Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Tình hình phát triển cây dược liệu tại huyện Văn Bàn, tỉnhLào Cai
1.2.3.1. Tình hình chung
Trên địa bàn huyện Văn Bàn việc sử dụng, khai thác chủ yếu trong rừng tự nhiên gồm các loại: hoàng đằng, tam thất, hà thủ ơ, sa nhân tím, khúc khắc…. Trong vài năm gần đây, nhất là năm 2018 trên địa bàn huyện các loại dược liệu trên hầu như khơng có đại lý nào đứng ra để thu mua. Việc sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu thuốc đông y tại địa phương, một phần được đem bán tại các chợ huyện, cụm xã cho khách có nhu cầu về thuốc nam.Những năm trước đây trên địa bàn huyện Văn Bàn về cây dược liệu người dân chủ yếu chú trọng phát triển cây quế và duy trì diện tích cây thảo quả hiện có. Theo báo cáo thơng kê của UBND các xã tồn huyện có 2.179 ha cây quế, 2.824 ha cây thảo quả.
1.2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng dược liệu trên địa bàn huyện Văn Bàn.
* Thuận lợi
- Cây dược liệu là đối tượng dễ trồng, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của huyện Văn Bàn, nhiều chủng loại cây dược liệu đã được người dân bảo tồn tại vườn nhà, do vậy đã có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái, chế biến các sản phẩm, nên quá trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch có nhiều thuận lợi nhất là các cây dược liệu quen thuộc.
- Cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác, do đó việc thu hút nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn cho phát triển cây dược liệu thuận lợi hơn.
- Nhiều chủng loại cây dược liệu là cây có thể trồng xen dưới tán cây trồng lớn, phù hợp với đất rừng vì vậy việc phát triển cây dược liệu còn nâng cao giá trị đất rừng, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Một số doanh nghiệp, công ty dược đã đầu tư vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định, tạo điều kiện ban đầu để hình thành mối liên kết giữa sản xuất và thị trường giúp cây dược liệu phát triển ổn định.
Huyện Văn Bàn nằm trong Quy hoạch phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích quy mơ 20 ha. Hiện nay một số hộ dân xã Dương Quỳ, Thẳm Dương, Nậm Chày người dân đã tự đầu tư phát triển một số cây dược liệu như Sa nhân tím, Đương quy nguồn giống từ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
* Khó khăn
- Cây dược liệu yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu cao, đặc biệt là nguồn giống chưa có cơ sở nhân giống, gieo ươm tại địa phương do vậy giá giống tương đối cao so với các cây trồng khác.
- Mục tiêu cốt lõi của sản xuất cây dược liệu là khai thác hàm lượng hoạt chất cần khai thác trong sản phẩm cây dược liệu. Đồng thời sản xuất dược liệu hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp thu mua sản phẩm dược liệu đó. Đầu ra sản phẩm dược liệu còn chưa ổn định.
- Người dân còn thiếu kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây dược liệu, việc áp dụng kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ cao cịn gặp nhiều hạn chế dẫn đến việc mở rộng diện tích cịn nhiều khó khăn.
- Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện vẫn cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa khuyến khích được cơng ty, doanh nghiệp chưa đầu tư vào lĩnh vực trồng và phát triển cây dược liệu.
- Đất đai chủ yếu thuộc quyền sử dụng của người dân nên khó khăn cho cơng tác quy hoạch, phát triển sản xuất thành vùng và tập trung.
1.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây sa nhân tím