Tình hình phát triển cây dược liệu của tỉnhLào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 35)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Tình hình phát triển cây dược liệu của tỉnhLào Cai

1.2.2.1. Tình hình chung

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, tạo ra nhiều đặc điểm khí hậu khác biệt từ nhiệt đới đến á nhiệt đới. Với đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng như vậy, tạo cho tỉnh Lào Cai nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp với các chủng loại cây trồng phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới.

Cây dược liệu cũng là nhóm cây trồng có nhiều lợi thế đặc biệt để phát triển trên địa bàn tỉnh Lào Cai, một số chủng loại cây có nguồn gốc á nhiệt đới như Atisô, sa nhân, đương quy, xuyên khung, tam thất, bạch truật, huyền sâm… rất có lợi thế để phát triển tại những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát... đây được coi là lợi thế so sánh về tự nhiên của tỉnh Lào Cai trong phát triển cây dược liệu so với nhiều địa phương khác.

Thực tế cây dược liệu của tỉnh Lào Cai đang tồn tại và phát triển dưới 2 hình thức: cây dược liệu khai thác tự nhiên trong rừng (giảo cổ lam, sa nhân, chè dây, tam thất hoang, cây thuốc tắm...) và cây dược liệu được trồng sản xuất hàng hóa (actiso, đương quy, xuyên khung...). Trong đó nguồn dược liệu khai thác tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt và nhiều lồi sẵn có trong tự nhiên nhưng nay đã gần như tuyệt chủng hoặc rất hiếm gặp như (tam thất, bảy lá một hoa, lan...). Với nguồn dược liệu trồng sản xuất hàng hóa trong những năm gần đây cũng đã được tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư phát triển và đã khẳng định giá trị kinh tế khá cao từ 120 triệu đồng/ha đến 240 triệu đồng/ha, tuy nhiên quy mơ diện tích cây dược liệu cịn hạn chế, manh mún, việc phát triển mở rộng gặp khó khăn và hạn chế về chủng loại, vùng trồng ổn định và các chính sách hỗ trợ phát triển khác nhằm duy trì hiệu quả bền vững. Do đó cần điều tra, đánh giá tình hình phát triển cây dược liệu giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm mục đích xác định được diện tích, chủng loại...đồng thời đánh giá được nguyên nhân hạn chế và đề xuất quy hoạch và các giải pháp phát triển dược liệu trên đất đồi núi Lào Cai.

Cây dược liệu của tỉnh hiện đang được khai thác và sử dụng từ 2 nguồn chính:

* Nguồn dược liệu tự nhiên:

- Diện tích nguồn dược liệu này hiện chưa có đánh giá cụ thể do các loài dược liệu được mọc tự nhiên chủ yếu trong rừng và được khai thác phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

- Về chủng loại cây dược liệu tự nhiên hiện chỉ cịn có một số loại đang được khai thác với số lượng ngày càng hạn chế như: Giảo cổ lam, chè dây, đẳng sâm, hà thủ ơ và nhóm cây thuốc tắm của dân tộc Dao…).

* Nguồn dược liệu trồng:

- Vào những năm 1960-1970 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 2 khu vực trồng cây dược liệu nhiều là Trại nghiên cứu cây thuốc (tại SaPa) và nông trường dược liệu tại xã Na Hối, Nậm Mòn. Đây là 2 địa chỉ nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất một số loại dược liệu như Đương quy, Tam thất, Đỗ trọng, Sinh địa, Xuyên khung, Độc hoạt, Bạc hà,... với diện tích trên 1.000 ha. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan chủ yếu là do việc chuyển đổi từ sản xuất kế hoạch sang cơ chế thị trường nên cây dược liệu đã không bắt kịp cơ chế, do vậy nhiều loại cây trồng giờ đã khơng cịn trên địa bàn.

Bảng 1.1 Tình hình diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018

Số

TT Địa điểm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) 1 TP. Lào Cai 11 3.3 0 0 12 1.6 Nhóm cây hàng năm 11 0 12 Nhóm cây lâu năm 0 0 0

2 Bát Xát 59.5 18 225 70.1 253.9 34.1

Nhóm cây hàng năm 59.5 135 137 Nhóm cây lâu năm 0 90 116.9

3 Mường Khương 50 15.2 1 0.3 70.21 9.4

Nhóm cây hàng năm 50 1 28.5 Nhóm cây lâu năm 0 0 41.71

4 Si Ma Cai 1 0.3 1 0.3 82.4 11.1

Nhóm cây hàng năm 1 1 75 Nhóm cây lâu năm 0 0 7.4

5 Bắc Hà 47 14.2 20 6.2 33.48 4.5

Nhóm cây hàng năm 47 20 32.28 Nhóm cây lâu năm 0 0 1.2

6 Bảo Thắng 115.33 35 8 2.5 92 12.3

Nhóm cây hàng năm 99.23 0 90 Nhóm cây lâu năm 16.1 8 2

7 H. Bảo Yên 6 1.8 0 0 7 0.9

Nhóm cây hàng năm 6 0 7 Nhóm cây lâu năm 0 0 0

8 Sa Pa 35 10.6 66 20.6 85 11.4

Nhóm cây hàng năm 35 66 78.3 Nhóm cây lâu năm 0 0 6.7

9 Văn Bàn 5 1.5 0 0 109.3 14.7

Nhóm cây hàng năm 5 0 70.7 Nhóm cây lâu năm 0 0 38.6

Tổng cộng: 329.83 100 321 100 745.29 100

Qua bảng 1.1 có thể thấy được trong 3 năm gần đây cây dược liệu được đặc biệt quan tâm phát triển diện tích cây dược liệu đã tăng lên theo từng năm, ví dụ như huyện Bát Xát với diện tích cây dược liệu năm 2016 là 59,5 ha thì đến năm 2018 đã tăng lên 253,9 ha tức là tăng lên gấp gần 5 lần so với diện tích năm 2016. Tiếp đến là huyện Si Ma Cai tăng từ 0,3 ha lên 82,4 ha và trên huyện Văn Bàn nơi mà chúng tơi tiến hành nghiên cứu thì diện tích cây dược liệu cũng tăng từ 1,5 lên 109,3 ha tức là đã tăng gần 100 lần so với năm 2016 điều này cho chúng ta thấy bà con nhân dân đã nhận ra tiềm năng của cây dược liệu và đã chú trọng đến mở rộng diện tích. Về diện tích chung của tồn tỉnh Lào Cai thì năm 2016 diện tích là 329,83 ha tăng lên 745,29 ha vào năm 2018 đây là một con số khá khả quan của tỉnh Lào Cai về cây dược liệu và đã thể hiện tiềm năng của địa phương về phát triển cây dược liệu.

Các lồi cây dược liệu có thế mạnh phát triển trên địa bàn tỉnh như: Actiso, Thảo quả, Sa nhân, Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Độc hoạt, Đẳng sâm, Chè dây, Sinh địa, Tam Thất… đã được khôi phục và phát triển theo các đơn đặt hàng của các công ty kinh doanh và sản xuất dược đóng trên địa bàn tỉnh với diện tích thực hiện năm 2018 như sau:

Nhìn chung chủng loại và tiềm năng phát triển cây dược liệu của tỉnh còn nhiều, sản phẩm dược liệu có tính đặc thù cao là thị trường tiêu thụ bị bó hẹp bởi các cơng ty dược phẩm thu mua nguyên liệu nên người nông dân chưa mạnh dạn mở rộng sản xuất. Chỉ có một số loại dược liệu vốn dễ tiêu thụ trên thị trường tự do như: Giảo cổ lam, Chè dây, sa nhân tím đã có tiếng trên thị trường được các tư thương tìm mua với số lượng khơng hạn chế nên được người dân quan tâm đầu tư sản xuất.

Bảng 1.2. Hiệu quả kinh tế một số

cây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018

Số

TT Chỉ tiêu BQ (tấn/ha) Năng suất

Giá bán BQ (Triệu đồng/tấn) Thành tiền (Triệu đồng) I Tổng doanh thu 1 Actiso 120 32 2 64 Hoa 0,3 20 6 Củ tươi 2 10 20 2 Sa nhân tím 1,6 35 56 3 Đương Quy 7,5 20 150 4 Xuyên Khung 6 12 72 5 Tam thất 8 300 2,400,00 6 Ý Dĩ 2,5 10 20,5 7 Ngô 3,1 6 18,6 II Tổng chi phí 1 Actiso 85,5 2 Sa nhân tím 28 3 Đương Quy 56 4 Xuyên Khung 47 5 Tam thất 1,000,00 6 Ý Dĩ 7 7 Ngô 12

III Lợi nhuận bình quân

1 Actiso 34,5 2 Sa nhân tím 28 3 Đương Quy 90 4 Xuyên Khung 37 5 Tam thất 1,400,00 6 Ý Dĩ 17,5 7 Ngô 6,6

Qua bảng 1.2 ta có thể thấy được cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cao hơn so với các cây trồng truyền thống như ngô, lúa và một số cây trồng khác. Cụ thể cây tam thất là cây có giá trị nhất trên 1 tỷ đồng tiếp sau đến là cây đương quy với giá trị đạt lợi nhuận 90 triệu đồng, các loại cây còn lạinhư astiso, sa nhân tím là những cây mới được trồng trên địa bàn do vậy giá trị đạt được còn chưa cao, tuy nhiên nó hứa hẹn là cây trồng mang lại giá trị cao nếu sản xuất theo quy mô lớn. Với kết quả như vậy có thể khẳng định đây là đối tượng cây trồng cần đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đem lại thu nhập ngày càng cao cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh.

1.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai

* Thuận lợi:

- Cây dược liệu là đối tượng dễ trồng, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của tỉnh Lào Cai, nhiều chủng loại cây dược liệu đã gắn bó với người dân từ nhiều năm nay, do vậy đây là cây trồng quen thuộc với nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái sản phẩm nên q trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch có nhiều thuận lợi.

- Cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác trên địa bàn tỉnh, do đó việc thu hút nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn cho phát triển cây dược liệu thuận lợi hơn.

- Nhiều chủng loại cây dược liệu là cây có thể trồng xen dưới tán cây trồng lớn (sâm ngọc linh, sa nhân tím...), phù hợp với đất rừng vì vậy việc phát triển cây dược liệu cịn nâng cao giá trị đất rừng, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lào Cai.

- Tỉnh đã có chủ trương về phát triển sản xuất dược liệu trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, gắn với vùng kinh tế du lịch sinh thái, vùng bảo tồn Quốc gia.

- Một số doanh nghiệp, Công ty dược đã đầu tư vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định, tạo điều kiện ban đầu để hình thành mối liên kết giữa sản xuất và thị trường giúp cây dược liệu phát triển ổn định (Trapaco; Công ty Đầu tư phát triển Tài nguyên xanh; Công ty TNHH Tâm phát

Greem; Công ty XNK Hà Nội; Công ty Nam dược, Công ty OPC đã và đang liên kết đầu tư sản xuất trên địa bàn tỉnh).

* Khó khăn:

- Cây dược liệu yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu cao, đặc biệt là nguồn giống chưa có cơ sở nhân giống, gieo ươm tại địa phương do vậy giá giống tương đối cao so với các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh.

- Mục tiêu cốt lõi của sản xuất cây dược liệu là Khai thác hàm lượng hoạt chất cần khai thác trong sản phẩm cây dược liệu. Đồng thời sản xuất dược liệu hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp thu mua sản phẩm dược liệu đó. Đầu ra sản phẩm dược liệu còn bấp bênh.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển vùng trồng cây dược liệu (đường điện, đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi, cơ sở nhân ươm sản xuất giống..) còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất với quy mơ lớn, tập trung. Đặc biệt do địa hình chia cắt phức tạp nên giao thơng đi lại khó khăn và nguồn nước tưới không chủ động, ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển vùng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Người dân còn thiếu kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây dược liệu, việc áp dụng kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ cao cịn gặp nhiều hạn chế dẫn đến việc mở rộng diện tích cịn nhiều khó khăn.

- Hiện nay trong cả nước chưa có cơ sở đào tạo chuyên gia sâu cho sản xuất cây dược liệu. Chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu sâu về cây dược liệu.

- Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa khuyến khích được cơng ty, doanh nghiệp chưa đầu tư vào lĩnh vực trồng và phát triển cây dược liệu.

- Đất đai chủ yếu thuộc quyền sử dụng của người dân nên khó khăn cho cơng tác quy hoạch, phát triển sản xuất thành vùng và tập trung.

- Hiện nay vẫn chưa có đơn vị đứng ra làm nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm cây dược liệu.

- Chưa gắn kết ngành sản xuất dược liệu với các doanh nghiệp, và các ngành khác: Y tế; Cơng thương; Văn hóa du lịch một cách chặt chẽ và bền vững để gắn sản xuất với chế biến, sử dụng, tuyên truyền quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

1.2.2.3. Tình hình phát triển sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Với đặc tính dễ trồng dưới tán rừng tự nhiên và tái sinh, khả năng sinh trưởng, phát tán nhanh, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, sa nhân tím đang là “cây xóa nghèo” hiệu quả ở vùng cao, đất dốc, khơ hạn của tỉnh Lào Cai. Chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây đang tập trung quy hoạch, phát triển cây sa nhân tím để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, gắn với bảo vệ rừng.

Tồn tỉnh Lào Cai hiện có khoảng 398 ha cây sa nhân tím, đem lại nguồn thu ổn định hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho nơng dân vùng cao, góp phần xóa nghèo bền vững và tạo đà vươn lên làm giàu hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2020, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, biên giới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cây sa nhân tím, đạt khoảng gần 1.000 ha. Lào Cai cũng đã đưa cây sa nhân tím vào quy hoạch phát triển vùng cây dược liệu của tỉnh. Trên cơ sở đó, có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, nguồn vốn, cây giống để giúp bà con trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)