhuyễn thể như nghêu, sò huyết xuất hiện tự nhiên ở các vùng bãi triều cửa sông, ven biển cho sản lượng thu hoạch hàng năm tương đối lớn.
Trên địa bàn tỉnh, các loài động vật thủy sinh được nuôi chủ yếu như cá, tôm sú, tôm càng xanh, nhuyễn thể, ba ba và cua. Trong đó, các mơ hình NTTS nước ngọt của tỉnh gồm: ni cá ao, mương vườn; nuôi cá xen canh với ruộng lúa; nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa. Các mơ hình NTTS vùng ven biển như: nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến luân canh lúa, nuôi quảng canh truyền thống trong diện tích mặt nước tự nhiên và trong đất rừng, ni tơm biển ao, mương quảng canh có thả thêm giống, mơ hình ni tơm thẻ chân trắng, ni tơm bạc đất, ni cá rơ phi đơn tính, ni chun canh cua…
Sự xâm nhập mặn thông qua hệ thống kênh rạch và sự ngọt hóa nội đồng bằng hệ thống cống, đập đóng vai trị quan trọng trong việc phân vùng NTTS nước mặt, lợ và ngọt khác nhau. Tuy nhiên, các hệ thống này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tù đọng các chất ơ nhiễm trong môi trường nước. Vào mùa lũ, lượng nước sông Mekong đổ về nhiều mang theo một lượng phù sa rất lớn làm cho độ trong và độ mặn trong nước giảm, ảnh hưởng tới NTTS. Bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho các ao nuôi
nếu không được đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở vững chắc. Vấn đề môi trường nước ven biển và dịch bệnh trong q trình ni cũng là vấn đề cần cảnh báo trong những năm tới.
2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân cư và lao động ngành thủy sản
Dân số tỉnh Bến Tre giảm từ 1.297.857 người năm 2000 còn 1.258.500 người năm 2012, trong đó, dân số khu vực nơng thôn là chủ yếu chiếm 89,96%. Tuy dân số khu vực nơng thơn có giảm nhưng tỷ lệ này giảm không đáng kể (1% trong giai đoạn 2005 - 2012). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,44% năm 1995 còn 0,96% năm 2000 và 0,84% năm 2009. Theo Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2012, dân cư tập trung nhiều nhất ở thành phố Bến Tre (1.734 người/km2) và thưa nhất ở huyện Thạnh Phú (302 người/km2).
Dân số của tỉnh có xu hướng giảm với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là cung cấp lực lượng lao động phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh; tuy nhiên, đây cũng là một sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm.
Tính đến hết năm 2012, Bến Tre có 777.694 lao động chiếm 68,69% tổng dân số tồn tỉnh, trong đó: lao động ở thành thị chỉ chiếm 9,36% tổng số lao động, tăng 0,69% so với năm 2005; lao động ở nông thôn chiếm 90,64% tổng số lao động giảm 0,69% so với năm 2005. Lao động nam là lao động chủ yếu, tuy nhiên từ năm 2005 đến 2012, tỷ lệ này đã giảm 2,6%.
Như nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL, nguồn lao động của tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là trong ngành đánh bắt và NTTS, do đây là một tỉnh ven biển và có truyền thống nghề cá từ khá lâu, cũng như trong công cuộc đổi mới. Vì vậy, có thể nhận thấy, nguồn lao động của tỉnh cũng là một tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế thủy sản tại địa phương.
Bảng 2.4: Tổng số và tỷ lệ lao động tham gia ngành thủy sản[1]
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số (ngƣời) 53.364 45.244 48.350 54.486 51.979 52.626
Tỷ lệ (%) 7,2 6,1 6,4 7,2 6,8 6,8
Lao động tham gia ngành thủy sản khoảng 52.626 người chiếm gần 7% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh. Lao động thủy sản chủ yếu tập trung ở
năm huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, chiếm đến 95,2% tổng lao động thủy sản tỉnh năm 2011. Riêng lĩnh vực NTTS đã huy động và tạo việc làm cho lao động nữ tham gia khoảng 28,3% (theo Kết quả tổng điều tra Nông nghiệp - Nông thôn - Thủy sản tỉnh Bến Tre năm 2011).
Lao động thủy sản phần lớn tự làm cho gia đình chiếm tỷ lệ 66,5%, còn lại 33,5% lao động thủy sản đi làm nhận tiền lương, tiền công. Trong giai đoạn từ 2011 - 2013, lực lượng lao động thủy sản có xu hướng giảm. Mặc dù lĩnh vực NTTS, nhất là nuôi tôm phát triển mạnh, nhưng rủi ro trong sản xuất cũng khá cao, nhất là các yếu tố về giá cả, thị trường, dịch bệnh phát sinh khá phức tạp, đã làm cho nhiều hộ thua lỗ, nguồn vốn gặp khó khăn khơng thể tiếp tục đầu tư NTTS do vậy vào những năm này lao động tham gia NTTS có biến động giảm. Ngồi ra, lực lượng lao động thủy sản giảm cịn do một số lao động trẻ ở nơng thơn di chuyển đi các nơi khác, tỉnh khác để làm việc hoặc chuyển sang khối ngành phi nơng nghiệp.
Trình độ chun mơn của người lao động làm việc trong lĩnh vực thủy sản còn