KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 40)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài và phân loại LSNG tại VQG Phou Khao Khouay

4.1.1. Thành phần loài

Tổng hợp kết quả điều tra về thành phần loài cây cho lâm sản ngoài gỗ tại Phou Khao Khouay từ nhiều nguồn thông tin khác nhau được tổng hợp trong phụ lục 02 và bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thành phần loài LSNG tại VQG Phou Khao Khouay

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Lào Số

loài

I NGÀNH DƯƠNG XỈ POLYPODIOPHYTA PHUAED XAN TAM

1 Họ Rau dớn Athyriaceae Phak koud 1

2 Họ Ráng Lypodiaceae Phak pang 1

3 Họ Lông cu ly Dicksoniaceae Phak fern 1

4 Họ Tần (Rau bợ) Marsileaceae Phak ven 1

5 Họ Tế Gleicheniaceae Phak koud tia 1

II NGÀNH HẠT TRẦN GYMNOSPERMAE KENPUAEY

6 Họ Thông Pinaceae Mai pek 2

III NGÀNH HẠT KÍN ANGIOSPERMATOPHYTA KEN HOUM LỚP HAI LÁ MẦM DICOTYLEDONAE BAYLIENGKHU

7 Họ Bàng Combretaceae 1

8 Họ Bầu bí Cucurbitaceae Mak nam 6

9 Họ bìm bìm Convolvulaceae Pham bong 3

10 Họ Bứa Clusiaceae Mang khoud 2

11 Họ Bồ hòn Sapindaceae Mak ngor 2

12 Họ Cam Rutaceae Mak phuk 5

13 Họ Cà Solanaceae Mak khuae 1

14 Họ Chè Theaceae Xa 2

15 Họ Chua me đất Oxalidaceae Ya nhoup 2

16 Họ Cúc Asteraceae Dao luaeng 7

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Lào loài Số

18 Họ Dây khế Connaraceae Mak phuaeng 3

19 Họ Đào lộn hột Anacardiaceae Himmaphan 5

20 Họ Đậu Fabaceae Thoua 8

21 Họ đu đủ Caricaceae Mak hung 1

22 Họ Đinh Bignoniaceae Sousan pa dip 1

23 Họ Gạo Bombaceae Dok jan 2

24 Họ Giền Amaranthacea Phak hom 2

25 Họ Gió Thymelaeaceae Dep nia 1

26 Họ Hoa tán Apiaceae Phak si 4

27 Họ Hồ tiêu Piperaceae Phik thai 2

28 Họ Hoa hồng Rosaceae Dok ku lap 2

29 Họ Kơ nia Irvingiaceae Mak bok 1

30 Họ Kim ngân Caprifoliaceae Khuae khao 2

31 Họ Lá giấp Saururaceae Phak y lerd 1

32 Họ Lạc tiên Pasifloraceae Phak ho ham 1

33 Họ Lộc vừng Lecythidaceae 1

34 Họ Mắc nưa Ebenaceae Mak phap 1

35 Họ Mùng quân Flacourtiaceae Din ting 2

36 Họ Nhài Oleaceae Ma li 1

37 Họ Ngũ gia bì Araliaceae Tin pet 4

38 Họ Sam Portulacaceae Phak bia 1

39 Họ Táo Rhamnaceae Mak than 1

40 Họ Sến Sapotaceae Phi koun 1

41 Họ Sim Myrtaceae Mak kieng 3

42 Họ Rau sắng Opiliaceae Phak wan 1

43 Họ Thầu dầu Euphorbiaceae Mak hung sa 9

44 Họ Thiên lý Aslepiadacceae Nomm lia ta 1

45 Họ Thụ đào Icacinaceae Thao van 3

46 Họ Tiết dê Menispermaceae khuae kheo luaey 2

47 Họ trám Burseraceae 1

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Lào loài Số

49 Họ vang Caesalpiniaceae Sa fang 4

LỚP MỘT LÁ MẦM MONOCOTYLEDODAE

50 Họ Cau dừa Arecaceae Mak phao 8

51 Họ Chuối Musaceae Kouay 2

52 Họ Cỏ Poaceae Nha 10

53 Họ Cỏ ban Gittifereae Mang khoud 1

54 Họ Củ nâu Dioscoreaceae Koi pherm 3

55 Họ Dứa dại Pandanaceae Mak nat 1

56 Họ Gừng Zingiberaceae Khing 6

57 Họ Huỳnh tinh Marantaceae Peng ngao 2

58 Họ Kim cang Smilacaceae Khaoyennuae 2

59 Họ Lan Orchidaceae Dok pherng 2

60 Họ Phất dụ Dracaenaceae Set thi 1

61 Họ Ráy Araceae Phakkanjong 3

Tổng 165 loài, 61 họ, 3 ngành thực vật

Kết quả đã ghi nhận được 165 loài, 61 họ, và 3 ngành thực vật tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay cho lâm sản ngoài gỗ với các công dụng khác nhau. Trong số 03 ngành thực vật ghi nhận được, Ngành hạt kín (Angiospermatophya) có số lượng lồi và số họ nhiều nhất với 56 họ và 158 loài (chiếm 91,8% tổng số họ và 95,7% tổng số loài thực vật cho LSNG ghi nhận được trong đợt điều tra). Số liệu này phản ảnh mức độ đa dạng của thực vật ngành hạt kín trong khu vực và sự phù hợp về điều kiện lập địa cho sự phát triển của ngành hạt kín.

Các họ thực vật cho LSNG có số lượng lồi nhiều nhất đó là họ Cỏ - Poaceae (10 loài), họ Dâu tằm - Moraceae (10 loài), tiếp đến là họ Thầu dầu – Euphorbiaceae (9 loài), họ Cau dừa – Arecaceae (8 lồi), các họ cịn lại thường chỉ có 1 đến 3 loài.

4.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ tại VQG Phou Khao Khouay

4.1.2.1. Phân loại theo dạng sống

Theo kết quả điều tra thực địa, phỏng vấn và kiểm chứng hình ảnh các lồi thực vật cho LSNG đã xác định có 4 dạng sống chính đó là thân gỗ, thân thảo, dây leo và thân bụi. Tổng hợp các dạng sống của thực vật cho LSNG trong khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Phân loại LSNG theo dạng sống

TT Dạng sống Số loài Tỉ lệ % 1 Thân thảo 53 32,12 2 Thân gỗ 74 44,85 3 Dây leo 30 18,18 4 Cây bụi 8 4,85 Tổng 165 100

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong tổng số 165 lồi thực vật cho LSNG có đến 74 lồi (chiếm 44,85% tổng số loài cho LSNG) là dạng thân gỗ. Đây là dạng sống của nhiều loài thực vật nhất trong khu vực. Mặc dù số lượng các loài thực vật cho LSNG chưa đánh giá hết toàn bộ nhưng con số này đã phản ánh mức độ ưu thế của dạng sống thân gỗ ở VQG Phou Khao Khouay vì số lồi thực vật thân gỗ chưa biết đến giá trị về LSNG còn rất nhiều.

Dạng sống thân thảo có số lượng khá lớn (chỉ đứng sau dạng thân gỗ) khi kết quả điều tra ghi nhận đến 53 loài (chiếm 32,12% tổng số loài cho LSNG được ghi nhận). Dạng thân thảo chủ yếu phục vụ nhu cầu rau ăn hay làm thuốc của người dân địa phượng. Số lượng của các lồi thân thảo cịn khá lớn trong khu vực.

Các loài thân leo cho LSNG ở VQG Phou Khao Khouay có số lượng cũng tương đối lớn. Chúng thường có thân bị hoặc thân leo quấn lấy cây khác làm điểm tựa cho sinh trưởng và phát triển. Mặc dù số loài được ghi nhận khơng lớn (30 lồi chiếm 18,18%) nhưng với khả năng sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, các loài thực vật thân leo đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của nhiều loài thực vật khác đặc biệt là cây bụi và cây tái sinh.

Các loài cây bụi cho LSNG ghi nhận được trong đợt điều tra có số lượng ít nhất (8 lồi). Điều này cho thấy mức độ ít quan tâm của người dân đến sử dụng dạng sống này trong khu vực.

4.1.2.2. Phân loại LSNG theo công dụng

Cộng đồng địa phương tại VQG Phou Khao Khouay đang sử dụng LSNG theo các mục đích: làm dược liệu, làm cảnh, rau ăn, đồ gia dụng, gia vị, nhựa, sợi, tinh dầu. Dựa trên kết quả phỏng vấn, đề tài đã phân loại mức độ sử dụng LSNG trong khu vực và tổng hợp trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Phân loại LSNG theo các nhóm cơng dụng

TT Cơng dụng Số lồi Lồi đại diện

1 Ăn quả 30 Nhãn, Vải, Trứng gà, Mít giai 2 Bóng mát 8 Sữa, Sở, Chè, Quất hồng bì 3 Cây cảnh 20 Sữa, Móng bị trang sức, Ruối 4 Đồ gia dụng 14 Bương, Luồng, Nứa

5 Gia vị 16 Thì là, Mùi tàu, Mắc khén, Hồ tiêu 6 Làm thuốc 99 Sa nhân, Kim tuyến, Thổ phục linh 7 Lấy nhựa 4 Thông hai lá, Thông ba lá

8 Rau 33 Rau Sắng, Sung

9 Sợi 1 Dứa dại

10 Thức ăn gia súc 1 Dướng,

11 Tình dầu 3 Trầm hương

Như vậy, dược liệu là nhóm cơng dụng có thành phần thực vật nhiều nhất với 99 loài, tiếp đến là nhu cầu sử dụng LSNG làm rau ăn (33 loài), ăn quả (30 loài), cây cảnh (20 loài) và gia vị (16 loài). Kết quả này cho thấy nhu cầu về LSNG của cộng động địa phương chủ yếu là về nhu cầu hàng ngày. Trong số các loài thực vật này có nhiều lồi q được một số hộ dân chuyển về vườn nhà trồng và phát triển như Lan Kim tuyến (Anoectochilus lylei), Kim tiền Thảo (Desmodium retroflexum), Đinh lăng (Polyscias fruticosa)...

Sở dĩ cây thuốc chiếm phần lớn số loài cho LSNG ở khu vực là vì ngồi làm thuốc chúng cịn được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như làm rau, gia vị, đồ gia dụng, ăn quả...Theo kết quả nghiên cứu không chỉ mỗi cây cho một loại cơng dụng mà có đến 65 lồi thực vật được ghi nhận trong đợt điều tra này cho từ 2 đến 3 công công dụng. Kết quả tổng hợp được trình bày trong hình 4.1 và phụ lục 03.

Các loài LSNG chỉ biết đến với một mục đích có số lượng nhiều lồi nhất với 100 lồi (chiếm 60,6% tổng số loài được ghi nhận) và chủ yếu được biết đến với mục đích làm thuốc và rau ăn. Các lồi có từ 2 cơng dụng trở lên có 58 lồi (chiếm 35,2%) và chủ yếu là các lồi làm thuốc hoặc rau và một cơng dụng khác. Số lượng các loài cho 3 cơng dụng trở lên có số lượng ít (4,2%), thực tế số lượng của các loài cho 3 công dụng trở lên rất nhiều nhưng mức độ sử dụng của cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế.

4.1.2.3. Phân loại LSNG theo bộ phận sử dụng

Các loài thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ được sử dụng với nhiều bộ phận khác nhau như rễ, thân, lá, quả, nhựa...trong đó có nhiều loài được sử dụng hai đến ba bộ phận của cây. Tổng hợp kết quả phân loại LSNG theo bộ phận sử dụng được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tổng hợp LSNG theo bộ phận sử dụng tại Khu vực nghiên cứu

TT Bộ phận sử dụng Số lượng loài Loài đại diện

1 Củ 17 Củ nâu, Củ mài, Củ từ, Khúc khắc, Thổ phục linh 2 Hạt 8 Sa nhân, Trẩu 3 Hoa 5 Cỏ chít, Chuối rừng 4 Lá 48 Dứa dại, Cọ 5 Lông 1 Lông cu li 6 Ngọn 3 Rau sắng, Bí

7 Nhựa, Sơn 4 Thơng ba lá, Thông hai lá

8 Quả 39 Mít giai, Khế chua, Trứng gà

9 Rễ 18 Cỏ chanh, Sắn dây

10 Thân 28 Kim tuyến, Tế

11 Toàn thân 39 Vạn niên thanh, Ráy

Cộng đồng địa phương sử dụng LSNG khá đa dạng gồm cả thân, lá, nhựa, củ, quả trong đời sống hàng ngày. Mức độ sử dụng LSNG nhiều nhất ở bộ phận Lá (48 loài), tiếp đến là quả (39 lồi), tồn thân (39 lồi), thân (28 lồi)...và ít sử dụng nhất là các bộ phận lơng (1 lồi) và ngọn (3 lồi).

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng rất lớn về LSNG của VQG Phou Khao Khouay. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thực vật. Mặc dù đề tài đã ghi nhận được 165 loài thực vật cho LSNG ở nơi đây với nhiều công dụng và bộ phận sử dụng khác nhau nhưng đây là con số chưa phản ánh hết tiềm năng LSNG trong khu vực. Kết quả này cũng cho thấy sự quan tâm của người dân địa phương nói riêng và người Lào nói chung trong việc phát huy nguồn lợi vốn có từ rừng và đất rừng.

4.1.2.4. Thực vật quý hiếm cho LSNG

Từ kết quả ở phụ lục 02, đề tài đã thống kê được 15 loài thực vật cho LSNG tại VQG Phou Khao Khouay quý hiếm ở mức độ quốc gia và toàn cầu. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Danh mục các loài thực vật quý hiếm cho LSNG

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Lào SĐVN

(2007)

Lào (2012)

1 Ba gạc lá to Rauvolfia cambodiana Y tho tin pet bai yai VU 2 Ba gạc lá vòng Rauvolfia verticillata Y tho tin pet bai mon VU 3 Bổ cốt toái Drynaria bonii Phak Kout tia EN

4 Cà ổi lá đỏ Castanopsis hystrix Ko deng QLIII

5 Cóc rừng Spondias pinnata Kok pa QLIII

6 Kim tuyến Anoectochilus lylei Nha bai lai EN

7 Mặc nưa Diospyros mollis Griff. Mak kuae EN QLII 8 Rau sắng Melientha suavis Pierre Phak wan VU

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Lào SĐVN (2007)

Lào (2012)

9 Sấu tía Sandoricum koetjape QLII

10 Sầu đâu Azadirachta indica

A.juss. Ka dao QLIII

11 Sữa Alstonia scholaris QLIII

12 Thầu dầu tía Ricinus communis Hung xa VU 13 Trầm hương Aquilaria crassana Ket sa na EN 14 Trám đen Canarium nigrum

Engler Mak Bai QLIII

15 Xoay Dialium cochinchinensis

Pierre, 1898 Kheng QLII

Tổng 8 8

NĐ Lào (2012): Nghị định 08 Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp nước CHDCND Lào

Trong tổng số 15 loài thực vật quý hiếm cho LSNG (chiếm 9,1% tổng số lồi ghi nhận được) có 8 lồi được quản lý thuộc các cấp độ II và cấp độ III trong Sách đỏ Lào năm 2012. Trong số này có 3 lồi thuộc cấp Quản lý II (Xoay - Dialium cochinchinensis, Sấu tía - Sandoricum koetjape, Mặc nưa - Diospyros mollis) và 5 loài thuộc cấp Quản lý III.

Trong số 8 lồi thực vật cho LSNG có trong Sách đỏ Việt Nam chỉ có lồi Mặc nưa (Diospyros mollis) cũng là loài đang được bảo vệ ở Quốc gia Lào. Các loài quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam có ở Phou Khao Khouay gồm 3 lồi ở mức nguy cấp (EN) đó là: Lan Kim tuyến (Anoectochilus lylei), Mặc nưa (Diospyros mollis Griff) và Trầm hương (Aquilaria crassana). Như vậy có thể thấy rằng việc bảo tồn nguồn tài nguyên không chỉ chú trọng vào những loài cây đang bị suy giảm nhất định mà cần phải bảo vệ tồn diện vì rất có thể nhiều lồi chưa đến mức bảo tồn ở quốc gia mình nhưng đang là lồi cần quan tâm và bảo vệ ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

4.2. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ LSNG tại VQG Phou Khao Khouay Phou Khao Khouay

4.2.1. Tình hình khai thác sử dụng

Theo kết quả điều tra trên ô tiêu chuẩn, thực vật cho LSNG ở VQG Phou Khao Khouay chủ yếu là các cây thân thảo, dây leo và cây bụi. Có đến 57,3% các cây thuộc các dạng sống này. Trong các loài LSNG dạng thân gỗ có 42,7% tổng số cây. Mặc dù số lượng loài thuộc dạng thân gỗ là lớn nhất nhưng số loài cây thuộc tầng cây cao chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Kết quả điều tra trên các ơ tiêu chuẩn đã thống kê các lồi thuộc tầng cây cao được tổng hợp trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tổng hợp các loài LSNG thuộc tầng cây cao

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tên Lào Hvntb

1 Pinus khaysya Thông ba lá Pek xam bai 17,3

2 Pinus latteri Thông hai lá Pek xong bai 16,7

3 Alstonia scholaris Sữa Tin ped 12,1

4 Rauvolfia cambodiana Ba gạc lá to Y tho bai yai 9

5 Rauvolfia verticillata Ba gạc lá vòng Y tho bai mon 8,6

6 Schefflera palmiformis Chân chim Tin nok 11,3

7 Dracontomelum

duperreanum Sấu Sau 18

8 Spondias pinnata Cóc rừng Mak coc 11,2

9 Bombax malabaricum Cây Gạo Dok jan 23

10 Ceiba pentandra Bơng gịn Fai 15,3

11 Orxylum indicum Núc nác Lin mai 16,9

12 Garcinia multflora Dọc Mak poua 10,9

13 Garcinia oblongioliab Bứa lá tròn dài ka don 15,4

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tên Lào Hvntb

15 Baccaurea sapida Giâu gia đất Mak fai 14,2

16 Artocarpus heterophyllus Mít giai Mak mi 14,3

17 Fatoua pilosa Ruối Pa dap phoum 12,4

18 Ficus auriculata Vả Duae yai 12

19 Ficus racemosa Sung Duae noy 12,3

20 Averrhoa carambola Khế chua Phuaeng som 10,9

21 Prunus persica Đào Y tho 9,7

22 Prunus salicina Mận Man 9,8

23 Citrus grandis Bưởi nhà Phouk 14,1

24 Clausena lansium Quất hồng bì Long kong 14,7

25 Zanthoxylum rhetsa Mắc khén Mak khen 14,7

26 Dimocarpus longan Nhãn Lam nhai 13,5

27 Litchi chinensis Vải Fai 10,4

28 Poteria zapota Trứng gà Ta kop 16,7

29 Aquilaria crassana Trầm hương Ked sa na 14,5

30 Irvingia malayana

Olive.ex A.Benn. Kơ nia Mai bok 17,3

31 Areca catechu Cau Ton mak 19,3

32 Livistona sarbus Cọ Ton tan 15,6

Htbtb: chiều cao vút ngọn bình quân

Kết quả điều tra đã ghi nhận được 32 loài thân gỗ thuộc tầng cây cao cho LSNG. Các lồi này có phẩm chất khá tốt trong khi nhiều lồi cho lá và rau như Sung, Nhội, Chân chim..., hay các loài cho quả như Giâu gia đất, Núc nác, Bứa, Dọc..., các loài cho vỏ, nhựa, tinh dầu cũng được người dân địa phương thu hái không ảnh hưởng đến cây. Theo nguồn thông tin phỏng vấn các hộ dân sống gần rừng, việc thu hái lâm sản ở các cây gỗ cao thường được

trèo lên cây hái, không dùng biện pháp chặt hạ cây hoặc khai thác hết vỏ cây. Đây là các biện pháp thu hái lâm sản khá bền vững có ý nghĩa to lớn trong bảo tồn tài nguyên của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)