Tiềm năng phát triển LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 54 - 57)

4.3.1.1. Tiềm năng bên trong

* Về điều kiện tự nhiên: đây là yếu tố rất quan trọng đối với việc phát triển nguồn tài nguyên LSNG. Với diện tích 200.000ha, VQG Phu Khao Khouay là là môi trường cho sự phong phú và đa dạng của các loài thực vật cho LSNG.

Phou Khao Khouay có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mang sắc thái khí hậu lục địa rõ rệt. Độ ẩm năm tương đối cao từ 64 – 85%, lượng mưa trung bình năm cao (1700 - 2100mm), mùa mưa kéo dài từ 5 – 6 tháng, trong khu vực có nhiều sông suối là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

* Thành phần thực vật và tái sinh:

VQG Phou Khao Khouay có hệ thực vật rừng phong phú với tổ thành của nhiều loài thực vật với các dạng sống khác nhau. Chất lượng rừng ngày càng được duy trì và cải thiện.

Thành phần tầng cây tái sinh cũng rất đa dạng và có mật độ lớn. Kết quả điều tra cây tái sinh trong các ô tiêu chuẩn ghi nhận 35 loài với nguồn gốc chủ yếu là tái sinh tự nhiên.

Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả điều tra cây tái sinh cho LSNG

TT cây Loài cây Cấp chiều cao chủ yếu (m) Nguồn gốc < 1 1,5-2 >2

1 Ba gạc lá to x Tái sinh tự nhiên 2 Ba gạc lá vòng x Tái sinh tự nhiên

3 Bông gòn x Tái sinh tự nhiên

TT cây Loài cây Cấp chiều cao chủ yếu (m) Nguồn gốc < 1 1,5-2 >2

5 Bưởi nhà x Tái sinh tự nhiên

6 Cây Gạo x Tái sinh tự nhiên

7 Chân chim x Tái sinh tự nhiên

8 Cọ x Tái sinh tự nhiên

9 Cóc rừng x Tái sinh tự nhiên

10 Đào x Tái sinh tự nhiên

11 Dọc x Tái sinh tự nhiên

12 Dướng x Tái sinh tự nhiên

13 Giâu gia đất x Tái sinh tự nhiên

14 Khế chua x Tái sinh tự nhiên

15 Kơ nia x Tái sinh tự nhiên

16 Mắc khén x Tái sinh tự nhiên

17 Mận x Tái sinh tự nhiên

18 Mít giai x Tái sinh tự nhiên

19 Nhãn x Tái sinh tự nhiên

20 Nhội x Tái sinh tự nhiên

21 Núc nác x Tái sinh tự nhiên

22 Ổi trứng x Tái sinh tự nhiên

23 Quất hồng bì x Tái sinh tự nhiên

24 Ruối x Tái sinh tự nhiên

25 Sấu x Tái sinh tự nhiên

26 Sữa x Tái sinh tự nhiên

27 Sung x Tái sinh tự nhiên

28 Thầu dầu x Tái sinh tự nhiên

29 Thông ba lá x Tái sinh tự nhiên 30 Thông hai lá x Tái sinh tự nhiên

31 Trầm hương x Tái sinh tự nhiên

TT cây Loài cây Cấp chiều cao chủ yếu (m) Nguồn gốc < 1 1,5-2 >2

33 Trứng gà x Tái sinh tự nhiên

34 Vả x Tái sinh tự nhiên

35 Vải x Tái sinh tự nhiên

Thành phần thực vật tái sinh tự nhiên chủ yếu là cây tái sinh của tầng cây cao có trong ô tiêu chuẩn, mật độ tái sinh khá lớn với các cấp chiều cao khác nhau và tương đối đồng đều. Mức độ tái sinh này phản ánh sự duy trì khá tốt tài nguyên thực vật của khu vực trong tương lai.

* Về chất lượng của LSNG: các loại song mây, tre, nứa, rau là các đặc sản của vùng. Theo đánh giá của các lái buôn, song mây ở đây có chất lượng rất tốt trong làm đồ mỹ nghệ, măng thơm ngon và được ưa chuộng trên thị trường, các loại cây làm dược liệu gồm nhiều loại thuốc quý và có giá trị như Thổ phục linh, Kim tuyến,...

* Về kinh nghiệm sử dụng: từ xa xưa, cộng đồng địa phương sống xung quanh VQG đã phụ thuộc chủ yếu về tài nguyên của khu vực nên họ nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc, sử dụng rau và các loại thực phẩm khác từ nguồn tài nguyên rừng. Đặc biệt, trong quá trình khai thác, người dân địa phương rất có ý thức trong việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững.

4.3.1.2. Tiềm năng bên ngoài

* Cung cấp nguyên liệu: các loại nhựa Thông, tinh dầu Trầm hương...là những nguyên liệu cần thiết cho các cơ sở sản xuất chế biến. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp chủ yếu từ việc gây trồng phục vụ cho các nhà máy xí nghiệm và mang lại nguồn lợi khá lớn cho người dân. Các doanh nghiệp luôn khuyến khích người dân xung quanh Phou Khao khouay trồng thông cung cấp

nguyên liệu cho họ nhưng giường như sản phẩm đầu vào của các cơ sở này chưa đủ đáp ứng với nhu cầu sản xuất.

* Thông tin thị trường và công nghệ sau thu hoạch:

Nhu cầu thông tin cập nhập về thị trường quốc tế, bao gồm các khuynh hướng, tiêu chuẩn chất lượng, các nhu cầu tiếp cận, là mối quan tâm bước đầu thể hiện trong các vũng thương mại, nhưng cũng tăng lên trong các đề xướng “bảo tồn và phát triển”. Phần đông đều cảm nhận rằng nước Lào tương đối bất lợi trong lĩnh vực này so với các nước cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Một điểm yếu khác là các tiêu chuẩn công nghệ sau thu hoạch, trong đó có bảo quản và sơ chế. Vấn đề bế tắc chính ở đây hình như là ở chỗ khả năng phổ cập các công nghệ thích hợp cho các cơ sở chế biến nhỏ và vừa ở nông thôn rất hạn hẹp.

* Chương trình, dự án hỗ trợ cho sự phát triển LSNG:

Hiện nay có rất nhiều chương trình dự án bảo tồn và phát triển LSNG đang được thực hiện ở Quốc gia Lào. Cùng sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý và bảo tồn, tài nguyên LSNG ở khu vực sẽ được chú ý hơn và có nhiều cơ hội cho sự mở rộng quy mô sản xuất.

* Tiềm năng về cơ sở sản xuất: cũng giống như Việt Nam và các nước có nguồn LSNG khác, Quốc gia Lào cũng có nhiều làng nghề truyền thống trong sử dụng LSNG như các làng nghề làm mây tre đan, làng nghề chế biến và sử dụng thuốc. Đây là những tiềm năng rất lớn về thị trường cho sự phát triển của LSNG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại vườn quốc gia phou khao khouay, tỉnh bor ly kham xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)