Nguyện vọng của ngườidân về chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 66 - 75)

Số

TT Nguyện vọng Ý kiến (%)

1 Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 92,18

2 Được hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, khoa học - kỹ thuật 90,33

3 Được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng 43,67

(Nguồn: Tổng hợp từ từ số liệu điều tra, 2018)

Kết quả điều tra cho thấy cho thấy nguyện vọng của người dân được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là 92,18%. Cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm sa nhân tím của hộ nơng dân gặp nhiều khó khăn.Việc tiêu thụ vẫn là tự do và bán lẻ còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và thị trường, giá cả không ổn định ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất sa nhân tím của người dân.

Người dân trồng sa nhân tím chủ yếu sản xuất dựa theo kinh nghiệm là chính vì vậy họ thiếu kiến thức về quản lý và khoa học - kỹ thuật nguyện vọng của dân cũng rất lớn tới 98,33% ý kiến.

Về nguồn vốn có nhiều hộ cịn thiếu khơng có vốn đầu tư vào sản xuất nhưng khơng dám đi vay vì thủ tục, thời hạn và lãi suất cịn cao, 43,67% số hộ có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất ưu đãi

3.4. Giải pháp nhằm phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn

3.4.1. Văn bản chính sách của tỉnh Lào Cai, huyện Văn bản liên quan đến phát triển sản xuất sa nhân tím triển sản xuất sa nhân tím

- Trong giai đoạn 2016 - 2020 UBND tỉnh Lào Cai, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đã có nhiều văn bản chỉ đạo các huyện thực hiện phát triển cây dược liệu như:

Đối với cấp tỉnh: Kế hoạch số: 59/KH-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Lào Cai, triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030;Kế hoạch số: 90/KH-UBND ngày 15/3/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, thực hiện Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, năm 2018.

Đối với huyện Văn Bàn: Căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên huyện Văn Bàn đã tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê và thực hiện các nội dung liên quan đến phát triển cây dược liệu trong đó có sa nhân tím tại các xã trên địa bàn huyện. Trong đó có Kế hoạch số: 144/KH-UBND ngày 22/8/2018 của UBND huyện Văn Bàn, phát triển dược liệu trên địa bàn huyện Văn Bàn, giai đoạn 2017 - 2020.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của tỉnh Lào Cai về quy hoạch, phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh nói chung và cây sa nhân tím nói riêng nhằm tổ chức lại sản xuất cho nhân dân theo hướng liên kết sản xuất lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng để nâng cao giá trị; nâng cao hiệu quả liên kết chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, củng cố và nâng cao thương hiệu dược liệu của tỉnh Lào Cai trên thị trường. Tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất sa nhân nhân tím cùng các cây dược liệu khác trên địa bàn huyện.

3.4.2. Quan điểm, định hướng phát triển sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chiến lược phát triển sa nhân tím dựa trên những nguyên tắc cơ bản của phát triển bảo vệ, và áp dụng linh hoạt những nguyên tắc ấy vào điều kiện thực tại của địa phương như: nâng cao nhận thức của người dân vùng núi về vấn đề tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống làng bản, địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống và con người, giữ gìn và bảo vệ tính đa dạng của hệ sinh thái rừng, thay đổi những tập tục thói quen lạc hậu của bà con vùng cao.

Chiến lược phát triển cây sa nhân tím trong thời gian tới cần đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu lớn, phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương, khắc phục những khó khăn đang gặp phải và đưa ra những giải pháp hiệu quả đương đầu với những thách thức trên những quan điểm nhất quán như sau:

- Giữ vững ổn định chính trị xã hội trên địa bàn. Thực hiện chính sách phát triển cây sa nhân tím trở thành mũi nhọn của địa phương giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Chú trọng phát triển sản xuất sa nhân tím, chú ý tìm ra thời cơ, cơ hội mở rộng

quan hệ giao lưu, hợp tác những khu vực khác tạo mọi điều kiện tốt nhất thu hút vốn đầu tư trực tiếp.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong ngành trồng, chế biến, sản xuất và kinh doanh sa nhân tím phát triển. Chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất hình thức kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn.

- Áp dụng khoa học kĩ thuật nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đai hóa gắn liền với tăng trưởng nhanh. Coi trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm sa nhân tím ưu tiên hàng đầu.

- Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, quản lí, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững môi trường.

3.4.3. Giải pháp phát triển sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Lào Cai

3.4.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất sa nhân tím

Thực trạng phát triển sản xuất sa nhân tím cho thấy, giải pháp quy hoạch vùng sản xuất đã có tác động lớn đến năng suất và sản lượng sản xuất của các hộ gia đình. Tuy nhiên trong cơng tác quy hoạch vẫn cịn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập dẫn tới diện tích sa nhân phát triển nhanh, các hộ ồ ạt chuyển hướng trồng sa nhân tím dẫn tới mất cân đối trong phát triển nông nghiệp của huyện và tỉnh. Quy hoạch cịn mang tính chung chung, chưa rõ nét và chưa thực sự căn cứ vào tình hình của từng địa phương cụ thể.

Khuyến khích các hộ nơng dân phát triển thành vùng sản xuất sa nhân tím tập trung, chuyên canh ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi vùng dự án.Trồng sa nhân tím dưới tán rừng để phát triển và bảo vệ rừng.Tạo điều kiện thuận lợi nhất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât lâu dài để các tổ chức, cá nhân có điều kiện pháp lý vay vốn ngân hàng và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Để đảm bảo hài hồ được lợi ích kinh tế trước mắt của người dân và lợi ích xã hội, mơi trường lâu dài thì các cấp, ban ngành cần có giải pháp cụ thể, hiệu quả. Phân

chia rõ trách nhiệm và nhiệm vụ đối với từng ban, ngành cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý. Cần thực hiện tốt các chính sách, xây dựng các quy ước, hương ước quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng của các thơn xóm của thuộc khu vực của các xã trồng sa nhân tím. Đẩy mạnh cơng tác thơng tin tun truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các mơ hình canh tác…. có hiệu quả trong và ngồi địa phương thơng qua hệ thống khuyến nông lâm, hội làm vườn, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ xã để thành lập nhóm hỗ trợ thơn bản, các nhóm sở thích. Tăng cường hoạt động tư vấn dịch vụ kỹ thuật, đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật về vườn ươm, lâm sinh để bảo vệ rừng. Tổ chức tham quan, học tập các mơ hình có hiệu quả trên địa bàn và các vùng lân cận.

3.4.3.2. Giải pháp về khoa học cơng nghệ

Văn Bàn là địa phương có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn gây trở ngại trong canh tác dễ dẫn đến xói mịn đất nên việc sử dụng hợp lý đất canh tác sẽ đóng vai trị quan trọng để tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng, góp phần giải quyết hài hòa mục tiêu kinh tế và sinh thái, một vấn đề rất cần thiết tại địa phương.

Về giống sa nhân tím cần sử dụng giống mới, sạch bệnh cho năng suất, chất lượng tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong vùng quy hoạch. Hướng dẫn các vùng sản xuất áp dụng các quy trình tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bao gói, bảo quản để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường. Sử dụng các loại phân bón phù hợp với nhu cầu dinh dường của cây theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Nếu có), theo nguyên tắc 4 đúng, tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học theo tình hình phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Tăng cường công tác khuyến nơng đối với sản xuất sa nhân tím theo hướng: Chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân; tổ chức tập huấn, xây dựng các mơ hình chuyển giao kỹ thuật; ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.

3.4.3.3. Giải pháp hỗ trợ sản xuất:

Cân đối, lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nâng thơn mới... và chính sách hỗ trợ phát

triển nông nghiệp hiện hành của tỉnh, huyện để phát triển cây dược liệu nói chung và cây sa nhân tím nói riêng trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Khuyên khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đâu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án trồng, phát triển và chế biên cây dược liệu, trong đó có cây sa nhân tím theo quy hoạch, kế hoạch. Ưu tiên các tổ chức cá nhân đã có các dự án và tham gia phát triển đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn.

3.4.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng khuyến lâm

Nguồn lao động chính tại địa phương thiếu kiến thức về trồng trọt, chăn ni, kỹ thuật canh tác... Vì vậy, muốn phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng thị trường hoá, việc đào tạo nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Việc làm này có thể kết hợp với q trình chuyển giao khoa học cơng nghệ, tập huấn kỹ thuật. Cán bộ Khuyến nông là cầu nối giữa người nông dân và các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhờ đó mà các thơng tin mới về khoa học kỹ thuật, các mơ hình sản xuất, các kết quả nghiên cứu tiến bộ được chuyển giao đến cộng đồng và người dân. Nhưng hiện tại hoạt động này vẫn chưa được đẩy mạnh, do vậy trong thời gian tới cần chú trọng và đa dạng hình thức khuyến nơng như: xây dựng mơ hình trình diễn, mở lớp tập huấn kỹ thuật, phát tài liệu, giải đáp thắc mắc… liên quan đến phát triển cây dược liệu trong đó có cây sa nhân tím.

3.4.3.5.Giải pháp về liên kết, quản bá sản phẩm

Tổ chức hợp tác liên kết sản xuất giữa hộ nông dân và doanh nghiệp đầu tư vốn, người dân góp đât, cho thuê đât, tham gia khâu sản xuất; doanh nghiệp ứng giống, vật tư, kỹ thuật, ký hợp đồng thu mua sản phẩm... Hỗ trợ thành lập các HTX, phát huy vai trò của các HTX trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã vùng quy hoạch. Hỗ trợ thành lập Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu trong đó có sa nhân tím của từng vùng quy hoạch tại các xã và cấp huyện.

Tham gia các sự kiện để giới thiệu, quảng bá thương hiệu các cây dược liệu tại tỉnh như hội chợ, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản của địa phương; tổ

chức hội thảo, hội nghị khách hàng với các tư thương trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu; tham gia hội chợ, tuyên truyền, quảng bá, nâng cao khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm tại các tỉnh trong nước và nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngay tại các chợ đầu mối nông sản; tham gia các hội chợ về cây dược liệu do Bộ NN&PTNT hoặc tại các tỉnh tổ chức; tham gia vào hệ thống phân phối tại các tỉnh, thành phố lớn để giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm sa nhân tím của huyện và giới thiệu, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài bằng nhiều thứ tiếng qua mạng Internet.

Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại, tập huấn, hỗ trợ kỹ năng tiếp thị, bán hàng cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình trồng nhiều sa nhân tím.

Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho cơng tác xúc thương mại đối với sản phẩm sa nhân tím, đặc biệt là xuất khẩu.

Đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động xúc tiến thương mại: Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương, các tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trang bị kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở chế biến, kho bảo quản; đồng thời xây dựng hệ thống thông tin cập nhật, dự báo thị trường, biến động giá cả thị trường trong và ngồi nước để thơng tin cho nhân dân chủ động thu hái với số lượng và giá bán hợp lý.

3.4.3.6. Giải pháp về tuyên truyền

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ cán bộ đến người dân, doanh nghiệp về phát triển sản xuất sa nhân tím; tổ chức các khóa tập huấn đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cho cán bộ ngành nông nghiệp, bồi dưỡng, tập huấn cho doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia sản xuất cây dược liệu nhất là việc ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất dược liệu.

Tổ chức tham quan, học tập, nghiên cứu các mơ hình về sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao tại một số cơ sở sản xuất trong nước.

Đào tạo cán bộ tại chỗ người địa phưong, dân tộc thiểu số; chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách động viên, khen thường với kết quả nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu.

Xây dựng một số trang tin, chuyên mục trên phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật, các nhân tố, mơ hỉnh, điển hình tiên tiến để nhân dân áp dụng trong sản xuất.

3.4.3.7. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng kênh bán hàng tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị các tỉnh, thành phố; quảng bá sản phẩm gắn với xây dựng kênh bán hàng qua mạng nhằm thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

Vận động nông dân liên kết thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tiêu thụ gắn với vùng sản xuất theo hướng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết, mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

3.4.3.8. Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sa nhân tím

Các liên kết trong sản xuất là điều kiện quan trọng để phát triển chất lượng sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng. Các mối liên kết này đã đạt được những kết quả nhất định ở Văn Bàn. Liên kết này đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức kinh tế là các HTX Nông nghiệp, các doanh nghiệp. Qua tìm hiểu liên kết đưa các yếu tố đầu vào sản xuất sa nhân tím ở huyện Văn Bàn hiện nay thì vai trị của HTX Nơng nghiệp cịn khá mờ nhạt trong sản xuất sa nhân tím trên địa bàn, phần lớn người sản xuất phải tự liên hệ, tìm ra các nhà cung ứng. Để có thể phát triển liên kết này địi hỏi phải có sự liên kết giữa HTX và các doanh nghiệp với mục tiêu chung là người sảnxuất làm ra sản phẩm chất lượng tốt, thu nhập cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)