STT Sơng Đặc điểm chính
Lƣu lƣợng nƣớc (m3/s)
Mùa lũ Mùa khô
1 Mỹ Tho (sông Tiền)
- Dài khoảng 83 km dọc theo chiều dài phía bắc của tỉnh.
- Đổ ra biển qua cửa Đại và cửa Tiểu (Tiền Giang).
- Lịng sơng khá rộng (1500 - 2000 m), độ sâu từ 12 - 15 m.
6.480 1.598
2 Ba Lai
- Tổng chiều dài khoảng 59 km.
- Khu vực cửa biển rộng trên 1 km, đầu nguồn bị bồi tụ nên hẹp dần và lịng sơng cạn.
240 59
3 Hàm
Luông
- Chiều dài khoảng 71 km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh,
- Lịng sơng rộng 1200 - 1500m và sâu 12 - 15m, vùng cửa sông giáp biển rộng đến 3000 m.
3.360 828
4 Cổ Chiên
- Nằm ở phía nam của tỉnh, có chiều dài khoảng 82 km, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long.
STT Sơng Đặc điểm chính
Lƣu lƣợng nƣớc (m3/s)
Mùa lũ Mùa khơ
- Có 2 nhánh rạch lớn là rạch Băng Cung và rạch Eo Lói.
Với lượng nước nói trên, nếu thượng nguồn có những cơng trình điều tiết, trữ nước mùa lũ, xả nước mùa khơ thì lượng nước mùa khơ tăng lên có thể đẩy mặn xuống hạ lưu xa hơn, mực nước trong sông cao giúp ổn định cho giao thông thủy và đảm bảo cung cấp nước ngọt cho cả đời sống và sản xuất.
Ngồi ra, cịn nhiều kênh rạch chính nối các sơng lớn trên với nhau thành một mạng lưới chằng chịt. Theo thơng kế, có khoảng 46 kênh rạch chính với tổng chiều dài trên 300 km.
Hệ thống sơng ngịi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên, cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều Biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.
b. Nguồn nước ngầm
+ Nguồn nước giồng cát: Tồn tỉnh có trên 12.000 ha đất giồng cát, bên dưới có chứa nguồn nước ngọt do nước mưa ngấm xuống. Theo tính tốn của các cơ quan khảo sát, nguồn nước giồng cát có trữ lượng khoảng 12 triệu m3, khả năng khai thác khoảng 844 m3/ngày/km2. Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa và tùy thuộc vào độ sâu của giếng. Nhiều nơi nguồn nước bị nhiễm mặn do khai thác quá mức cho phép. Có nơi nước bị nhiễm bẩn do q trình sản xuất muối, ni tơm, chăn ni súc vật thải ra nhiều chất hữu cơ.
+ Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu <100 m) gồm 2 tầng:
- Tầng thứ nhất: ở độ sâu từ 30 - 50 m, phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh với bề dày tầng chứa nước <10 m. Nước có tính kiềm, hàm lượng sắt cao, độ mặn dao động từ 454 - 5.654 mg/l. Một số khu vực nước nhạt hơn (có thể sử dụng cung cấp nước sinh hoạt), tập trung ở phía Bắc huyện Châu Thành, Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú, Ba Tri (xã An Thủy).
- Tầng thứ hai: ở độ sâu từ 60 - 90 m, phân bố trải rộng khắp địa bàn tỉnh, với bề dày tầng nước >10 m. Nước có độ mặn dao động lớn từ 454 - 15.071 mg/l, đạt tiêu chuẩn vi sinh. Tầng thứ 2 có khu vực chứa nước nhạt phân bố ở phía Bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và Ba Tri.
+ Nước ngầm tầng sâu (sâu trên 100 m):
- Phức hệ chứa nước Pleistocen có nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395 m, quan trọng nhất là tầng sâu 290 - 350 m, phân bố tồn tỉnh; trong đó, nguồn nước ở huyện Châu Thành có chất lượng tốt nhất.
- Phức hệ chứa nước Miocen tồn tại ở độ sâu >400 m, gồm nhiều tầng nước; nước có chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh.
2.2.3.2. Thủy triều
Thủy triều vùng ven bờ Bến Tre có đặc trưng bán nhật triều khơng đều. Mỗi năm có đến 290 ngày là bán nhật triều không đều, nằm trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 và từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Ngoài ra, trong năm, ngày nhật triều xuất hiện nhưng không nhiều, khoảng 9 đến 12 ngày.
Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh và chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 - 3,5 m. Chênh lệch giữa đỉnh và chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1m.
Khi vào trong kênh rạch, nội đồng, thủy triều diễn biến phức tạp phụ thuộc vào vị trí địa lý và mưa lũ. Trong mùa khô, ở các vùng kênh rạch nằm trong phạm vi cách cửa sông giáp biển 4 - 6 km, thời gian triều lên trong ngày khoảng 6 giờ, triều xuống khoảng 4 giờ, biên độ triều từ 100 - 160 cm, cường xuất triều lên xuống 20 - 30 cm/giờ. Trong mùa lũ, vùng kênh rạch nội đồng ven biển, hàng ngày có 12 - 14 giờ triều lên và 15 giờ triều xuống, biên độ triều dọc hai sông Đại và Cổ Chiên là 200 - 250 cm.
Hình 2.2: Quá trình mực nước vào tháng 11/2014 tại trạm Bình Đại - Bến Tre 2.2.3.3. Xâm nhập mặn 2.2.3.3. Xâm nhập mặn
Bến Tre có địa hình khá bằng phẳng, nằm dưới mực nước biển trung bình. Các con sơng chịu tác động mạnh của chế độ thuỷ triều Biển Đông. Nhiều sông và kênh rạch có độ rộng khá lớn, một số cửa sơng rộng từ 2 đến 3 km, do đó, nước sơng bị nhiễm mặn nghiêm trọng và trong mùa khô, mặn xâm nhập gần như hầu khắp diện tích trong tỉnh, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt trên diện rộng.
Xâm nhập mặn quan hệ mật thiết với chế độ thuỷ triều. Ngoài việc biến đổi theo mùa, xâm nhập mặn còn phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Mùa lũ, lượng nước ngọt lớn, mặn bị đẩy ra xa. Tuy vậy, những vùng giáp biển, độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2‰. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 4, tháng có lượng nước ngọt ít nhất.
2.2.4. Thổ nhưỡng
Bến Tre có các loại đất khá đa dạng, phong phú, có thể phân thành 4 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và nhóm đất cát.
2.2.4.1. Nhóm đất phù sa
Nhóm đất này có diện tích 66.471 ha, chiếm khoảng 26,9% diện tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện vùng ngọt phía tây (Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trơm và bắc Mỏ Cày), chia làm 2 nhóm phụ:
+ Đất phù sa ngọt tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh. Đất được hình thành từ trầm tích của các cồn sơng cổ và các lịng sơng cổ, có độ phì từ khá đến cao, được phù sa bồi đắp hàng năm nên màu mỡ; phù hợp cho các loại cây trồng: lúa, cây lâu năm, cây ăn trái. Khu vực có nhóm đất này là những địa điểm quần cư đầu tiên trong lịch sử khai thác đất đai Bến Tre. Vì vậy, đây là nơi phát sinh chủ yếu của loại đất phù sa già (đã bị phân hóa) có diện tích lớn nhất ở Bến Tre. Các tầng đất sâu trên 50 cm qua một thời gian canh tác dài, đã bắt đầu bị thoái hoá nghiêm trọng, biểu hiện bằng sự chai
cứng trong các tầng đất. Ở một số khu vực khác, có địa hình thấp trũng (bắc Mỏ Cày ven sơng Cổ Chiên, ven sông Hàm Luông thuộc huyện Giồng Trôm), đất phù sa hình thành từ trầm tích lịng sơng có lẫn nhiều xác hữu cơ từ tầng mặt xuống sâu trên 1m.
+ Đất phù sa nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển: Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri. Trong đó, loại đất phù sa nhiễm mặn ít và mặn trung bình đang được cải tạo từng bước theo quy hoạch phát triển thủy lợi và có nhiều triển vọng thâm canh nơng nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, dừa, mía, cây ăn quả. Các loại đất phù sa mặn nhiều thích hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn và NTTS.
Ở các khu vực phía đơng, đất phù sa hình thành trên những trầm tích sơng biển của các phẳng giữa giồng (nam Giồng Trôm - nam Mỏ Cày), càng xuống sâu lớp đất sét càng biến dần sang sét pha cát.
2.2.4.2. Nhóm đất mặn
Nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất so với các nhóm đất khác ở Bến Tre (96.739 ha ứng với 43,11% diện tích đất tự nhiên của tỉnh), được hình thành chủ yếu từ trầm tích hỗn hợp sơng - biển trong q trình lấn biển, do đó, mang dấu ấn sâu sắc của tác động biển trong thành phần và tính chất của mỗi loại đất.
Tùy theo mức độ và thời gian nhiễm mặn, nhóm đất mặn ở Bến Tre được chia thành 4 loại.