Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
2.1.3.1 Những thuận lợi, lợi thế
- Văn Bàn có vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống giao thơng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Là một huyện vùng núi thấp của tỉnh Lào Cai, chất lượng đất tốt kết hợp với sự đa dạng về tài nguyên sinh học, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho Văn Bànphát triển cây dược liệu, trong đó có cây sa nhân tím.
- Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc, người dân cần cù, chịu khó học hỏi và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, điện, thuỷ lợi… đã và đang được cải thiện, hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp đang được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất hồng nói riêng.
2.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế
- Do điều kiện địa hình, địa mạo nên đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông lâm nghiệp ở quy mô lớn, đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nếu phát triển thì địi hỏi phải đầu tư rất lớn về tiền của và công sức.
- Nằm trong vùng khí hậu, thuỷ văn phức tạp,huyện Văn Bàn chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt, gió Lào. Đất đai bị xói mịn mạnh, diện tích đất trống đồi núi trọc cịn nhiều.
- Với một góc độ nào đó thì đời sống nhân dân cịn nghèo, thu nhập thấp, trình độ dân trí của bộ phận lớn dân cư, còn nhiều vấn đề cần quan tâm như mù chữ, không biết tiếng phổ thông, hủ tục lạc hậu...
- Hệ thống sản xuất cung ứng giống cây trồng cịn thiếu tính đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu giống tại chỗ cho sản xuất của địa phương và hệ thống bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch cịn ít và lạc hậu. Chưa có cơng nghệ chế biến chuyên sâu. Năng lực sản xuất, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của nhân dân còn nhiều hạn chế.