Cơng cụ tra cứu thửa trên bản đồ của ViLIS2.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 95)

- Bước 2: Tách thửa trên bản đồ

Sử dụng công cụ Tách thửa của ViLIS để tách thửa theo yêu cầu của chủ sử dụng, kết quả tách thửa thể hiện ở (hình 3.22).

Hình 3.22: Thửa số 178(18) sau khi thực hiện biến động tách thửa chuyển thành 2 thửa mới là thửa 1(18) và thửa 2 (18)

ViLIS có một ưu điểm nổi trội hơn so với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu hiện nay là: Khi thực hiện biến động trên dữ liệu bản đồ đồ thì dữ liệu thuộc tính cũng sẽ được chỉnh lý để khớp với dữ liệu bản đồ và ngược lại

- Để quản lý biến động ViLIS có cung cấp chức năng Quản lý lịch sử biến động dưới dạng sơ đồ hình cây kèm theo các thơng tin chi tiết về biến động (hình 3.23).

Hình 3.23: Chức năng quản lý lịch sử biến động của thửa 147(17)

Kết thúc quá trình đăng ký biến động cả dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính đều được cập nhật biến động và đảm bảo thống nhất với nhau

Tóm lại ViLIS 2.0 cung cấp đầy đủ các chức năng để thực hiện hai nội dung quản lý đất đai cấp thiết tại cấp xã, phường, thị trấn hiện nay:

- Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính - Đăng ký và quản lý biến động

- Quản lý các loại hồ sơ sổ sách liên quan.

3.4. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt đƣợc 3.4.1. Nhận xét và đánh giá

Qua q trình thực nghiệm hệ thống thơng tin đất đai cấp cơ sở tại xã Hoàng Hoa, Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc học viên làm đề tài nghiên cứu có một số nhận xét sau:

- Phần mềm ViLIS2.0 cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai.

- Nhập và lưu trữ các thông tin cơ bản về các đối tượng quản lý, sử dụng đất đai một cách khá thuận lợi.

- Các nghiệp vụ quản lý về đất đai đã được cụ thể hóa bằng các chức năng của phần mềm.

- Cơ sở dữ liệu đất đai tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính.

- Có khả năng in dễ dàng các sổ sách thuộc hệ thống hồ sơ địa chính.

- Phần mềm có khả năng phát triển trên diện rộng, quản lý tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh theo mơ hình sử dụng và quản lý đồng bộ 3 cấp xã - huyện - tỉnh.

3.4.2. Những kết quả đạt đƣợc

- Xây dựng được dữ liệu không gian và giữ liệu thuộc tính phản ánh đúng thực trạng tại khu vực nghiên cứu mang tính pháp lý.

- Phục vụ tốt cho công tác lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất một cách rõ ràng và chính xác.

- Phát huy tính hiệu quả cao nhất của công tác đo đạc, chỉnh lý các biến động bản đồ địa chính cũng như việc chuyển đổi hồ sơ địa chính từ phần thuộc tính sang dạng số, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ của hồ sơ địa chính.

- Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu phần mềm giúp cho người sử dụng khai thác thông tin một cách thuận tiên, các nhà quản lý thực hiện các nhiệm vụ quản lý về đất đai một cách dễ dàng và khoa học.

3.4.3. Những khó khăn, tồn tại

- Đơn giá cho việc thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn rất

thấp trong khi khối lượng công việc rất lớn, thi công trong thời gian dài và yêu cầu kỹ thuật tương đối cao. Vì vậy, khi thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí tổ chức.

- Quy định về sự phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính giữa 3 cấp chưa chặt chẽ, khơng có quy định khen thưởng, kỷ luật cụ thể dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện rất khó khăn. Tổ chức thực hiện hoàn thiện hồ sơ địa chính với một đơn vị hành chính cấp xã việc tổ chức kê khai, xét duyệt hồ sơ địa chính và cập nhật vào phần mềm chỉ cần 4-6 tháng nhưng khi trình ký hồ sơ tại xã, phương và chuyển hồ sơ lên phòng Tài nguyên và Mơi trường cấp huyện, thị xã, huyện thì hàng năm sau

vẫn khơng trình ký và cấp GCN QSD đất khiến cho cơng tác hồn thiện hồ sơ địa chính khơng kịp tiến độ và mất tính thời sự của việc xây dựng cơ sở dữ liệu.

- Quy định của pháp luật chưa có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất giữa quản lý đất đai và nghĩa vụ tài chính đã tạo ra rào cản rất lớn cho việc xét duyệt các hồ sơ cấp đổi, cấp mới và xin hợp thức quyền sử dụng đất.

- ViLIS2.0 là một phần mềm cài đặt rất khó, các bước kê khai đăng ký, quản lý biến động, đăng ký cấp giấy v.v. được viết theo quy trình khá cứng nhắc địi hỏi một cán bộ phải nắm vững về nghiệp vụ và có trình độ cơng nghệ thơng tin khá mới có thể sử dụng thành thạo được. Như vậy, với thực trạng cán bộ địa chính cấp xã, phường hiện nay thì việc thực hiện phát triển trên diện rộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Hệ thống hồ sơ địa chính là một cơng cụ quan trọng, trợ giúp quản lý Nhà nước về đất đai và các ngành có liên quan tới đất đai. Tuy nhiên, các thơng tin trong hồ sơ địa chính của chúng ta hiện nay không hỗ trợ nhiều cho việc quản nhà nước về đất đai.

- Hệ thống hồ sơ địa chính tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vào thời điểm hiện tại không đầy đủ, khơng đảm bảo tính cập nhật nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

- Từ kết quả của q trình nghiên cứu về cơng tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác thống kê, kiểm kê, đăng ký biến động, công tác thành lập bản đồ địa chính, lưu trữ các loại sổ của hồ sơ địa chính đề tài nhận thấy cần đưa phần mềm ViLIS2.0 vào ứng dụng tại địa phương.

- Qua nghiên cứu ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu bản đồ được liên kết chặt chẽ thông qua ID của các thửa đất đảm bảo được tính thống nhất và duy nhất của dữ liệu. Mặt khác, công cụ này giúp cho việc quản lý người dùng và quản trị dữ liệu một cách khoa học.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính số cho xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Để kiểm nghiệm tính hữu dụng và đánh giá của việc ứng dụng phần mềm ViLIS2.0, học viên đã bàn giao cho cán bộ địa chính tại xã Hồng Hoa đưa vào sử dụng thử nghiệm

2. Kiến nghị

Trên cơ sở các kết luận học viên đưa ra những kiến nghị như sau:

- Xã Hoàng Hoa nên đầu tư kinh phí để tiếp tục hồn thiện và cập nhật chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu địa chính số mà học viên đã bàn giao và sớm đưa vào sử dụng chính thức phục vụ quản lý đất đai.

- Huyện Tam Dương nên nhanh chóng hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính cho tồn Huyện theo các biện pháp mà học viên đã đề xuất, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số và tiến hành cấp đổi và cấp bổ xung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính.

- Việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần được điều chỉnh tăng lên cho phù hợp với thực tế và bổ xung phần kinh phí ho việc cập nhật, chỉnh lý biến hàng năm nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu đã được xây dựng phải được sử dụng trong thực tiễn.

- Cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nội dung tổ chức bộ máy cán bộ Tài nguyên và Môi trường các cấp, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai nên để quản lý theo ngành dọc,.. có như vậy cơng tác phối hợp thực hiện của các cấp mới thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về việc

hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

2. Bộ Tài ngun Mơi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

3. Bộ Tài ngun Mơi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT – BTNMT về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

4. Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015 huyện Tam Dương.

5. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đàm Xuân Vận (2009), Bài giảng cao học hệ thống thông tin địa lý, Trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

7. Niên giám thống kê huyện Tam Dương năm 2014

8. Phòng Đo đạc và Bản đồ Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc (2014, Báo

cáo số 26/BC-DDBD ngày 20/5/2014 của phòng Đo đạc và Bản đồ Sở Tài

nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v Tình hình quản lý các điểm địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc.

9. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 10. Sở Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo Số: 114 /BC-STNMT ngày 05

tháng 4 năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả lập hồ sơ địa chính tỉnh Vĩnh Phúc

11. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc (2014), Dự án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2020 Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

12. Tổng cục Địa chính (1995), Cơng văn số 647-CV/ĐC ngày 31/05/1995 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60-CP của Chính phủ.

13. Thạc Bích Cường (2005), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

14. Trần Quốc Bình (2004), Tập bài giảng Hệ thống thông tin đất đai (LIS),

ĐHKHTN-ĐHQGHN, Hà Nội.

15. UBND huyện Tam Dương (2014), Báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai năm 2014 huyện Tam Dương

16. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về ban hành đơn giá xây lập hồ sơ địa chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 95)