CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
3.3.1. Quy trình đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu
đồ địa chính
Hình 3.1: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số
Bản đồ giấy - TT 299
Bước 1. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ.
Trong q trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho cơng tác quản lý đất đai thì bản đồ 299 cũng đóng vai trị rất lớn trong việc xác định lịch sử các thửa đất. Bản đồ 299 được thành lập theo chỉ thị số 299 của Thủ tướng Chính phủ, khi đó các tờ bản đồ được thành lập theo khu đo, không phân mảnh theo quy phạm hiện nay, vì vậy để đảm bảo thống nhất cơ sở dữ liệu sau khi số hóa bản đồ 299 phải tiến hành phân mảnh theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính để phục vụ tra cứu thơng tin một cách thuận lợi và chính xác nhất.
Bước 2. Chuyển về hệ tọa độ VN 2000
Do bản đồ địa chính được thành lập ở nhiều thời kỳ khác nhau và chưa thống nhất về hệ tọa độ vì vậy cần sử dụng phần mềm chuyển hệ tọa độ Maptran3.0 để chuyển về hệ tọa độ VN-2000 theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ địa chính
Nội dung đo đạc, cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính bao gồm: - Địa giới hành chính cấp xã.
- Quy hoạch sử dụng đất - Hình dạng, kích thước,
- Số thứ tự thửa đất, loại đất theo mục đích sử dụng (thuộc tính thửa đất).
Phương pháp đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính
Hiện nay trên địa bàn huyện Tam Dương có 07 điểm địa chính cơ sở, 51 điểm địa chính cấp I, 166 điểm địa chính cấp II. Các điểm địa chính cấp I, II được xây dựng những năm 1996, 1997 hiện nay do q trình đơ thị hóa mạnh trên địa bàn huyệnđất đai biến động nhiều nên đã bị mất 86 điểm địa chính cấp II, 35 điểm địa chính cấp I và 3 điểm địa chính cơ sở. Vì vậy, trong q trình đo đạc chỉnh lý đã gặp tương đối nhiều khó khăn.
Với tính chất của việc đo chỉnh lý biến động các thửa đất chủ yếu phục vụ cơng tác chia tách cho các hộ gia đình chuyển nhượng, cho tặng đất ở nên phần kinh phí thu được từ việc chỉnh lý biến động này là rất thấp, trong khi yêu cầu đảm bảo độ chính xác của việc đo đạc chỉnh lý phải đảm bảo theo quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để giải bài toán trên học viên đã lựa chọn giải pháp thành sử dụng công nghệ GPS 2 tần với máy đo RTK xác định tọa độ các điểm đo bằng cơng nghệ GPS với sóng mang 2 tần và cho tọa độ trực tiếp tại điểm đo với độ chính xác đảm bảo theo quy phạm của Bộ TN&MT.
Ưu điểm của công nghệ này là:
- Không phải thành lập lưới khống chế đo vẽ cho toàn huyện Tam Dương, qua đó sẽ tiết kiệm được lượng kinh phí rất lớn.
- Phương pháp đo sử dụng cơng nghệ GPS đảm bảo độ chính xác.
- Máy đo RTK cho tọa độ trực tiếp tại điểm đo không phải qua công đoạn trút số liệu và bình sai trên máy vi tính rút ngắn được thời gian đo vẽ chỉnh lý biến động.
- Với công nghệ cao nhưng phương pháp đo đơn giản nên giảm tối đa được chi phí cho việc quản lý sử dụng đất và các hộ gia đình khi tiến chia tách đất. Ngồi ra cịn khuyến khích được các cá nhân tổ chức đầu tư công nghệ đo đạc để tham gia vào việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, đo đạc thu hồi giao đất v.v. nhằm tăng cường hơn nữa việc xã hội hóa cơng tác quản lý đất đai.
Sau khi sử dụng công nghệ GPS với máy đo RTK xác định tọa độ trực tiếp tại khu đo chỉnh lý, sử dụng máy đo toàn đạc điện tử để đo vẽ chi tiết thửa đất. Nội dung đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:
a) Thu thập tài liệu:
- Bản đồ địa chính: Kiểm tra bản đồ địa chính quản lý tại phường và tại phịng Tài ngun và Mơi trường huyện qua đó bằng phương pháp trực quan kiểm đếm số lượng các thửa đất có biến động đã được khoanh vẽ chỉnh lý trên bản đồ giấy kiểm tra đối chiếu với dữ liệu bản đồ số xem đã được chỉnh lý đồng bộ chưa.
- Thu thập hồ sơ địa chính: Thu thập các loại tài liệu liên quan như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, thu thập các hồ sơ thu hồi và giao đất, hồ sơ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai… qua đó rà sốt đối chiếu với bản đồ địa chính để xác định các thửa đất có biến động.
- Thu thập thông tin tại địa bàn: qua các tổ dân phố thu thập các thông tin biến động tại các khu dân cư.
b) Đối soát thực địa:
- Qua rà soát các loại tài liệu bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính tiến hành phối hợp với cán bộ địa chính phường và các tổ dân phố xác định các thửa đất có biến động, đối soát 100% các thửa đất tại thực địa, từ đó xác định số thửa đất biến động, phạm vi biến động để có phương pháp chỉnh lý biến động sao cho phù hợp với thực tế. Trong quá trình kiểm tra ngoài thực địa, cần xác định các mốc quy hoạch, hành lang an tồn các cơng trình để lên phương án đo đạc.
c) Đo vẽ chi tiết tại thực địa:
Sau khi đã khoanh định được khu vực biến động đất đai, đặc điểm biến động, mức độ biến động để áp dụng các phương pháp đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ địa chính. Có hai phương pháp đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ địa chính chủ yếu như sau:
- Phương pháp đo vẽ chỉnh lý bằng thước dây chuyên dụng
Phương pháp đo đạc đơn giản chỉ được áp dụng với trường hợp các tuyến giao thông mở rộng, xây dựng lại, các khu vực có ít yếu tố cần chỉnh lý. Các yếu tố này đơn giản, nằm rải rác ở các khu vực, có điều kiện đo bằng thước dây và đủ điều kiện chỉnh lý đảm bảo độ chính xác.
Điều kiện áp dụng phương pháp này phải tồn tại những góc thửa đất, góc cơng trình xây dựng trên bản đồ và ngồi thực địa và sử dụng phương pháp giao hội cạnh, dóng hướng thẳng hàng bằng thước dây để chỉnh lý.
Trước khi đo phải kiểm tra sai số tương hỗ giữa các điểm dùng làm gốc để chỉnh lý, nếu sai số tương hỗ giữa các điểm vượt quá 0,4mm trên bản đồ thì phải tìm các điểm khởi đầu khác và phải chỉnh lý ln cả những điểm có sai số tương hỗ lớn hơn 0,4mm. Thành quả đo vẽ chỉnh lý được lập thành các bản sơ đồ. Trên bản sơ đồ thửa đất phải thể hiện đầy đủ các kích thước các cạnh đến đơn vị 0,01m và phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố để dựng hình.
- Phương pháp đo vẽ chỉnh lý bằng máy tồn đạc khơng phát triển lưới đo vẽ
góc cơng trình xây dựng trên bản đồ và ngoài thực địa. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý bằng máy tồn đạc điện tử khơng phát triển lưới khống chế đo vẽ được áp dụng với các trường hợp sau:
Khu vực chỉnh lý là các khi đô thị, nông thôn liền kề nhau tạo thành khu vực biến động lớn khơng có trên bản đồ địa chính gốc.
Các khu vực cần chỉnh lý có hình thù phức tạp nằm rải rác ở các khu vực khơng có điều kiện đo đạc bằng thước dây theo phương pháp đơn giản
Phương pháp này áp dụng cho việc cập nhật những vùng biến động lớn về mục đích sử dụng đất như khu đơ thị mới, các trụ Sở cơ quan quy hoạch mới…
Để xác định được điểm trạm máy: Từ 3 điểm rõ nét trên bản đồ và trên thực địa sử dụng phương pháp giao hội cạnh để xác định điểm trạm máy, trong đó có một điểm để kiểm tra.
- Phương pháp đo vẽ chỉnh lý bằng máy toàn đạc sử dụng lưới đo vẽ
Với các khu vực có biến động lớn mà khơng xác định được các điểm cố định tại thực địa khi đo vẽ chỉnh lý biến động phải sử dụng các điểm lưới đo vẽ.
Nhưng khu vực có biến động đất đai lớn làm mất các điểm lưới khống chế đo vẽ phải sử dụng máy đo GPS 2 tần RTK để đo bổ xung ít nhất 2 điểm lưới đo vẽ tại khu vực cần đo vẽ chỉnh lý bản đồ.
Tất cả các trường hợp đã được đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ địa chính đối với đất thổ cư: đều được lập Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và đóng thành quyển theo thứ tự thửa đất được chỉnh lý trên bản đồ. Ranh giới sử dụng đất phải được các chủ sử dụng có liên quan xác nhận vào biên bản. Mẫu Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được tuân thủ theo quy định của tài liệu. Đối với các thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong quá trình đo đạc chi tiết, cần kết hợp để điều tra tên chủ, loại đất và các thơng tin địa chính khác để thuận lợi cho các việc tiếp theo.
d) Lập bản vẽ
Sau khi có kết quả đo vẽ tại thực địa số liệu sẽ được đưa lên bản vẽ bằng phần mềm MicroStation, Famis v.v. tiến hành tính diện tích, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
Với các hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tiến hành biên tập bản vẽ, lập hồ sơ cấp giấy. Tiến hành kiểm tra lại trên thực địa đảm bảo độ chính xác tin cậy của bản vẽ.
Khi chỉnh lý xong, tiến hành lập bảng “các thửa biến động” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngồi khung bản đồ. Nội dung bảng các thửa biến động phải thể hiện số hiệu thửa thêm, số hiệu thửa lân cận, số hiệu thửa bỏ.
e) Biên tập chỉnh lý bản đồ địa chính gốc
Tiến hành chuyển thông tin đo vẽ chỉnh lý biến động lên bản đồ địa chính gốc, đổi mã loại đất cũ trên bản đồ địa chính sang mã loại đất mới theo Thơng Tư 08/2007/TT-BTNMT.
Tiến hành chỉnh lý loại đất, thửa đất dựa trên các căn cứ như: Hồ sơ giao đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để chỉnh lý lên bản đồ địa chính.
Sau khi chỉnh sửa các sai sót trong q trình chuyển các yếu tố chỉnh lý lên bản đồ, chúng ta được một bộ bản đồ địa chính chỉnh lý đầy đủ theo đúng quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng bộ ở cả ba cấp xã, huyện, tỉnh.
Bước 4: Chuẩn hóa bảng đối tượng và phân lớp đồ họa
Bước này được thực hiện với mục đích tránh sai sót, nhầm lẫn và tạo sự thống nhất cho cơ sở dữ liệu bản đồ.
- Chuẩn hóa tiếp biên bản đồ: do trong q trình phân mảnh sẽ có trường hợp thiếu thửa đất (thửa đất khơng nằm trên mảnh nào của bản đồ) hoặc trùng thửa (một thửa đất cùng lúc có trên nhiều tờ bản đồ) bởi vậy cần rà soát để loại bỏ các lỗi này. Bên cạnh đó các đối tượng dạng tuyến như giao thông, thủy hệ nằm trên nhiều mảnh bản đồ nên cần kiểm tra tại các chỗ tiếp biên để đảm bảo khi tạo vùng khơng bị hở, trùng, lặp.
- Chuẩn hóa phân lớp đối tượng: Do trên bản đồ địa chính có nhiều loại đường ranh giới: ranh giới hành chính, ranh giới thửa, ranh giới nhà, ranh giới khác, nên cần phải phân lớp cho các loại ranh giới này. Đặc biệt chú ý đến ranh giới thửa
vì đây là đối tượng dùng để tạo vùng. Các dữ liệu thuộc tính cũng cần được phân lớp như: địa danh, số hiệu, diện tích, loại đất cũng cần chuyển về các lớp khác nhau. - Chuẩn hóa thuộc tính đồ họa: để tạo sự thống nhất cho các đối tượng khi hiển thị bản đồ. Ví dụ như với đường ranh giới thửa: nét liền, lực nét =0, mầu đen; ranh giới nhà: nét gạch, lực nét = 0, trắng.
- Kết quả: tất cả các đối tượng được phân lớp và chuẩn hóa - Ranh giới thửa: lever 10
- Ranh giới nhà: lever 14 - Nhãn thửa: lever 13 - Điểm tọa độ: lever 8 - Khung bản đồ: lever 63 - Địa danh: lever 30 Bước 5: Tạo vùng
Tiến hành tạo vùng cho từng mảnh bản đồ địa chính.
- Trước khi tạo vùng cần kiểm tra lỗi bằng công cụ Clean để đảm bảo các đường đã hồn tồn khép kín.
- Tạo vùng bằng cơng cụ Tạo Topology của Famis
- Lớp đường dùng để tạo vùng là lớp ranh giới thửa (lever 10) đã được chuẩn hóa ở bước 3.
- Kết quả: tất cả các thửa đất sẽ được tạo vùng và gán cho thơng tin địa chính ban đầu về số hiệu, diện tích, loại đất. Số hiệu sẽ được đánh theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, loại đất sẽ chỉ là một loại do ta lựa chọn lúc đầu, diện tích được tính theo bản đồ có thể trùng hoặc khơng trùng với diện tích pháp lý được công nhận trong hồ sơ gốc.
Buớc 6: Gán thơng tin địa chính pháp lý.
Do sau khi tạo vùng các thửa đất chỉ có số liệu về số thửa, loại đất, diện tích do phần mềm tự động gán, bởi vậy ta cần gán các thơng tin về số thửa, loại đất, diện tích có tính chất pháp lý được cơng nhận trong hồ sơ để đảm bảo sự thống nhất giữa dữ liệu bản đồ với dữ liệu thuộc tính và đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu bản đồ.
- Dùng công cụ Gán dữ liệu từ nhãn của Famis.
- Dữ liệu về số liệu, loại đất, diện tích pháp lý của từng thửa đất được lấy từ các lớp sau khi chuẩn hóa tại bước 3.
- Kết quả: các thửa đất có dạng vùng và có đầy đủ các thơng tin địa chính được cơng nhận về mặt pháp lý.
Bước 7: Kiểm tra Topology
Bước này nhằm kiểm tra lại lần cuối xem tất các thửa đất đã được tạo vùng hay chưa và kiểm tra sự liên kết giữa dữ liệu bản đồ với dữ liệu thuộc tính đã được gán tại bước 5.
- Nếu sai: quay trở lại bước 4 để chỉnh sửa tất cả các lỗi
- Nếu đúng: dữ liệu sẽ được xuất sang phần mềm ViLIS để tiếp tục hoàn thiện
+ Bước 8: Xuất dữ liệu sang ViLIS
Sau khi kiểm tra và đảm bảo dữ liệu khơng cịn lỗi ta sẽ tiến hành xuất dữ liệu sang ViLIS
- Dùng công cụ Exprot của Famis để xuất dữ liệu sang ViLIS
- Kết quả: tất cả 49 mảnh bản đồ sẽ được gộp lại sau đó xuất sang ViLIS đưới định dạng là một Shape file.