Diễn biến diện tích NTTS tỉnh Bến Tre giai đoạn 200 5 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 62 - 66)

(Đvt: ha)

STT Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 DT nuôi cá 3.239 3.149 3.607 3.996 4.322 4.300

2 DT tôm 34.275 33.512 33.951 33.595 33.057 30.780

- DT tôm sú 32.253 31.262 31.706 31.462 32.781 30.252

+ Nuôi thâm canh -bán

thâm canh 6.021 5.778 5.842 5.597 4.391 4.299

+ Nuôi quảng canh 16.109 15.883 16.165 16.716 15.147 13.238

STT Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010

+ Nuôi tôm - lúa 6.720 6.198 6.144 5.791 9.059 8.531

- DT nuôi tôm chân

trắng - - - 176 276 528

3 DT nuôi thủy sản khác 4.788 4.312 4.294 4.487 4.606 7.315

4 DT ương nuôi giống 8 15 12 10 12 12

Tổng diện tích NTTS 42.310 40.988 41.864 42.088 41.997 42.407

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, Sở NN và PTNT tỉnh Bến Tre)

Diện tích NTTS tập trung chủ yếu ở khu vực nước mặn lợ thuộc 3 huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú). Năm 2013, diện tích ni 3 huyện này là 41.566 ha, chiếm 93% tổng diện tích NTTS tồn tỉnh, trong đó, chủ yếu là ni tơm nước lợ với diện tích là 30.780 ha.

Trong cơ cấu diện tích NTTS tỉnh Bến Tre, diện tích ni tơm sú ln chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 74,3% năm 2013). Trong ba năm trở lại đây, hoạt động ni tơm sú có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, giá cả tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết các hộ nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực bậc nhất của tỉnh Bến Tre.

3.1.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản theo các đối tượng nuôi chủ lực

* Tơm biển

Hình thức ni tơm quảng canh, tơm rừng, tôm lúa phát triển ổn định, sản lượng thu hoạch đạt khá. Bên cạnh tôm sú, tôm thiên nhiên, lợi nhuận mang lại từ cua và các lồi cá nước mặn khác (cá đối, rơ phi, cá hanh…) trong các ao, đầm quảng canh cũng khá cao.

Diện tích thả ni tơm biển thâm canh, bán thâm canh tăng hơn so với năm 2012, sản lượng thu hoạch khá cao. Các hộ nuôi đang tiếp tục thả giống vụ 2 đạt 4.402 ha (tôm sú: 529 ha; tôm chân trắng: 3.873 ha), hiện nay tôm nuôi đang ở giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi, tơm phát triển bình thường, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn cịn xảy ra tại các xã nuôi tôm biển tập trung trên địa bàn 3 huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. Tôm chết chủ yếu là do bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mơ (IHHNV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

Tỉnh Bến Tre đã tiến hành mơ hình ni tơm thẻ chân trắng tại huyện Ba Tri trên diện tích 15 ha và đạt hiệu quả rất cao, đến 10 - 12 tấn/ha. Bến Tre vẫn xem tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực và tôm thẻ chân trắng chỉ nuôi ở một giới hạn cho phép. Sau khi tiến hành rà soát và lập phương án phát triển tôm thẻ chân trắng, kế hoạch của tỉnh là sẽ phát triển 1.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng ở các huyện ven biển. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép thả nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh

ĐBSCL từ tháng 02/2008. Đến năm 2011, diện tích thả ni tôm chân trắng chỉ khoảng 170 ha, chủ yếu trên diện tích ao ni khơng cịn phù hợp với nuôi tôm sú. Hiện tại, tôm nuôi phát triển khá tốt và đang được xem là đối tượng để thay thế cho tôm sú ở những vùng nuôi không thuận lợi.

Khu vực thả nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ở các huyện ven biển. Huyện Bình Đại ni tập trung phía sau cống đập Ba Lai thuộc các vùng ni tôm sú thâm canh trước đây nay khơng cịn phù hợp nữa. Huyện Ba Tri tại các vùng nuôi tôm sú thâm canh trước đây nay đã bị suy thoái về mơi trường nhưng vẫn cịn đảm bảo điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng ở các xã Bảo Thuận, Tân Xuân, một phần xã Tân Thủy và An Thủy, tuy nhiên diện tích ni ở đây thì chưa nhiều so với huyện Bình Đại. Ngồi ra, tơm thẻ chân trắng cịn được ni tại các xã như Thạnh Phong, Thạnh Hải thuộc huyện Thạnh Phú. Nói chung, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đối với việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng và đánh giá đây là một đối tượng nuôi chủ lực thay thế cho các vùng nuôi tôm sú kém hiệu quả trước đây.

* Cá tra thâm canh

Tình hình sản xuất cá tra gặp khó khăn do giá bán cá tra ngun liệu ln dao động ở mức thấp giá thành sản xuất cao hơn giá bán cá nguyên liệu, do đó cơ sở ni khơng có nhà máy sản xuất thức ăn và nhà máy chế biến cá tra nguyên liệu để xuất khẩu đều bị lỗ. Tuy nhiên, khơng có diện tích treo ao, do phần lớn diện tích ni cá tra thương phẩm trên địa bàn tỉnh tập trung các doanh nghiệp (chiếm trên 90% tổng diện tích ni) nên hầu hết các cơ sở nuôi khi thu hoạch xong, tiếp tục cải tạo ao và thả giống mới do hiện nay giá cá thương phẩm có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Trên địa bàn tỉnh có 05 cơ sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao để cung ứng cho các vùng ni c ủa doanh nghiệp, hộ ni. Có 8 Cơng ty ni cá tra thương phẩm trên đi ̣a bàn tỉnh đã được chứng nhận GlobalGAP với tổng diện tích 182 ha, bao gồm: 03 khu sản xuất giống (41 ha) và 09 khu nuôi cá tra thâm canh (141 ha); 02 khu nuôi đạt chứng nhận ASC với diện tích 22ha, bao gồm: Khu ni cá tra thương phẩm c ủa công ty Hùng Vương (12ha) và Cơng ty Gị Đàng (10ha); 01 khu ni đạt chứng nhận VietGAP của Công ty Hùng Vương (12 ha), đã góp phần phát triển ổn định nghề ni cá tra trên địa bàn tỉnh. Ngồi ra, có 06 khu ni của 05 Công ty đang tiếp tục xây dựng GlobalGAP và ASC với diện tích 73,4ha.

* Tơm càng xanh

Hình thức ni tơm càng xanh liền canh, liền cư trong mương vườn chủ yếu đầu tư với quy mô nhỏ lẻ, tự phát bằng cách tận dụng mương vườn dừa để nuôi tôm (nuôi xen, ni nhử); nguồn giống ngồi tự nhiên; thức ăn tự chế hoặc không cho ăn nên

năng suất thu hoạch không cao ước đạt trung bình khoảng 250 kg/ha/năm; nguồn cung cấp giống ngoài tự nhiên chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng, chưa tạo được mơ hình liên kết. Ngồi ra, tình hình ni tơm càng xanh trong mương vườn ngày càng khó khăn, do nguồn con giống ngồi tự nhiên ngày càng khang hiếm, thuốc tơm ngồi tự nhiên xảy ra thường xun, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và khó điều trị; đa số các hộ ni cịn thiếu kỹ thuật chăm sóc cũng như việc lựa chọn con giống, chưa có nguồn vốn để đầu tư, do đó năng suất cịn thấp.

* Nhuyễn thể

Đến nay, tình hình sị huyết, nghêu ni phát triển bình thường; đã chỉ đạo Chi cục thường xuyên phối hợp với các Hợp tác xã khảo sát các bãi nghêu thịt, nghêu giống; định kỳ thu mẫu nghêu thịt, mẫu nước để theo dõi diễn biến môi trường, thời tiết ở các bãi nghêu. Đồng thời, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên con nghêu như san thưa, theo dõi các chỉ số mơi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến nghêu, sị ni (độ mặn, nhiệt độ...) nhằm phát hiện các biến động bất lợi của mơi trường, để có giải pháp quản lý kịp thời.

Hiện nay, Bến Tre đang đứng đầu cả nước về phát triển nghề ni nghêu. Tồn tỉnh có khoảng 10 hợp tác xã thủy sản nghêu với 8.744 hộ xã viên và 35 tập đồn ni. Bến Tre có diện tích tiềm năng phát triển nghề ni và khai thác nghêu thịt và nghiêu giống khá lớn tập trung ở 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú khoảng 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi.

Diện tích đã ni năm 2008 là 4.200 ha và khai thác là 7.800 ha đất được nhà nước giao. Sản lượng thu hoạch bình quân 9.000 tấn/năm đối với nghêu thịt, và nghêu giống là bình quân hơn 400 - 500 tấn/năm. Từ khi nghêu được thị trường châu Âu công nhận là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và vào ngày 09/11/2009, nghêu Bến Tre đã được cấp chứng nhận MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế, đó là điều kiện tốt để nghêu Bến Tre đến được với thị trường các quốc gia phát triển như Nhật, Singapore, HongKong và các nước EU dễ dàng hơn.

* Nuôi cá lồng, bè

Tình hình ni cá lồng bè ngồi quy hoạch trong những năm qua phát triển khá nhanh, do điều kiện khá thuận lợi như: chi phí mua lồng bè củ thấp, đoạn đường vận chuyển bè củ về địa điểm neo đậu gần, địa điểm của các cơ sở nuôi chủ yếu neo đậu trên đất nhà hoặc người thân, nên thuận tiện trong việc sản xuất.

Số lượng lồng bè đang có cá chiếm khoảng 80% tổng số lồng bè trên địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu ni thịt và ương cá điêu hồng, cịn lại ni các đối tượng khác

như: cá trê, cá sặc rằn, cá lăng, cá chim trắng. Tình hình dịch bệnh xuất hiện trong suốt vụ ni, chủ yếu các bệnh thường gặp như: xuất huyết, ký sinh trùng,... đặc biệt thiệt hại nhiều nhất ở giai đoạn cá mới thả do q trình vận chuyển khơng đúng kỹ thuật và nguồn giống không đảm bảo chất lượng.

3.1.3. Hiện trạng môi trường trong nuôi trồng thủy sản

3.1.3.1. Hiện trạng môi trường nước

Dựa theo Sổ tay hướng dẫn tính tốn chỉ số chất lượng nước (WQI) do Tổng cục Môi trường ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT, chất lượng nước mặt tỉnh Bến Tre được đánh giá, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)