Tính tốn trọng số theo AHP trong AQUA-GIS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 38 - 46)

Hình 1 : Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Hình 1.3 Tính tốn trọng số theo AHP trong AQUA-GIS

CHƢƠNG II. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE

2.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bến Tre nằm ở cực đông vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi 3 cù lao (gồm cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) và do phù sa của 4 nhánh sông lớn thuộc hệ thống sông Mekong (gồm sông Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ nên.

Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9°48’ đến 10°20’ vĩ độ Bắc, từ 105°57’ đến 106°48’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sơng Tiền; phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên và phía Đơng giáp Biển Đơng với chiều dài đường biển khoảng 65 km.

Về hành chính, tỉnh Bến Tre gồm các đơn vị trực thuộc: thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - văn hóa của tỉnh và 8 huyện gồm có Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

2.2. Các nhân tố tự nhiên

2.2.1. Địa hình - địa mạo

Bến Tre mang đặc trưng địa hình cơ bản của khu vực ĐBSCL, đó là tính bằng phẳng rất cao, chênh mực tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất khoảng 3,5m. Địa hình có xu thế thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển, được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của dịng sơng Cửu Long trên nền đá cổ. Có thể chia địa hình Bến Tre thành 3 khu vực:

- Khu vực thấp có cao độ < 1m, bị ngập nước khi triều lên, bao gồm một số vùng đất ruộng ở lòng chảo, các cù lao, bãi bồi ven sông, biển,...phân bố ở các huyện ven biển.

- Khu vực có địa hình trung bình, cao độ từ 1 - 2m, ít bị ngập khi triều cường lên (chỉ bị ngập khi gặp triều cường tháng 11 và 12), tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trơm, chiếm khoảng 90% diện tích tồn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên líp làm vườn,…

- Khu vực có địa hình cao, trải dài từ Chợ Lách đến Châu Thành, nằm về phía Bắc và Tây Bắc của thành phố Bến Tre với cao độ tuyệt đối có nơi đạt trên 5m, nhưng

phần lớn từ 3 - 3,5m. Phần đất cao thường là các giồng cát, luống cát dấu vết của các bờ biển cổ,…thích hợp cho việc canh tác rau, màu; là nơi tụ điểm dân cư vùng biển. Đa số địa danh ở vùng có địa hình cao đều mang thêm từ Giồng ở phía trước như: Giồng Tre, Giồng Trơm, Giồng Mù U.

Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho NTTS. Địa hình ở đây có xu thế lấn dần ra biển theo hướng Tây - Tây Nam tại các cửa sông (Ba Lai và Cổ Chiên) bởi các tác động tổng hợp giữa các dịng hải lưu ven bờ và phù sa sơng đổ ra biển. Tốc độ bình quân lấn biển hàng năm 9,25 km2. Đặc biệt, khu vực ven biển đã xuất hiện một số cồn đất mới hình thành, cịn bị ngập nước và chỉ hiện rõ khi nước triều thấp. Tuy nhiên, do địa hình có nhiều vùng trũng, nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao đối với các cơng trình xây dựng, cơng trình giao thơng,…do khả năng chịu lực kém.

Bảng 2.1: Diện tích tỉnh Bến Tre phân theo cao độ [5]

STT Cấp cao độ (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 < 0,25 107 0,05 2 0,25 - 0,50 8.549 3,69 3 0,50 - 0,75 46.493 20,08 4 0,75 - 1,00 106.512 46,01 5 1,00 - 1,25 14.071 6,08 6 1,25 - 1,50 7.795 3,37 7 1,50 - 1,75 7.049 3,04 8 1,75 - 2,00 11.745 5,07 9 > 2,00 1.336 0,58 10 Sông kênh 27.845 12,03 Tổng 231.501 100,00

Nguồn: Báo cáo QH Thủy lợi Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Q trình thành tạo địa chất của vùng cửa sơng ven biển ở Bến Tre có tuổi địa chất khá non trẻ khoảng 2000 năm. Khu vực này được bồi đắp theo phương thức giồng phá làm cho đất ngày càng lấn dần ra biển và hình thành các giồng cát ở ven biển. Các giồng cát này thường có cao trình 3 - 5m, chiều dài mỗi giồng rất khác nhau.

Cùng với lưu lượng nước lớn và truyền tải tổng lượng phù sa khổng lồ, dịng nước sơng gặp thủy triều từ Biển Đơng đổ vào tạo ra q trình bồi lắng phù sa ở vùng cửa sơng hình thành các đảo ở cửa sơng và các doi cát ven bờ bao lấy diện tích ngập nơng và tạo nên các phá. Vùng Trảng Lầy ở Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đã được

hình thành theo cơ chế này. Riêng khu vực ven biển phía cửa sơng Cổ Chiên vẫn tiếp tục được bồi đắp nhanh nhờ phù sa.

Vùng ven biển tỉnh Bến Tre là vùng đất đang được bồi tụ. Đặc biệt là phần diện tích bãi bồi ven biển đang được bồi cao thêm và đang lấn dần ra biển. Bờ biển cũng có đặc trưng là khơng ổn định, đặc biệt là các q trình hoạt động xói lở và bồi tụ. Các vùng bị xói lở kéo dài trên 5 km. Những khu vực bị xói lở là do ảnh hưởng của các q trình tự nhiên: dịng hải lưu, thuỷ triều, gió chướng và hoạt động của sóng. Q trình bồi tụ và xói lở diễn ra khá mạnh trong những thập kỷ vừa qua. Mức độ xói lở lên đến 5 m/năm.

Khi triều xuống, mực nước biển rút ra xa từ 700 - 800m, lộ ra bờ biển khá bằng phẳng được cấu thành từ cát, bột sét, mùn bã thực vật và xác vỏ của các loài giáp xác. Những khu vực ngập khoảng 1 m nước khi triều xuống cũng được người dân trong vùng sử dụng để nuôi nghêu (xã Thới Thuận, Thạnh Phong).

Khu vực xói lở nhanh nhất diễn ra bắt đầu từ Cồn Lợi Trên tới Cồn Bửng với chiều dài hơn 5 km, tốc độ xói lở là 20 - 30m/năm. Đặc biệt là khu vực cửa rạch Tiểu Dừa, diện tích đất bị mất hàng năm do xói lở khoảng 15 ha/năm. Sóng và gió lớn kết hợp với dịng thủy triều gây xói lở bờ biển tạo ra những bãi cát ngập triều thấp ở ven biển và đẩy cát tràn vào đất liền, gây tổn thất cho các hoạt động canh tác nông - lâm và ngư nghiệp ven bờ biển. Đồng thời, những hoạt động địa mạo cũng tạo nên những bờ cát thấp đứt quãng ở ven biển.

Các khu vực bồi tụ được hình thành với tốc độ nhanh ở phía cửa sơng như Cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên. Dịng sơng mang theo các vật liệu phù sa mịn chảy vào các vùng đã được hình thành nhờ các đê cát thấp tạo nên các khu vực được bồi tụ với lớp phù sa có bề dày khác nhau. Đây là nơi sinh sống thích hợp cho các loài thủy sinh vật và cây rừng ngập mặn. Khu vực được bồi tụ diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ Bình Thắng đến Thới Thuận, từ Tân Thuỷ đến An Thủy, từ Cồn Bửng đến rạch Khâu Băng, và khu vực từ rạch Cừ tới rạch Vàm Giồng. Tốc độ bồi tụ từ 90 - 100 ha/năm.

Địa hình của tồn vùng cửa sơng ven biển Bến Tre cịn bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch khá dày đặc.

2.2.2. Khí hậu

Nằm trong khu vực có chế độ nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khơng chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới, khí hậu Bến Tre mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vùng vĩ độ thấp.

a. Nhiệt độ và nhiệt lượng

Do điều kiện địa hình và mặt đệm là những vườn dừa, cây ăn trái và những cánh đồng rộng lớn đan xen tạo cho Bến Tre có sự tương đối đồng nhất về khí hậu, nền nhiệt trung bình tương đối cao và ít biến đổi trong năm, khơng có sự phân hóa mạnh theo khơng gian giữa các huyện, các vùng ven biển và xa biển. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng từ 26 - 27oC/năm. Trong năm, nhiệt độ cao độ cao nhất thường vào tháng 4 (khoảng 28,9oC) và tháng 5 (khoảng 29,2oC); nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 (khoảng 25 - 26oC); khơng có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không quá 5ºC, nền nhiệt ổn định thích hợp cho NTTS.Trong ngày, nhiệt độ cao nhất vào lúc quá trưa (khoảng 35,8oC) và thấp nhất xảy ra lúc gần sáng (khoảng 17,6oC).

Nguồn nhiệt lượng nhận được trong ngày cao và ổn định, tổng số giờ nắng trong năm đạt khoảng 2.114 giờ. Trong mùa khơ, lượng nắng trung bình 8 - 9 giờ/ngày (lượng năng cao nhất tập trung ở các tháng 2 và 3, khoảng 9,5 giờ/ngày), tổng số giờ nắng dao động từ 118 - 290 giờ/tháng. Vào mùa mưa, nắng ít hơn, bình qn từ 5 - 7 giờ/ngày, tương đương tổng số giờ nắng bình quân trong tháng đạt từ 99 - 251 giờ.

b. Lượng mưa

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng cho thời tiết Nam Bộ, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.210 - 1.500mm (ở Bình Đại là 1.264 mm, ở Ba Tri là 1.371,5 mm, ở Thạnh Phú là 1.454 mm). Lượng mưa cao tập trung vào mùa mưa, chiếm khoảng 65,2 - 97,7% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa tăng, giảm nhanh trong 2 tháng chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 12), bình quân từ 10 - 50 mm/tháng từ mùa khô sang mùa mưa cũng như từ mùa mưa sang mùa khô. Việc phân tích các ngày bắt đầu và kết thúc mùa khô và mùa mưa cho thấy, các cơn mưa đầu mùa thường xảy ra từ giữa tháng 4 đến tuần đầu tháng 5. Mùa mưa thật sự bắt đầu kể từ tuần thứ 2 của tháng 5 đến đầu tháng 6. Ngày kết thúc mùa mưa thực sự từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 hàng năm.

Do gần biển và có hệ thống sơng ngịi chằng chịt nên nhìn chung, độ ẩm tương đối ở Bến Tre khá cao, trung bình tháng trong nhiều năm dao động 77 - 90%, các huyện ven biển có độ ẩm tương đối từ 83 - 91%.

Sự chênh lệch độ ẩm tương đối trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất từ 8 - 10%. Độ ẩm thấp nhất thường vào các tháng chuyển mùa (mùa khô sang mùa mưa và ngược lại). Vào mùa khô, độ ẩm của tỉnh vào khoảng 73 - 79%, riêng vùng ven biển khoảng 79 - 84%. Vào mùa mưa, độ ẩm tương đối cao (khoảng 83 - 86%), ven biển từ 85 - 91%, tháng 9, 10 có độ ẩm lớn nhất.

Vào mùa khô, nắng nhiều, độ ẩm khơng khí thấp nên lượng bốc hơi cao, bình quân từ 4 - 6 mm/ngày đêm. Vào những tháng mùa mưa, độ bốc hơi giảm đi rõ rệt còn khoảng 2,5 - 3,5mm trong một ngày đêm. Riêng tháng 9, có độ bốc hơi nhỏ nhất đạt 2 - 3mm trong một ngày đêm.

d. Gió

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính tạo nên 2 mùa rõ rệt:

- Gió mùa Tây - Tây Nam thường xuất hiện trong mùa mưa, tốc độ gió trung bình cấp 3 - 4 đạt từ 1 - 1,2 m/s, riêng vùng biển tốc độ gió đạt 2 - 3,9 m/s. Tốc độ tối đa của gió từ 10 - 18 m/s, vùng biển 12 - 20 m/s.

- Gió Đơng - Đơng Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào, xảy ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (thời kỳ khơ hạn). Gió xuất hiện làm dâng mực nước triều, làm xâm nhập mặn sâu vào nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt; ngồi ra, gió chướng cịn tác động làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió (thường chuyển sang ngư trường Cà Mau, Kiên Giang,…). Tốc độ trung bình của gió thường khoảng <3 m/s, chỉ khoảng 20 - 30% số lần trong tháng có vận tốc gió từ 4 - 8 m/s. Tốc độ gió 9 m/s ít khi xảy ra, chỉ chiếm khoảng 1 - 5% số lần xuất hiện trong tháng, vào những thời điểm này, do nhiệt độ ở đất liền cao hơn nhiệt độ biển nên kết hợp với gió biển thổi vào đất liền làm tăng tốc độ gió chướng, đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa.

Từ tháng 5 đến tháng 9 sang các tháng 10 và 11 của mùa mưa là thời kỳ gió chuyển tiếp yếu gồm có cả gió Đơng Bắc đến Đông Nam, tốc độ thường ở mức cấp 2.

Sang tháng 12, đầu mùa khơ, gió chuyển từ Bắc đến Đông Bắc, tốc độ cấp 2. Đến tháng 1 và 2 gió thịnh hành ở cấp 3 - 4 theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam, để đến cuối mùa khơ vào các tháng 3 và 4, gió thịnh hành ở cấp 3 - 4, chủ yếu hướng Đông đến Đông Nam.

2.2.3. Thủy - hải văn

2.2.3.1. Thủy văn nội đồng

Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với Biển Đông, với mạng lưới sơng ngịi chằng chịt và chịu ảnh hưởng bởi 2 chế độ thủy văn. Dịng chảy các sơng được cung cấp bởi nguồn nước ngọt từ hệ thống sông Mekong qua nhánh sông Tiền đổ về hàng năm. Ngồi ra, dịng chảy các sơng rạch cịn chịu chi phối bởi thủy triều Biển Đông theo các cửa sông xâm nhập sâu vào trong đất liền làm cho hình thái dịng chảy khá phức tạp.

a. Nguồn nước mặt

Tỉnh Bến Tre có hệ thống sơng rạch phát triển, với 4 nhánh sông lớn của sông Tiền (thuộc hệ thống sông Cửu Long) là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài xấp xỉ 300 km. Hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km. Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên đến 30 tỷ m3/năm; vào mùa lũ chiếm 80%, tức gấp 4 lần lưu lượng mùa khô.

Bảng 2.2: Đặc điểm các sông lớn của tỉnh Bến Tre

STT Sông Đặc điểm chính

Lƣu lƣợng nƣớc (m3/s)

Mùa lũ Mùa khơ

1 Mỹ Tho (sông Tiền)

- Dài khoảng 83 km dọc theo chiều dài phía bắc của tỉnh.

- Đổ ra biển qua cửa Đại và cửa Tiểu (Tiền Giang).

- Lịng sơng khá rộng (1500 - 2000 m), độ sâu từ 12 - 15 m.

6.480 1.598

2 Ba Lai

- Tổng chiều dài khoảng 59 km.

- Khu vực cửa biển rộng trên 1 km, đầu nguồn bị bồi tụ nên hẹp dần và lịng sơng cạn.

240 59

3 Hàm

Luông

- Chiều dài khoảng 71 km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh,

- Lịng sơng rộng 1200 - 1500m và sâu 12 - 15m, vùng cửa sông giáp biển rộng đến 3000 m.

3.360 828

4 Cổ Chiên

- Nằm ở phía nam của tỉnh, có chiều dài khoảng 82 km, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long.

STT Sông Đặc điểm chính

Lƣu lƣợng nƣớc (m3/s)

Mùa lũ Mùa khơ

- Có 2 nhánh rạch lớn là rạch Băng Cung và rạch Eo Lói.

Với lượng nước nói trên, nếu thượng nguồn có những cơng trình điều tiết, trữ nước mùa lũ, xả nước mùa khơ thì lượng nước mùa khô tăng lên có thể đẩy mặn xuống hạ lưu xa hơn, mực nước trong sông cao giúp ổn định cho giao thông thủy và đảm bảo cung cấp nước ngọt cho cả đời sống và sản xuất.

Ngồi ra, cịn nhiều kênh rạch chính nối các sơng lớn trên với nhau thành một mạng lưới chằng chịt. Theo thơng kế, có khoảng 46 kênh rạch chính với tổng chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)