Kinh nghiệm của Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường bất động sản thành phố hải phòng (Trang 34 - 36)

5. Cấu trúc luận văn

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thịtrƣờng BĐS của một số nƣớc trên

1.5.2 Kinh nghiệm của Pháp

Xây dựng hệ thống địa chính quản lý đất đai nói chung và thị trƣờng BĐS nói riêng rất chặt chẽ. Đất đai ở Pháp phần lớn thuộc sở hữu tƣ nhân nhƣng Nhà nƣớc quản lý đất đai nói chung và thị trƣờng BĐS nói riêng rất chặt chẽ thơng qua việc xây dựng hệ thống địa chính. Cơng tác địa chính rất phát triển, quy củ, chặt chẽ, là mơ hình mẫu cho một số nƣớc đang phát triển học tập. Ở Pháp “địa chính là một hệ thống chính quy để quản lý những tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ”. Đơn vị cơ sở của địa chính là thửa đất đƣợc mơ tả đầy đủ vị trí địa lý, kích thƣớc hình học với những tƣ liệu về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất. Hệ thống địa chính ở Pháp bao gồm: một bộ bản đồ mô tả thực trạng của thửa đất và BĐS, một sổ địa bạ và bản kê khai các quyền và thực trạng pháp lý của chủ sở hữu; một hệ thống nghiệp vụ hành chính để quản lý và lƣu trữ thơng tin đất đai; địa chính xác định đầy đủ cơ sở pháp lý khi ghi rõ các quyền cụ thể. Mục đích của hệ thống địa chính nhằm đảm bảo quyền sở hữu; đảm bảo quyền chuyển nhƣợng đất đai với đầy đủ các giấy tờ về nguồn gốc; hiện trạng sử dụng đất; phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả đáp ứng nhu cầu cộng đồng; đảm bảo thuận tiện

cho hoạt động ngân hàng thông qua việc thế chấp đất đai và tạo cơ sở xây dựng một hệ thống thuế đất và BĐS công bằng.

1.5.3 Kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển nhà ở và nhà ở đối với các đối tượng xã hội [5]

Bằng mọi biện pháp, chính phủ Singapore đã tập trung cho chƣơng trình phát triển nhà ở công cộng (loại nhà do nhà nƣớc xây và cung cấp giá rẻ kèm theo một số điều kiện), đặc biệt là thiết lập cơ chế tài chính và cơ cấu tổ chức hợp lý và tích cƣc cho chƣơng trình phát triển bất động sản là nhà ở. Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển nhà ở cho một cơ quan đầu mối là Ủy ban phát triển nhà ở (HDB) đƣợc thành lập từ năm 1960; chính phủ đã thƣờng xuyên tài trợ cho các hoạt động của Ủy ban này với nhiều giải pháp tích cực khác nhau. Chƣơng trình phát triển nhà ở cho dân chúng Singapore đƣợc đánh giá là thành công nhất thế giới. Để dân chúng có thể mua đƣợc nhà, chính phủ cung cấp các khoản vay sao cho mỗi tháng họ có thể trích dƣới 20% thu nhập để trả tiền mua nhà, đồng thời thiết lập quỹ nhà ở trung ƣơng (một dạng quỹ bảo hiểm ) bắt buộc cả xã hội tham gia, giá bán nhà đƣợc trợ cấp sẽ thấp hơn giá thị trƣờng. Các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ xây dựng cũng rất quan tâm đến tính cộng đồng; đồng thời mỗi khu đơ thị lại có bản sắc riêng. Mặt khác nhằm thu hút đầu tƣ trong nƣớc vào chƣơng trình nhà ở, tháng 7 năm 2003 Singapore thực hiện chính sách cơng ty hóa các cơ quan trực thuộc Ủy ban phát triển nhà ở nhƣ xây dựng, thiết kế… Nhà ở của Singapore chủ yếu là do chính phủ đứng ra đầu tƣ xây dựng để bán, cho th. Thành cơng của chƣơng trình phát triển nhà ở cộng đồng của Singapore đã chứng minh các chủ trƣơng, chính sách và vai trị quan trọng của chính phủ dành cho việc chăm lo nhà ở của dân chúng. Nguồn tài chính của chính phủ tập trung chủ yếu đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội để phục vụ ngƣời dân Singapore. Chính phủ thực hiện 2 loại vốn cho vay: cho vay để phát triển nhà ở theo chƣơng trình xây dựng nhà ở của Ủy ban phát triển nhà ở và cho ngƣời dân vay có thế chấp để mua căn hộ của HDB. Nhà nƣớc thành lập quỹ tiết kiệm trung ƣơng. Theo quy định hiện nay thì ngƣời lao động bắt buộc phải nộp vào quỹ này 20% thu nhập hàng tháng và đơn vị sử dụng lao động phải nộp 13% thu nhập (tổng cộng 33%). Quỹ này đƣợc sử dụng tối đa là 22% cho mục đích nhà ở, số cịn lại 11% đƣợc dùng cho các mục đích xã hội khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường bất động sản thành phố hải phòng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)