ATRA ức chế sự biểu hiện các gen GAB2, NUP62, RPS6KA5 và EGFR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của all trans retinoic acid lên sự biểu hiện các gen trong con đường tín hiệu EGF và JAK STAT của tế bào gốc ung thư dạ dày​ (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Tác động của ATRA lên sự biểu hiện các gen thuộc con đường tín hiệu

3.3.1 ATRA ức chế sự biểu hiện các gen GAB2, NUP62, RPS6KA5 và EGFR

EGFR

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, sự tác động của ATRA lên sự biểu hiện của 9 gen chính trong con đường tín hiệu EGF đã được đánh giá bằng

phương pháp RealtimePCR. Kết quả ở hình 3.4A cho thấy ATRA đã làm giảm biểu hiểu của các gen GAB2, NUP62, RPS6KA5 và EGFR. Trong đó, mức độ suy giảm biểu hiện mạnh nhất là GAB2 và NUP62 với mức suy giảm biểu hiện mRNA ~50%, sau đó mức độ suy giảm hoạt động gen lần lượt là RPS6KA5 (MSK1) ~30% và EGFR với mức suy giảm hoạt động ~20%.

Hình 3.4A. Mức độ biểu hiện các gen GAB2, NUP62, RPS6KA5, EGFR

(so sánh với đối chứng (DC), (n = 3, *p < 0,05)

GAB2 thuộc họ protein GAB, là trung gian cho sự tương tác giữa các thụ thể tyrosine kinase (RTK) hoặc non-RTK trong đó có thụ thể của con đường tín hiệu EGF và JAK/STAT. GAB2 có thể điều chỉnh và tích hợp các tín hiệu phân tử khi chúng đi qua để kiểm soát trạng thái chức năng trong tế [24]. Sự biểu hiện của GAB2 ở các tế bào ung thư cao hơn nhiều so với các tế bào bình thường ở cùng một loại mơ [55]. Trong nghiên cứu này, từ kết quả xác định biểu hiện mRNA trong hình 3.4 cho thấy, các tế bào KMN45 xử lí với ATRA trong 48 giờ có mức độ biểu hiện mRNA gen GAB2 chỉ bằng khoảng 50% so với các tế bào đối chứng. Biểu hiện gen GAB2 giảm mạnh có thể dẫn đến sự giảm thiểu các tín hiệu tế bào thơng qua GAB2. Trong một nghiên cứu

gần đây, Wang và cộng sự đã chỉ ra, ức chế biểu hiện GAB2 bằng các siRNA ở dòng tế bào ung thư xương MG-63 làm giảm đáng kể sự phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư [86]. Trước đó, Bocanegra và cộng sự cũng nhận thấy sự ức chế biểu hiện GAB2 làm giảm sự phát triển và sống sót của tế bào ung thư vú [9]. Ở ung thư dạ dày, sự biểu hiện quá mức của GAB2 trong các tế bào ung thư đã được nghiên cứu [55], tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định ảnh hưởng của sự suy giảm biểu hiện GAB2 lên sự phát triển của tế bào ung thư. Trong nghiên cứu này, cùng với kết quả giảm thiểu biểu hiện của GAB2 dưới tác động của ATRA, chúng tôi cũng quan sát thấy sự giảm thiểu sinh trưởng và phát triển của các tế bào gốc ung thư dạ dày KMN45. Như vậy, sự suy giảm GAB2 gây ức chế sinh trưởng và phát triển của cá tế bào MKN45.

NUP62 hay p62 là một protein quan trọng của phức hệ lỗ màng nhân (nuclear pore complexes- NPCs), có khả năng tương tác với các mRNA và protein vận chuyển qua NPCs [19]. NUP62 có vai trị điều hịa hoạt động của nhiều con đường truyền tín hiệu nội bào [14], [17]. Trên dòng tế bào ung thư biểu mô buồng trứng TOV112D, Kinoshita Y và cộng sự nhận thấy, ức chế biểu hiện NUP62 bằng siRNA dẫn đến sự chậm phát triển của các tế bào ung thư. Sự ức chế protein NUP62 dẫn đến dừng quá trình phân chia tế bào, tăng cường khả năng sống sót của tế bào ung thư với hóa trị [50]. Trong một nghiên cứu khác, Hazawa M và cộng sự đã chỉ ra sự biểu hiện quá mức của NUP62 ở ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), sự suy giảm của NUP62 ức chế sự tăng sinh và tăng cường sự biệt hóa các tế bào SCC [37]. Trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu chỉ ra biểu hiện mRNA của NUP62 ở tế bào ung thư dạ dày MKN45 sau khi xử lí với ATRA giảm khoảng 50% mRNA so với các mẫu khơng xử lí với ATRA. Như vậy, sự giảm thiểu hoạt động của NUP62 có thể là một trong những con đường tác động của ATRA với tế bào gốc ung thư dạ dày MKN45 dẫn đến quá trình điều hịa sinh trưởng tế bào và tăng cường biệt hóa tế bào gốc.

RPS6KA5 hay MSK1 (mitogen- and stress-activated kinase 1) là protein hạt nhân được kích hoạt ở hạ lưu của con đường MAPK ERK1/2 và p38, có vai trị quan trọng trong hạn chế viêm của miễn dịch bẩm sinh [74]. Ở ung thư vú, MSK1 đáp ứng kích thích từ các hoormon được tiết bởi buồng trứng như estrogen và progestin, làm tăng cường sự phân chia các tế bào ung thư [72]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số lượng mRNA gen MSK1 của tế bào gốc ung thư dạ dày MKN45 đã giảm khoảng 30% sau khi xử lí với ATRA trong 48 giờ. Trong một nghiên cứu khác, Reyes D và cộng sự (2014) nghiên cứu trên dịng tế bào T47D và mơ hình chuột đã kết luận, sự suy giảm MSK1 có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư vú phụ thuộc estrogen (E2) và progesterone [73].

EGFR là thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì EGF, có liên quan đến các hoạt động tăng sinh, biệt hóa, sống sót và sự di trú của tế bào (cell migration). Hoạt động quá mức của EGFR được quan sát thấy ở nhiều khối u rắn khác nhau [44]. Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích biểu hiện gen EGFR cho thấy, dưới tác động của ATRA, biểu hiện gen EGFR giảm. Số lượng mRNA của gen EGFR trong tế bào KMN45 giảm khoảng 20% so với các mẫu khơng xử lí với ATRA. Kết quả nghiên cứu của Zhen Y và cộng sự (2014) trên các mẫu mô ung thư dạ dày của bệnh nhân cho thấy, biểu hiện của EGFR cao hơn so với mơ bình thường. Sự bất hoạt mRNA gen EGFR của dòng tế bào ung thư SGC-7901 làm giảm tăng sinh tế bào và xâm lấn; bất hoạt EGFR cũng gây ra apoptosis và kháng phân bào (cycle arrest) [97]. Trong nghiên cứu này, từ những quan sát hình thái khi xử lí các tế bào với ATRA, cùng với kết quả phân tích suy giảm hoạt động gen EGFR, chúng tôi cũng nhận thấy sự tương đồng với nghiên cứu của Zhen khi quan sát thấy sự suy giảm hoạt động tăng sinh và tăng cường q trình apoptosis trên dịng tế bào ung thư MKN45.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của all trans retinoic acid lên sự biểu hiện các gen trong con đường tín hiệu EGF và JAK STAT của tế bào gốc ung thư dạ dày​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)