Kết quả nuôi cấy tăng sinh tế bào và nuôi cấy tạo các tumorsphere

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của all trans retinoic acid lên sự biểu hiện các gen trong con đường tín hiệu EGF và JAK STAT của tế bào gốc ung thư dạ dày​ (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nuôi cấy tăng sinh tế bào và nuôi cấy tạo các tumorsphere

3.1.1. Kết quả nuôi cấy tăng sinh tế bào trong điều kiện 2D

Ni cấy tăng sinh tế bào đóng vai quan trọng cho việc chuẩn bị vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong nghiên cứu này, dòng tế bào MKN45 đã được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường RPMI 1640 bổ sung 10% FBS và kháng sinh. Kết quả ni cấy được ghi lại trong hình 3.1.

Hình 3.1. Hình ảnh ni cấy tăng sinh tế bào sau 3 ngày nuôi cấy

Thang đo 100 µm

Sau 3 ngày nuôi cấy, các tế bào sinh trưởng tốt trên bề mặt hộp nuôi cấy. Các tế bào bám dính tốt trên bề mặt. Các tế bào có hình dạng ovan hoặc hình trịn điển hình. Đây là cơ sở tốt để chúng tôi tiến hành thu nhận tế bào phục vụ cho nuôi cấy 3D trước khi tiến hành các nghiên cứu ảnh hưởng của ATRA.

3.1.2. Ni cấy tạo các tumorsphere 3D và xử lí tumorsphere với ATRA

Để thử tác động của ATRA lên sự hình thành và phát triển của các tumorsphere, chúng tôi tiến hành nuôi cấy tạo các tumorsphere 3D từ các tế bào nuôi cấy 2D và tiến hành xử lí tumorsphere với ATRA.

Từ các tế bào nuôi cấy 2D, tiến hành thu nhận tế bào bằng phương pháp xử lí với trypsine và ly tâm, rửa tế bào với PBS 1X. Các tế bào sau đó được ni cấy trên đĩa 24 giếng có bề mặt khơng bám dính để tạo ra các tumorsphere. Sau 5 ngày nuôi cấy, các mẫu ni cấy được xử lí với ATRA và DMSO theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.3.2. Kết quả nuôi cấy tạo tumorsphere và xử lí với ATRA được thể hiện ở hình 3.2.

A

B

Hình 3.2. Ni cấy tạo tumorsphere và xử lí với ATRA

Thang đo 100 µm

A. Tumorsphere sau 5 ngày nuôi cấy

Kết quả ni cấy ở hình 3.2A cho thấy, trên bề mặt khơng bám dính và môi trường chứa các chất sinh trưởng FGF, EGF, insulin, các tế bào gốc ung thư đã tạo ra các khối cầu hay còn gọi là tumorsphere. Các tumorsphere lơ lửng trong môi trường nuôi cấy và có kính thước khơng đồng nhất. Các tumorsphere sau 5 ngày ni cấy có đường kính từ 100 – 300 µm, chứa khoảng từ 100 – 200 tế bào đơn. Đây là tiền đề quan trọng để chúng tơi tiến hành thí nghiệm tiếp theo là xử lí các tumorsphere với ATRA trước khi tiến hành phân tích ảnh hưởng của ATRA lên sự biểu hiện của các gen quan tâm.

Kết quả xử lí các tumorsphere với ATRA trong hình 3.2B cho thấy, sau 48h xử lí các tumorsphere bị giảm về kích thước. Mặt khác, các tumorsphere đã bị biến đổi về hình dạng và có hiện tượng tan rã thành các tế bào đơn. Điều này chỉ ra rằng, sự phát triển của các tumorsphere đã bị thay đổi khi xử lí với ATRA và sự thay đổi này có liên quan đến đặc tính phân chia, tăng sinh và quá trình chết của tế bào. Như vậy, ATRA đã tác động mạnh lên sự sinh trưởng, phát triển của các tumorsphere 3D.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của all trans retinoic acid lên sự biểu hiện các gen trong con đường tín hiệu EGF và JAK STAT của tế bào gốc ung thư dạ dày​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)