Giải pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên LSNG trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 67)

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn thực tế cũng như các mối đe dọa và trở ngại cho sự bảo tồn và phát triển LSNG của VQG Phu Khao Khouay, đề tài đã đưa ra một số nhóm giải pháp. Cụ thể như sau:

4.5.3.1. Giải pháp về chính sách

Một trong những vấn đề quan trọng trong thực hiện chính sách này là phải đảm bảo gắn bó quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tác cơ bản về quyền sử dụng đất và rừng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần tiến hành một số công việc sau:

- Xây dựng mô hình quản lý LSNG dựa vào cộng đồng từ khâu bảo tồn, gây trồng, khai thác đến chế biến LSNG tại địa phương.

- Cần có chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn loài cây LSNG bản địa. Trước hết cần ưu tiên bảo tồn 8 loài quý hiếm, nguy cấp. Xây dựng chính sách khuyến khích hình thành các vùng cây LSNG tập trung gắn với các cơ sở chế biến.

- Trước lợi nhuận trước mắt, một số người khai thác LSNG khai thác quá mức, thậm chí khai thác cả cây nhỏ để đạt được lợi nhuận về kinh tế đã làm nguồn tài nguyên thực vật ở đây bị suy giảm mạnh, đặc biệt là các cây có giá trị và quý hiếm. Nghiêm cấm mọi hành vi khai thác LSNG triệt để.

- Phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, thống kê về LSNG.

Ngoài ra, cần thúc đẩy mở rộng các làng nghề khác, bước đầu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân là cơ sở phát triển nguồn tài nguyên LSNG.

4.5.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý

Quản lý lâm sản ngoài gỗ thực chất là việc quản lý tài nguyên rừng, công tác quản lý bảo vệ cần phải được kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm, các tổ chức chính quyền đặc biệt có sự tham gia của người dân.

Vấn đề khai thác Lâm sản ngoài gỗ cần phải có kế hoạch hợp lý không lạm dụng vào vốn rừng để ngăn chặn tình trạng khai thác trộm, cần tuyên truyền để người dân không thả gia súc tự do vào rừng tự nhiên.

Cần xây dựng và áp dụng những hương ước của cộng đồng nhằm kiểm soát việc kinh doanh LSNG. Đây là công cụ quan trọng điều khiển mọi hành vi của mỗi thành viên trong cộng đồng, nó có thể hướng người dân quản lý và sử dụng LSNG hiệu quả hơn.

4.5.3.3. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ

Bên cạnh các giải pháp về kinh tế xã hội, tổ chức quản lý, các giải pháp về kỹ thuật cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý và phát triển tài nguyên LSNG. Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật cần chủ động đưa ra những tiến bộ mới của khoa học vào sản xuất, đồng thời khai thác triệt để những kiến thức bản địa cần có trong nhân dân.

Qua nghiên cứu về đặc điểm của cộng đồng địa phương tại Phou Khao Khouay cho thấy nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn vì vậy việc đưa ra những giải pháp về kỹ thuật cũng có những đặc thù riêng để phù hợp với địa bàn và đối tượng sản xuất. Cụ thể như sau:

- Tổng kết những kinh nghiệm trong nhân dân kết hợp với vận dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật nhằm cải tiến các phương pháp cũ kém hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất và tác hại đến tài nguyên rừng và môi trường trong quá trình khai thác và chế biến tránh gây tổn hại cho những sản phẩm khác từ rừng.

- Nghiên cứu sâu về các loài LSNG hiện có với giá trị kinh tế cao nhằm đưa vào trồng mới kết hợp với chăn nuôi, đặc biệt là các loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đặc biệt là các loại lâm sản quan trọng như Rau sắng, măng và một số cây thuốc ...

* Chuyển giao kỹ thuật và bồi dưỡng kiên thức về quản lý và phát triển LSNG cho người dân.

- VQG cần có mạng lưới khuyến nông lâm để chuyển tải những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, bên cạnh đó cần xây dựng các mô hình trình diễn để giúp các hộ nông dân tiểp cận và làm chủ kỹ thuật tiến bộ trong phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Xác định các tập đoàn cây trồng LSNG phù hợp với điều kiện lập địa và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ.

- Đổi mới công nghệ chế biến, trọng tâm là công nghệ sấy, bảo quản ưu tiên cho các loại công nghệ quy mô nhỏ.

* Nghiên cứu khả năng phát triển cho các loại thực vật cho LSNG - Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế xã hội địa phương.

4.5.3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

- Quy hoạch mạng lưới chế biến và tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch các làng nghề và doanh nghiệp chế biến LSNG tập trung trong 3 sản phẩm trọng yếu: các loại thảo dược, lương thực thực phẩm và đồ gia dụng. Bên cạnh đó,

cần tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài để chế biến và xuất khẩu. Xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm tại chỗ nhằm tiêu thụ các sản phẩm trong vùng. Ngoài ra, luôn cập nhật thông tin về thị trường để nắm vững giá cả và hình thức gây trồng và bảo vệ tài nguyên LSNG. Đánh giá khả năng cung cấp về mặt tài nguyên, phân tích khả năng cạnh tranh để đề xuất sản phẩm chủ lực và thị trường tiêu thụ.

4.5.3.5. Giải pháp về vốn và vật tư

Trong điều kiện kinh tế của vùng Phou Khao Khouay còn khó khăn như hiện nay thì việc tạo nguồn vốn để phát triển sản xuất là yếu tố quyêt định. Việc huy động vốn phải được tiến hành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

- Huy động được vốn sẵn có trong các hộ gia đình, khuyến khích họ đầu tư vào phát triển Lâm nghiệp đồng thời phải tăng cường giáo dục cho người dân về kiến thức thực hiện và những giá trị to lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng để họ yên tâm đầu tư vào phát triển Lâm nghiệp.

Nguồn vốn cung cấp từ ngân sách nhà nước đây là nguồn đầu tư lớn và thường xuyên do khu vực thuộc VQG Phou Khao Khouay quản lý. Tuy nhiên vấn đề là cần phải đầu tư và cân đối đầu tư sao cho hợp lý để có hiệu quả cao.

Cần xây dựng các chương trình, dự án khả thi để kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong nước và ngoài nước.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đề tài đã thống kê được 165 loài, 61 họ và 03 ngành thực vật cho LSNG tại VQG Phou Khao Khouay. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermatophya) là ngành có sự đa dạng về số loài nhiều nhất với 95,7% tổng số loài thực vật cho LSNG ghi nhận được trong đợt điều tra.

Dạng sống của các loài thực vật cho LSNG được chia ra 4 dạng cơ bản là: dạng thân gỗ, thân thảo, dây leo và thân bụi. Trong số đó, dạng sống thân gỗ và thân thảo là đặc trưng của khu vực (cả hai dạng sống này chiếm 76,9% tổng số loài thực vật cho LSNG điều tra được).

Hiện tại, cộng đồng địa phương tại VQG Phou Khao Khouay đang sử dụng LSNG theo các mục đích: làm dược liệu, làm cảnh, rau ăn, đồ gia dụng, gia vị, nhựa, sợi, tinh dầu. Trong đó, thực vật sử dụng vào mục đích dược liệu là chủ yếu với 100 loài (chiếm 60,6% tổng số loài được ghi nhận).

Các bộ phận được sử dụng khá đa dạng gồm cả thân, lá, nhựa, củ, quả. Mức độ sử dụng LSNG nhiều nhất ở bộ phận Lá (48 loài), tiếp đến là quả (39 loài), toàn thân (39 loài), thân (28 loài)...và ít sử dụng nhất là các bộ phận lông (1 loài) và ngọn (3 loài).

Kết quả điều tra ghi nhận được 8 loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ở các cấp độ từ VU đến EN trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và 7 loài khác thuộc cấp Quản lý II và III trong Nghị định 08/2012 ở Quốc gia Lào.

- Mức độ sử dụng LSNG ngày càng tăng trong khi diện tích rừng và nguồn tài nguyên LSNG ngày càng suy giảm. Mức độ suy giảm mạnh từ năm 2000 đến nay.

Thị trường tiêu thụ LSNG tại Phou Khao Khouay diễn ra khá sôi động và dễ dàng. Nhờ có các đầu mối thu mua và các lái buôn nên người dân địa phương thuận lợi trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Vấn đề quan trọng là khai thác bền vững nguồn tài nguyên LSNG để có thể tăng nguồn thu nhập và sử dụng bền vững.

- Về tiềm năng phát triển LSNG: Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay có diện tích lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự sinh sống của nhiều loài thực vật. Bên cạnh đó, người dân địa phương có kinh nghiệm trong việc sử dụng LSNG từ lâu đời, thị trường tiêu thụ thuận lợi là điều kiện rất tốt cho phát triển các làng nghề cũng như phát triển nguồn tài nguyên LSNG của khu vực.

Theo kết quả điều tra đã thống kê được 84 loài thực vật khác nhau được người gây trồng để phục vụ mục đích sử dụng của gia đình và bán sản phẩm. Các loài gây trồng phần lớn là các loài làm gia vị, làm thuốc hoặc cho rau ăn.

- Các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên LSNG nói riêng trong VQG Phou Khao Khouay bao gồm: đốt nương làm rẫy của người dân địa phương, cháy rừng, động vật ăn cỏ thả rông, khai thác lâm sản ngoài gỗ bữa bãi, rừng bị khai thác gỗ cạn kiệt.

Ngoài ra, các trở ngại cho bảo tồn tài nguyên LSNG của VQG còn được xác định do cơ cấu tổ chức và hệ thống chính sách chưa hợp lý, sự kém hiểu biết của các nhà chức trách đối với VQG.

- Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn thực tế, đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên LSNG trong khu vực bao gồm: giải pháp về chính sách, giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về kỹ thuật khoa học công nghệ, giải pháp về thị trường tiêu thụ và giải pháp về vốn và vật tư.

2. Tồn tại

Mặc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Thứ nhất là bất đồng về ngôn ngữ nên các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa thể hiện được toàn bộ quan điểm của tác giả trong quá trình thực hiện.

Thứ hai là diện tích của VQG Phou Khao Khouay rộng lớn, do đó đề tài chưa thể nghiên cứu hết toàn bộ nên kết quả nghiên cứu còn hạn hẹp.

Thứ ba là nội dung nghiên cứu lớn và trong thời gian ngắn nên đề tài còn nhiều hạn chế trong việc đi sâu vào tìm hiểu giá thành, thu nhập của người dân địa phương từ nguồn thu LSNG.

3. Khuyến nghị

Trên cơ sở những hạn chế của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất: cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên LSNG nói riêng tại VQG Phou Khao Khouay. Các thông tin bổ sung sẽ là tài liệu quý báu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên của khu vực cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương nhằm giảm thiểu lệ thuộc vào tài nguyên rừng.

Thứ hai: Ban quản lý VQG Phou Khao Khouay và chính quyền địa phương cần kêu gọi và thu hút đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực đặc biệt là tài nguyên LSNG.

Thứ ba: Đề tài được thực hiện nghiêm túc, số liệu thu thập chính xác. Vì vậy, đề tài nên được coi là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên LSNG ở Phou Khao Khouay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (Vol. Phần II. Thực vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.

2.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, & Nguyễn Khắc Khôi (2000).

Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

5. Lê Mộng Chân ( 1993). Quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật rừng (Bài giảng dùng trong trường Đại học Lâm nghiệp).

6. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000). Thực vật rừng. Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp. Nxb Nông Nghiệp. Hà Nội.

7.Vũ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.

8. Vũ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phạm Nguyên Hồng, Lê Khả Kế, Đỗ Tất Lợi & Thái Văn Trừng (1971). Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

9. Vũ Văn Chi và Trần Hợp (1999). Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

10. Bùi Trùng Dương (2002). Đánh giá tình hình khai thác, chế biến, tiêu thụ và gây trồng LSNG tại thôn Yên Sơn – Ba Vì – Hà Tây. Luận văn tốt nghiệp, trường ĐHLN.

11. Nguyễn Văn Dưỡng, Trần Hợp (1970). Kỹ thuật thu hái mẫu vật làm tiêu bản cây cỏ. Nxb Nông thôn. Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

13. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam tập 1, tập 2, tập 3, Nhà xuất bản Trẻ. TP. Hồ Chí Minh.

14. Trần Hợp (2002). Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Huy (2000), Bài giảng bảo tồn tài nguyên thực vật. Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Nội.

16. Trần Ngọc Hải (2002). Đánh giá vai trò của Lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm Vườn Quốc Gia.

17. Trần Ngọc Hải (2002). Đánh giá vai trò kinh tế của LSNG làm cơ sở phát triển bền vững LSNG tại một số thôn thuộc vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì – Hà Tây. Báo cáo đề tài nghiên cứu trường ĐHLN, Hà Nội. 18. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao (1997). Điều tra rừng. Giáo trình

Trường Đại học Lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Minh Huệ (2003). Báo cáo kết quả đánh giá nông thôn có người dân tham gia tại xã Van Yên – Vân Đồn - Quảng Ninh. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG giai đoạn II văn phòng miền Bắc.

20. Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

21. Phan kế Lộc (1998). Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, Kết quả kiểm kê thành phần loài. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số II, 10 - 15.

22. Michael, St. & Bill McShea (1996). Kỹ thuật điều tra và giám sát đa dạng sinh học cho các cán bộ kỹ thuật của các khu bảo tồn thiên nhiên

23. Lã Đình Mỡi, Lưu Đình Cư, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, & Ninh Khắc Bản (2002). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

24. Hoàng Kim Ngũ-Phùng Ngọc Lan (1998). Sinh thái rừng. Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội.

25. Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011), Danh lục chim Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 67)