Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 34 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia (VQG) Phou Khao Khouay có diện tích 200.000ha nằm trên địa giới của các huyện Tha Pha Bạt; huyện Hom, huyện Long Xanhuyện Tu La Khom tỉnh Viên Chăn và huyện Packngum, huyện Xay Tha Ny, Thủ đô Viêng Chăn. VQG Phou Khao Khouay cách trung tâm Thủ đô Vientiane 65 km về phía Đơng Bắc, có tọa độ địa lý:

180 14’ ÷ 180 32’ vĩ độ Bắc

1020 38’ ÷ 1020 59’ kinh độ Đơng + Phía Đơng xuất phát từ Năm Thoai

+ Phía Tây giáp với hồ chứa nước Năm Ngum, xuất phát từ Bản khu 3 đi đến Năm Ngao, Năm Pot.

+ Phía Nam giáp với chân núi Phu Khao Khouay, núi Phu Na Xay, Phu Ho xuất phát từ đường lên núi Khao Khouay đi dọc theo chân núi Khao Khouay, chân núi Na Xay, chân núi Enông đến Nậm Nhoong đến thác Năm Thoai.

+ Phía Bắc giáp với chân đồi núi Phunhom (huyện Long Xan) xuất phát từ Năm Thoai, Năm Pa, dọc theo Phunhom đến Khu 3.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

VQG Phou Khao Khouay thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn như núi Phu Xang (cao 1666m), núi Koong Khau (cao 1458m), núi Phu Pha Đăng (cao 1621m), núi Phu Kau Nang (1186m). Địa hình thẳng đứng và núi non là đặc trưng của khu vực này. Từ đồi núi phía Nam nhìn xuống sẽ thấy đồng bằng Năm Ngưm có độ dốc rất lớn, khoảng 85% và có hệ thống suối chảy về phía Nam. Do đó người ta mới gọi là “núi Phou Khao Khouay”.

Hình 3.1: Bản đồ ranh giời VQG Phou Khao Khouay

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Phou Khao Khouay có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang sắc thái khí hậu lục địa rõ rệt. Hàng năm ở đây có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 11, thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Chế độ nhiệt: ở khu vực trong năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng kéo dài 7 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng là 27 ÷ 290C, với tháng nóng nhất là tháng 4. Mùa lạnh kéo dài 4 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), nhiệt độ trung bình tháng 22 ÷ 250C, với tháng 2 là tháng lạnh nhất.

Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối biến động theo mùa, tháng 5 ÷ tháng 11, độ ẩm tương đối khoảng 75 ÷ 85%, trong các tháng 12 ÷ 4, do có gió mùa đơng bắc lạnh, khơ nên độ ẩm giảm xuống cịn 64 ÷ 69%, giá trị bình qn độ ẩm cả năm là 73%.

Lượng bốc hơi: theo số liệu ở trạm Napheng, lượng bốc hơi trung bình tháng giao động trong khoảng 52 ÷ 74mm, trong đó các tháng mùa mưa trung bình khoảng 68 ÷ 74mm.

Chế độ gió trong khu vực có 2 mùa gió chính: gió Tây Nam trùng với mùa mưa, thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 11. Gió Đơng Bắc trùng với mùa khô, thịnh hành từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đáng chú ý là Gió mùa Đơng Bắc khi qua lãnh thổ Việt Nam bị biến tướng trở nên khô hanh hơn, điều này càng thúc đẩy q trình khơ hạn của khu vực nghiên cứu. Giữa 2 mùa có những thời kỳ gió chuyển tiếp.

Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm ở VQG Phou Khao Khouay là 1936,1mm (giao động từ 1700 ÷ 2100mm). Lượng mưa tập trung

chủ yếu vào mùa mưa chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lượng năm. Trong đó tháng có lượng mưa lớn nhất thường là tháng 8, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12.

3.1.3.2. Thủy văn

Phía Tây của VQG gồm có sơng Năm Leuk, con sơng này chảy về phía Đơng nam, sơng Năm Mang dài 14 km, chạy qua Vườn Quốc gia về phía Nam và cịn nhiều con sơng khác.

Mặc dù có một số con kênh đào thốt nước ra những bờ dốc phía Bắc, phía Đơng Nam và các vùng phía Tây Nam của Vườn quốc gia, nhưng hệ thống thốt nước chính lại nằm ở vùng trung tâm. Đường rãnh thoát nước ở Phou Khao Khouay chủ yếu dẫn xuống phía Đơng Nam, chảy về Nam Leuk và dẫn xuống hướng dòng chảy về con sông phụ lưu ở Nam Gnong.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

Hầu hết khu vực được bảo phủ bởi những lớp đất màu nâu nhiệt đới điển hình, đất này có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trơi, các chất hữu cơ bị khống hóa vừa bị lửa rừng đốt cháy, trở nền nghèo mùn và chua. Tuy nhiên, một số những loại đất màu mỡ có xuất hiện ở những vùng thung lũng và ven sông. Tuy nhiên, dọc theo vùng cao Nam Gnong. Nam Koui và vùng đất thấp Nam Keuk và Nam Mang thì đất đai có phần màu mỡ hơn, nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế do cấu tạo đất và điều kiện địa hình mang lại.

3.1.5. Tài nguyên sinh vật

- Hệ thực vật

VQG Phou Khao Khouay có thảm rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và và đa dạng, thành phần lồi động, thực vật phong

phú, khoảng 80% diện tích rừng ẩm nhiệt đới đang cịn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh, ở đây phổ biến có hai kiểu rừng:

+ Kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim cận nhiệt đới, điển hình Pơ mu, Sa mu, Thông ba lá, Thông hai lá, Kim giao, Thơng tre và có nhiều loại khác.

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần loài phong phú gồm các loại Sến, Lát hoa, Lim xanh,… với trữ lượng lớn. trong đó:

 Rừng nguyên sinh 35%  Rừng hỗn lồi 44%

 Rừng lá kim (thơng) 15%  Rừng tre nứa, đồng cỏ 6%

Những rừng cây thường xanh có dọc suốt khu vực trung tâm của Vườn quốc gia, ở vùng lòng chảo của Nam Leuk và Nam Mang. Loại rừng này thuộc nhiều họ cây khác nhau và là lồi cây điển hình của các phần khác ở Đơng nam Á. Những khu rừng tùng bách thường xuất hiện ở những vùng đất cát, nghèo dinh dưỡng, đặc biệt ở phía tây khu vườn quốc gia, nơi những khu rừng này thường xuất hiện với những cánh đồng cỏ.

- Hệ động vật

VQG hiện là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hổ, cầy, mang,…đặc biệt có đến 22 lồi dơi, 170 loài chim, 26 loài động vật lưỡng cư, 5 loài rùa, 9 loài thằn lằn và 9 loài rắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)