Khối trượt lở TL 222 trong vỏ phong hoá đá biến chất tại xã Măng Ri

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 42)

Bắc thuộc địa phận xã Đăk Hà(Hình 3.8). Đây là khối trượt trong taluydương, bên phải đường theo hướng từ xã Đăk Hà đixã Đăk Tơ. Khối trượt có quy mơ rất lớn, rộng khoảng 150m, cao 35m, sâu 30m, thể tích ước tính 217.000m3. Khối trượt lở này hình thành trong vỏ phong hoá đá biến chất rất triệt để, thành phần vỏ phong hoá bao gồm: sét, bột, cát lẫn dăm sạn, màu nâu đỏ. Mái dốc đã được xử lý 5 cấp, gắn cácống, rãnh thốt nước, phủbê tơng bềmặt. Chân mái dốc là tường chắn bằng bê tông, dài khoảng 120m, cao 1,5m, dầy 30 - 40cm. Tuy nhiên, hiện chân tường chắn đã bịnghiêng khoảng 100, tạo nên những vết nứt rộng 10 - 20cm do áp lực rất lớn từ đất đá trên mái dốc. Nguy cơ bị phá huỷ của tường chắn và lớp bê tông phủ mái dốc là rất cao khi gặp trời mưa lớn. Phía trên mái dốc có nhiều khối cơ quan, trường học, nhà cơng vụ,…Vì vậy, đây là vịtrí cần quan tâm đặc biệt để có những biện pháp kịp thời nhằm phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thểxảy ra.

Hình 3.8. Khối trượt lởTL 255 trong vỏphong hốđábiến chất tại xãĐăk Hà (Trung tâm huyện Tu Mơ Rơng)

-Điểmtrượt lởTL 256: Có toạ độ 107056’40,2”kinh Đơng và 14049’37,4” vĩ Bắc thuộc địa phận xã Đăk Hà. Đây là đoạn đường kéo dài khoảng 500m, taluy dươngvà mặt đường đang bịxói lởrửa lũa rất mạnh. Taluy dươngcao khoảng 15m, sâu vào 10m, dốc khoảng 450. Đây là khối trượt có quy mơ lớn, thể tích ước tính 94.000m3. Dưới chân taluy dương hình thành rãnh xói sâu 2-3m, rộng 1- 3m, tạo dịng chảy và xói lởmạnh vào mùa mưa. Ngồi ra, taluy âm cũng đang có dấu hiệu bịxói lở, rửa lũa mạnh. Mặt đường cũng hình thành 3 - 4 khe rãnh sâu khoảng 1m, có rộng 0,5 - 1m, chạy song song với nhau dọc theo tuyến đường. Vỏ phong hốở đây rất dày (ít nhất > 20m) và triệt để, thành phần là sét, bột, cát màu xám vàng - nâu đỏ. Phía trên taluy dương là trường nội trú và một số cơ quan khác. Mặc dù taluy dương đã được xử lý 3 cấp nhưng do vỏ phong hóa rất dầy và triệt để nên

nguy cơ tiếp tục bịphá huỷ vào mùa mưa là rất cao, đe doạan tồn của những cơng trình xây dựng phía trên.

Hình 3.9.Điểm trượt lởTL 256 trong vỏphong hóađábiến chất tại xãĐăk Hà (Trung tâm huyện Tu Mơ Rơng)

3.2. Đặc điểm chung hiện trạng trượt lở huyện Tu Mơ Rơng

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá trên 300 điểm trượt lở trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, rút ra được một số đặc điểm chung về hiện trạng trượt lở trên địa bàn huyện như sau:

-Các điểm trượt lởphân bố không đồng đều, tập trung chủyếuởphần thung lũngtrung tâm và thung lũng phía Tây vùng nghiên cứu. Các xã có nhiều điểm trượt lởlớn trong khu vực là: Tu Mơ Rông, Ngọc Yêu, Văn Xuôi, Tê Xăng, Ngọc Lây.

- Các điểm trượt lở trong vùng nghiên cứu chủ yếu là trượt lở đất trong vỏ phong hoá của đá biến chất và đá magma. Ngồi ra, cũng có một số điểm trượt lở vỏphong hố có mặt trượt tiếp xúc với đá gốc.

- Trượt lởtrong khu vực chủ yếu phát triển trong khoảng độ dốc từ 00–350, đặc biệt làởkhoảng độdốc 250–350.

-Trượt lởtại một số nơicó liên quan với hệthống dịng chảy, do hiện tượng xâm thực giật lùi, xâm thực ngang của các sông suối, diễn ra phổ biến trong mùa mưa lũ.

- Tác động của con người có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng trượt trượt lở trong khu vực. Rất nhiều khối trượt phát sinh dosườn dốc bịmất cân bằng tựnhiên bởi hoạt động xây dựng đường xá, cơng trình. Hiện tượng đốt nương làm rẫy, du canh du cư còn phổ biến trong khu vựcđã tàn phá một cách nghiêm trọng lớp phủ thực vật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tai biến trượt lởphát triển trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT SINH TRƯỢT LỞ HUYỆN TU MƠ RƠNG

4.1. Nhóm các yếu tố địa hình - địa mạo

Phần lớn những cơng trình nghiên cứu trước đây về tai biến trượt lở ở cả trong và ngoài nước đều cho rằng nhóm yếu tố địa mạo có vai trị chủ đạo trong việc tác động thúc đẩy phát sinh trượt lở đất. Các yếu tốtrắc lượng hình thái rất có ảnh hưởng đến trượt lở bao gồm: Độ dốc, độ cao, hướng sườn, độ phân cắt sâu, phân cắt ngang. Trong đó, đóng vai trò quan trọng nhất là yếu tố độdốc sườn.

4.1.1. Độ dốc sườn

Ảnh hưởng của địa hình đến trượt lởthể hiện rõ nhất thông qua độ dốc. Để đánh giá quan hệ độ dốc với trượt lở, người ta thường chia độ dốc thành các cấp khác nhau và xem xét số lượng trượt đất trong các cấp độ dốc này. Vấn đề phân chia độ dốc đã được nhiều tác giả đưa ra: Ayalew và nnk (2004), Phạm Văn Hùng (2010), Nguyễn Xuân Huyên (2010),. . . Trong khu vực nghiên cứu, dựa vào quan hệ độ dốc với các q trình địa mạo chủ đạo, độdốc có thể chia thành 5 cấp: 0° - 15°; 15° - 25°; 25° - 35°; 35° - 45° và >45°. Bản đồ độdốc được thành lập trên cơ sởmơ hình số độ cao (DEM) có được từsốhóa các bản đồ địa hình (Hình 4.1).

Bản đồ độdốc cho thấy đại đa sốdiện tích khu vực nghiên cứu có cấp độdốc từ35° trởxuống (96,4%) (Bảng 4.1). Diện tích cấp độdốc trên 35° phân bốhạn chế chủyếuởnhững khu vực núi caoởphía Tây và phía Bắc của huyện Tu Mơ Rơng.

Bảng 4.1. Thống kê diện tích vùng nghiên cứu theo độ dốc

Stt Lớp Diện tích (km2) Tỷ lệ % 1 0° - 15° 255,40 29,92 2 15° - 25° 381,76 44,73 3 25° - 35° 185,52 21,74 4 35° - 45° 28,46 3,33 5 > 45° 2,38 0,28 Tổng cộng 853,51 100,00

Hình 4.1. Bản đồ độ dốc

Để đánh giá mối quan hệ giữa độ dốc và trượt lở đất vùng nghiên cứu, các điểm trượt lở đãđược thống kê theo từng cấp độdốc, sau đó từtỷlệ trượt lởcủa các lớp độ dốc tính ra điểm số của từng lớp. Tỷ lệ trượt lởcủa từng lớp độ dốc được tính bằng cách lấy tổng diện tích các khối trượt lở trong cùng một lớp độ dốc chia cho tổng diện tích của lớp độdốc đó.

Qua nghiên cứu chi tiết cho thấy,trượt lởtrong khu vực phát triển chủyếu ở các cấp độdốc < 35°, cao nhất là cấp độdốc 25° - 35° có tỷlệ trượt lở0,145% với 107điểm trượt lở được ghi nhận; sau đó là cấp 0° - 15° với tỷlệ trượt lởlà 0,111% với 73điểm trượt lở được ghi nhận; tiếp đến là cấp 15° - 25° với tỷlệ trượt lở đất là 0,087% với 146điểm trượt lở được ghi nhận; cấp độdốc 35° - 45° có tỷ lệ trượt lở thấp hơnvới chỉ 09điểm trượt lở được ghi nhận; Kết quảthống kê không ghi nhận

điểm trượt nào ởcấp độdốc > 45°. Lớp độ dốc 25° - 35° có tỷlệ trượt lởcao nhất có điểm sốlà 9, lớpđộ dốc > 45° có tỷ lệ trượt đất nhỏ nhất có điểm số là 1. Điểm sốcủa các lớp khác được tính tốn theo cơng thức đã nêu trong chương 2. Điểm số cụthểcủa các lớp độdốc như sau:

Bảng 4.2. Đánh giá mối quan hệ giữa độ dốc và trượt lở tại vùng nghiên cứu

Lớp Quy mơ khối trượt Tổng cộng Diện tích trượt (m2) Diện tích lớp (m2) Tỷ lệ (%) Điểm số N TB L RL 0°-15° 2 18 44 9 73 284.452,6 255.396.482,5 0,111 7 15°-25° 10 16 106 14 146 332.050,6 381.755.249,1 0,087 6 25°-35° 11 16 68 12 93 268.578,4 185.519.274,9 0,145 9 35°-45° 0 2 7 0 9 17.141,7 28.457.638,2 0,060 4 > 45° 0 0 0 0 0 0,0 2.380.486,8 0,000 1 Tổng cộng 23 52 225 35 335 902.223,4 853.509.131,5 0,106

* Quy mơ khối trượt: Nnhỏ; TBtrung bình; L lớn; RLrất lớn

4.1.2. Độ phân cắt ngang

Độphân cắt ngang được xác định là tổng sốchiều dài đường tụthủy trên một đơn vịdiện tích. Bản đồ độphân cắt ngang có thể xây dựng được từcác bản đồ địa hình hoặc từcác mơ hình số độcao (DEM). Kết quảtính tốn từmơ hình DEM cho thấy các giá trị đặc trưng về độphân cắt ngang của khu vực huyện Tu Mơ Rông như sau:

Giá trịcực tiểu : 0,00 Giá trịcực đại : 4,09 Giá trịtrung bình: 1,00 Độlệch chuẩn : 0,86

Cách phân chia các cấp độphân cắt ngang có sựkhác nhau giữa các tác giả: Nguyễn Xuân Huyên (2010) khi nghiên cứu trượt lở đất tại thành phố Đà Nẵng đã chia yếu tố độphân cắt ngang thành 5 lớp: 0,0 - 0,4 km/km2; 0,4–0,6 km/km2; 0,6 – 0,8 km/km2; 0,8 - 1,0 km/km2; 1,0 – 1,2 km/km2; Phạm Văn Hùng (2010) khi nghiên cứu nứt đất và trượt lở đấtởtỉnh Quảng Nam; Mai Thành Tân (2014) nghiên cứu trượt lở đất tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã chia yếu tố này

thành 5 lớp <0,7 km/km2; 0,7 - 1,45 km/km2; 1,45 - 2,18 km/km2; 2,18 - 2,9 km/km2; và >2,9 km/km2. Những cách phân chia này ít nhiều vẫn mang tính chủ quan của tác giả và khơng có cơ sở rõ ràng. Trong luận văn này, cách phân chia theo độ lệch chuẩn (Standard Deviation) được sử dụng để chia yếu tố độ phân cắt ngang thành 5 lớp với giá trị độlệch chuẩn là 0,86: 0,0 - 0,57 km/km2; 0,57 –1,43 km/km2; 1,43–2,29 km/km2; 2,29–3,15 km/km2; 3,15–4,09 km/km2(Hình 4.2).

Kết quảnghiên cứu cho thấy, đa phần diện tích vùng nghiên cứu có độ phân cắt ngang < 2,29 km/km2, chiếm tới 91,2% tổng diện tích. Chiếm diện tích lớn nhất là vùng có độphân cắt ngang < 0,57 km/km2 (37,06%); sau đó là vùng có độ phân cắt ngang 0,57–1,43 km/km2(33,55%); tiếp đếnlà vùng có độphân cắt ngang 1,43 – 2,29 km/km2 (20,55%); tiếp theo là vùng có độ phân cắt ngang 2,29 – 3,15 km/km2 (7,76%); nhỏ nhất là vùng có độ phân cắt ngang >3,15 km/km2(1,07%), phân bố hạn chế ở dọc các con sơng chính nơi, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, sơng chủyếu phát triển uốn khúc và xâm thực ngang.

Hình 4.2. Bản đồ độ phân cắt ngang

Tương tự như đối với yếu tố độdốc, để đánh giá mối quan hệ giữa độ phân cắt ngang và trượt lở đất vùng nghiên cứu, các điểm trượt lở đãđược thống kê theo từng cấp độphân cắt ngang của địa hình, sau đó từtỷ lệ trượt lởcủa các lớp tính ra điểm sốcủa từng lớp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷlệ trượt lở tăng theo độ chia cắt ngang đến khi độ chia cắt ngang đạt khoảng 2,29 – 3,15 km/km2 (0,016 – 0,211 %), sau đó giảm mạnh khi độ phân cắt ngang vượt qua 3,15 km/km2 (0,041 %) (Bảng 4.3). Nhìn chung, độ chia cắt ngang thích hợp cho phát triển trượt đất ở trong khoảng 0,57 – 3,15 km/km2,đây cũng thường là vùng đồi núi diễn ra hoạt động xâm thực giật lùi phát triển dòng chảy mạnh mẽ. Khu vực có độ chia cắt ngang > 3,15 km/km2 thường là khu vực dọc các con sơng chính trong khu vực nghiên cứu, nơi địa hình tương đối bằng phẳng, có lẽ vì thế sơng ở đây chủ yếu xâm thực ngang, uốn khúc kéo dài lòng dẫn, còn xâm thực sâu và xâm thực giật lùi ít phát triển, kéo

theo trượt lở ít phát triển. Điều này giải thích vìsao khi độ phân cắt ngang > 3,15 km/km2thì tỷlệtrượt lởlại giảm mạnh.

Bảng 4.3. Đánh giá mối quan hệ giữa độ phân cắt ngang và trượt lở tại vùng nghiên cứu

Lớp

(km/km2)

Quy mơ khối trượt Tổng cộng Diện tích trượt (m2) Diện tích lớp (m2) Tỷ lệ (%) Điểm số N TB L RL 0,00-0,57 3 10 27 1 41 49.549,4 316.288.254,0 0,016 1 0,57-1,43 6 12 69 14 101 365.240,3 286.394.208,4 0,128 6 1,43-2,29 7 11 74 14 106 343.892,1 175.409.419,4 0,196 8 2,29-3,15 3 14 49 6 72 139.794,5 66.268.606,0 0,211 9 3,15-4,09 4 5 6 0 15 3.747,0 9.148.643,8 0,041 2 Tổng cộng 23 52 225 35 335 902.223,4 853.509.131,5 0,106

* Quy mơ khối trượt: Nnhỏ; TBtrung bình; L lớn; RLrất lớn

4.1.3. Độ phân cắt sâu

Độ phân cắt sâu là độ chênh cao địa hình giữa điểm cao nhất với điểm thấp nhất trên một đơn vị diện tích. Nó thể hiện năng lượng địa hình, quyết định tới xu thế và cường độ của các quá trình địa mạo, phát triển địa hình trong khu vực. Bản đồ độphân cắt sâu có thểxây dựng được từcác bản đồ địa hình hoặc từcác mơ hình số độcao (DEM). Kết quảtính tốn từmơ hình DEM cho thấy các giá trị đặc trưng về độphân cắt sâu của khu vực huyện Tu Mơ Rông như sau:

Giá trịcực tiểu : 26,82 Giá trịcực đại : 863,65 Giá trịtrung bình: 267,75 Độlệch chuẩn : 104,20

Tương tự như với yếu tố phân cắt ngang, trong nghiên cứu này cách chia theo độlệch chuẩn cũng được sử dụng để chia yếu tố độ phân cắt sâu thành 5 lớp với giá trị độlệch chuẩn là 104,2: 26,82– 111,46 m/km2; 111,46 –215,65 m/km2;

215,65 – 319,85 m/km2; 319,85 – 424,04 m/km2; 424,04 – 863,65 m/km2 (Hình 4.3).

Phân tích bản đồ độphân cắt sâu cho thấy, phổbiến nhất trong vùng nghiên cứu là độphân cắt sâu từ215,65 – 319,85 m/km2, chiếm tới 41,52% diện tích tồn vùng, sau đó là từ111,46 –215,65 m/km2, chiếm 28,75% diện tích tồn vùng, tiếp theo là từ319,85 –424,04 m/km2, chiếm 18,98% diện tích tồn vùng, hai mức phân cắt sâu cịn lại chỉchiếm khoảng 10,75% diện tích vùng nghiên cứu. Những vùng có độphân cắt sâu lớn nhất thường tương ứng với khu vực núi cao, những vùng có độ phân cắt sâu nhỏ nhất thường ứng với khu vực hạ lưu của các sơng chính và cao nguyên bazanphía Đơng Bắc vùng nghiên cứu.

Bảng 4.4. Thống kê diện tích vùng nghiên cứu theo độ phân cắt sâu

Stt Lớp (m/km2) Diện tích(km2) % 1 26,82–111,46 26,49 3,10 2 111,46–215,65 245,37 28,75 3 215,65–319,85 354,37 41,52 4 319,85–424,04 162,02 18,98 5 424,04 - 863,65 65,26 7,65 Tổng cộng 853,51 100,00

Hình 4.3. Bản đồ độ phân cắt sâu

Tương tự như đối với yếu tố độ dốc và độ phân cắt ngang, để đánh giá mối quan hệ giữa độ phân cắt sâu và trượt lở đất vùng nghiên cứu, các điểm trượt lở được thống kê theo từng cấp độ phân cắt sâu của địa hình, sauđó từ tỷ lệ trượt lở của các lớp tính ra điểm sốcủa từng lớp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ trượt đất tại vùng nghiên cứu tăng nhẹ khi độphân cắt sâu tăng từlớp 1 sang lớp thứhai (0,148– 0,162%)và sau đó giảm dần theo khi độ chia cắt sâu tăng lên (0,162 – 0,014%) (Bảng 4.5). Kết quả nghiên cứu là phù hợp do khu vực địa hình có độphân cắt sâu lớn khơng phải là nơi thích hợp cho hoạt động trượt lở đất phát triển.

Bảng 4.5. Đánh giá mối quan hệ giữa độ phân cắt sâu và trượt lở tại vùng nghiên cứu

Lớp (m/km2)

Quy mơ khối trượt Tổng cộng Diện tích trượt (m2) Diện tích lớp (m2) Tỷ lệ (%) Điểm số N TB L RL

26,82– 111,46 0 2 9 2 13 39.144,3 26.492.834,9 0,148 8 111,46– 215,65 10 24 98 12 144 398.296,7 245.372.288,5 0,162 9 215,65– 319,85 10 18 99 18 145 357.800,7 354.372.436,7 0,101 6 319,85– 424,04 1 8 18 3 30 98.116,9 162.016.475,8 0,061 4 424,04– 863,65 2 0 1 0 3 8.864,9 65.255.095,7 0,014 1 Tổng cộng 23 52 225 35 335 902.223,4 853.509.131,5 0,106

* Quy mô khối trượt: Nnhỏ; TBtrung bình; L lớn; RLrất lớn

4.2. Nhóm các yếu tố địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)