Chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 66 - 75)

STT Vị trí mẫu pH Độ mặn (‰) SS (mg/l) BOD5 (mgO2/l) COD (mgO2/l) NH4+ (mg/l) Fe (mg/l) Coliform (MPN/100ml) Dầu mỡ khống (mg/l) 1 (Bình Đại) NM-52 7.21 3.3 177 3 7 0.175 2.7 4600 0.03 2 NM-55 (Ba Tri) 6.87 2.7 143 4 7 0.185 2.38 5700 KPH 3 (Thạnh Phú) NM-57 6.8 1.5 129 3 6 0.117 2.1 2400 KPH

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre)

Kết quả quan trắc môi trường nước các vùng nuôi tập trung khu vực nước ngọt cho thấy các chỉ tiêu môi trường đều trong giá trị giới hạn cho phép, riêng các chỉ tiêu COD, BOD5, Coliform tại một số điểm vượt giới hạn cho phép. Chất lượng nước ngọt và lợ mặn đang có dấu hiệu ơ nhiễm (hữu cơ, vơ cơ và vi sinh) có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài thủy sản.

- Khu vực nước ngọt: hàm lượng BOD5 luôn vượt mức giới hạn cho phép; hàm lượng COD tăng cao vào tháng 3, 4; hàm lượng Coliform thường tăng cao vào tháng 3, 7, 9, 10.

- Khu vực nước lợ mặn: hàm lượng COD luôn vượt mức giới hạn cho phép tăng cao vào tháng 1, 2, 3; hàm lượng Coliform thường tăng cao vào tháng 3, 4, 5, 6.

Quá trình thâm canh và phát triển NTTS dẫn tới phá hủy rừng ngập mặn và các hệ sinh thái, đồng thời làm gia tăng việc sử dụng và sự phụ thuộc vào hóa chất. Những hóa chất này gây ơ nhiễm mơi trường, gây độc hại cho hệ sinh thái và nước. Hơn nữa, chúng dẫn đến việc giảm trầm tích lắng đọng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Bến Tre. Điều này dẫn tới sự xói mịn các bờ sơng, lịng sơng và bãi bùn ven biển. Trong các năm gần đây, các dòng chảy ở thượng nguồn đã giảm, dẫn đến sự thay đổi

trong sơng và dịng chảy ven biển và sự suy giảm dòng phù sa vào khu vực hạ lưu. Các đập thủy điện dự kiến trên dịng chính của sơng Mêkong sẽ làm tình trạng này xấu hơn.

Kết quả phân tích, khảo sát hiện trạng mơi trường nước mặt tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre (gồm huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) cho thấy môi trường nước tại các nhánh sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng và tổng Coliform. Tại một số khu vực, cịn có dấu hiệu ơ nhiễm dầu mỡ, nhiễm mặn. Các kênh rạch tại 3 huyện này có thêm vai trị quan trọng trong hoạt động NTTS nước lợ và mặn. Do đặc thù của địa phương, các kênh này vừa là nguồn cung cấp nước vừa là nguồn tiếp nhận nước thải từ q trình ni trồng. Chính lượng chất thải này làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các dòng kênh.

Vùng ven biển là vùng sinh thái khá nhạy cảm, đặc biệt đối với NTTS nói chung và ni tơm nói riêng. Ðã xảy ra việc tơm chết hàng loạt do dịch bệnh tấn cơng, đó là ảnh hưởng của điều kiện sinh thái xấu gây ra. Vì vậy, việc giữ gìn chất lượng nước tốt, bằng cách giảm chất thải đến mức tối thiểu là rất quan trọng. Việc khống chế chất thải khơng phải là q trình chỉ có một bước mà cần một sự tiếp cận khoa học tích hợp.

Thực trạng chất lượng môi trường nước vùng quy hoạch NTTS ở tỉnh Bến Tre nhìn chung là thích hợp cho NTTS, mặc dù đã có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ và coliform. Trong đó, huyện Ba Tri có thể được xem là bị ô nhiễm hơn cả với lượng NH3, NO2 vượt ngưỡng cho phép lần lượt gấp 22 đến 80 lần. Ngược lại, nước thải trong NTTS cũng có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường nước trong khu vực, nghiêm trọng nhất là vấn đề xâm nhập mặn và ơ nhiễm nguồn nước ngầm. Vì vậy, vấn đề quan tâm lớn nhất là phải thực thi một cách cấp bách các biện pháp quản lí cũng như kỹ thuật để giảm thiểu tác hại của hoạt động NTTS.

3.1.3.2. Hiện trạng môi trường đất

Xâm nhập mặn và nước bi ển dâng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động nông nghiệp và các hệ sinh thái ven biển. Trong những năm gần đây, sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội đồng, vào các cánh đồng lúa và khu vực đầm NTTS ở Bến Tre đã trở nên nghiêm trọng hơn trong mùa khơ do giảm dịng chảy từ thượng nguồn sông Mekong; sự xuất hiện của gió mùa đông bắc, và sự gia tăng mực nước biển ở phía Đơng của biển Đơng.

Độ mặn từ năm 2002 và 2010 được ghi nhận ở ranh giới 4‰ tại thành phố Bến Tre tới Phú Túc, xã Phú Đức trên sông tại Đại tới Cái Mơn, trên sông Cổ Chiên cách bờ biển 60 km. Trong năm 2004, 2005 và 2010 mức độ mặn ở ranh giới 4 ‰ đã xảy ra trong Vàm Môn, cách sông Hàm Luông 60 km. Hơn nữa, mức độ mặn ở ranh giới 1

‰ đã được ghi nhận ở hầu hết các nơi trong tỉnh Bến Tre. Sự gia tăng mực nước biển cùng với tác động của xâm nhập mặn, đặc biệt là các tác động tiêu cực của xâm nhập mặn đối với các đầm nuôi tôm sú đã được cộng đồng quan tâm.

3.1.3.3. Quản lý mơi trường trong ni trồng thủy sản

Nhằm mục đích cung cấp thơng tin tình hình biến động của mơi trường nước để người ni có sự chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe thủy sản trong q trình ni, Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre đã thực hiện quan trắc môi trường nước 19 điểm tại các vùng NTTS tập trung như vùng nuôi tôm, vùng nuôi cá tra, vùng nuôi bè và vùng sản xuất giống.

Kết quả mỗi đợt quan trắc môi trường được thông báo và khuyến cáo trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để người ni chủ động trong việc quản lý môi trường nước, xử lý và phịng ngừa dịch bệnh trong q trình ni. Đồng thời, kết quả quan trắc cũng được Chi cục gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , phòng Kinh tế các huyện, thị xã để các địa phương nắm và kịp thời thông báo cho người nuôi.

Quản lý về chính sách:

- Ngày 27 tháng 5 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ký Quyết định số 1224/QĐ - UBND: Quyết định này thi hành Khung Chương trình hành động của tỉnh Bến Tre ứng phó với BĐKH và Nước biển dâng;

- Ngày 01/10/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ký Quyết định số 2369/QĐ- UBND thành lập Ban chỉ đạo ứng phó BĐKH các cấp; các ngành. Quyết định này được cập nhật, sửa đổi lại vào ngày 15 tháng 2 năm 2011 theo quyết định số 302/QĐ- UBND.

- Ngày 23 tháng 5 năm 2011, UBND tỉnh Bến Tre ký quyết định số 1143/QĐ- UBND: Quyết định này ra thông báo phê duyệt dự án “Đánh giá tác động, các kịch bản chi tiết về BĐKH của tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp thích ứng”.

- Ngày 06 tháng 9 năm 2011, UBND tỉnh Bến Tre ký quyết định số 1983/QĐ- UBND thông báo phê duyệt dự án “Kế hoạch Ứng phó với BĐKH và Nước biển dâng giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020”.

3.2. Phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre

3.2.1. Nguồn dữ liệu

Các dữ liệu đầu vào được sử dụng cho nghiên cứu bao gồm ảnh vệ tinh, dữ liệu bản đồ số, dữ liệu thứ cấp, sơ cấp. Cụ thể:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về lĩnh vực NTTS của tỉnh Bến Tre.

- Bản đồ thổ nhưỡng được biên tập lại từ bản đồ đất tỉnh Bến Tre, thành lập bởi Trung tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp (IRMC), hệ tọa độ VN2000.

- Ảnh vệ tinh Landsat 8, độ phân giải không gian 30m, thu chụp vào ngày 22/02/2014.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2010 được thành lập bởi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre.

- Dữ liệu dạng raster về mơ hình số độ cao DEM, độ mặn, mức ngập lũ và thời gian ngập lũ được thu thập từ đề tài BĐKH-44 - Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Trung tâm Nghề cá thế giới (WFC).

- Các tài liệu, báo cáo, số liệu thống kê được thu thập từ quá trình khảo sát thực địa vào tháng 8/2015.

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

Phân vùng sinh thái phục vụ NTTS tại tỉnh Bến Tre gồm hai nội dung chính tương ứng với quy trình nghiên cứu:

(1) Dựa vào cách tiếp cận đặc tính sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng tới NTTS kết hợp với nguồn dữ liệu đầu vào, luận văn đã lựa chọn một số yếu tố (gồm độ mặn, loại đất và mức ngập nước) làm tiêu chí cho việc phân vùng sinh thái chung phục vụ NTTS, đồng thời, kết hợp kết quả PVST với lớp thơng tin về HTSDĐ, từ đó góp phần hỗ trợ cơng tác quản lý và quy hoạch.

(2) Phân vùng sinh thái cho một đối tượng nuôi cụ thể trên vùng nghiên cứu mẫu (cấp huyện) thuộc tỉnh Bến Tre: dựa trên đặc tính của đối tượng ni, các tiêu chí xác định cấp độ thích nghi được xây dựng làm cơ sở cho việc phân vùng; diện tích và cấp thích nghi cho đối tượng nuôi được tổng hợp thông qua thống kê. Luận văn đã lựa chọn đánh giá, phân vùng sinh thái phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Thạnh Phú.

3.2.3. Phân vùng sinh thái chung

Hình 3.1: Sơ đồ quy trìnhphân vùng sinh thái chung

(a) Lựa chọn, phân cấp các tiêu chí và xây dựng bản đồ PVST

Độ mặn đóng vai trị hết sức quan trọng đối với NTTS, là yếu tố cơ bản được lựa chọn để PVST. Dữ liệu dạng raster về độ mặn được chia thành 3mức trong phần mềm ArcGIS: vùng nước ngọt - lợ (< 4‰); vùng nước lợ (4 - 10‰) và vùng nước mặn (10

- 30‰)[5].

Loại đất là yếu tố tiếp theo được lựa chọn làm tiêu chí PVST do những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của yếu tố đối với hoạt động NTTS. Trong ArcGIS, từ bản đồ thổ nhưỡng, tiến hành phân loại lại, gộp nhóm thành 6 loại đất chính gồm: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất nhân tác, đất đô thị.

Trong phạm vi luận văn, yếu tố còn lại được chọn làm tiêu chí là mức ngập nước - đặc trưng cho điều điện, chế độ thủy văn khu vực, có ảnh hưởng lớn tới các đối tượng và hình thức NTTS. Dữ liệu dạng raster về mức ngập nước được phân cấp trong phần mềm ArcGIS (chia thành 3 mức: <0m: không ngập; 0-1m: nguy cơ ngập; >1m:

Sau đó, tiến hành tích hợp và chồng ghép các lớp thông tin đã được xử lý tương ứng với 3 tiêu chí bằng cơng cụ Raster Calcultor trong phần mềm ArcGIS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)