Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sảnxuất
Với đặc tính dễ trồng dưới tán rừng tự nhiên và tái sinh, khả năng sinh trưởng, phát tán nhanh, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, sa nhân tím đang là “cây xóa nghèo” hiệu quả ở vùng cao, đất dốc, khô hạn của tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh, sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tập trung quy hoạch, phát triển cây sa nhân tím để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, gắn với bảo vệ rừng.
Khác với cây thảo quả chỉ ưa mọc ở nơi rừng già nguyên sinh, đất có nền mùn dày, độ ẩm cao thì cây sa nhân dễ trồng, thích nghi cao, có thể trồng trên đất nghèo kiệt, dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh hoặc rừng trồng khoảng từ hai đến ba năm tuổi, khi cây bắt đầu khép tán.
Tồn tỉnh Lào Cai hiện có hàng nghìn ha cây sa nhân tím, đem lại nguồn thu ổn định hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho nơng dân vùng cao, góp phần xóa nghèo bền vững và tạo đà vươn lên làm giàu hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2020, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cây sa nhân tím. Tỉnh Lào Cai cũng đã đưa cây sa nhân tím vào quy hoạch phát triển vùng cây dược liệu của tỉnh. Trên cơ sở đó, có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, nguồn vốn, cây giống để giúp bà con trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây sa nhân tím gồm các nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội và nhóm biện pháp về giống và các kỹ thuật.