Nhóm phân hệ phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 66)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1.3. Khái quát về hệ thống phần mềm vilis2.0

1.3.3. Nhóm phân hệ phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ

- Phân hệ quản trị người sử dụng ( ViLIS User Managtôient) - Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( ViLIS Database Administration) - Phân hệ quản trị danh mục (ViLIS Catalog Managtôient)

- Phân hệ biên tập bản đồ (ViLIS Map Editor) - Phân hệ tra cứu tìm kiếm (ViLIS Search)

- Phân hệ kê khai đăng ký QSD đất và tài sản trên đất (ViLIS Parcel Registration)

- Phân hệ kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà (ViLIS House Registration)

- Phân hệ hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Document)

- Phân hệ quản lý kho hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Store) - Phân hệ biểu đồ thống kê (ViLIS Statistics Diagram)

- Phân hệ trợ giúp quy hoạch và đền bù giải tỏa ( ViLIS Land Planning) - Phân hệ trợ giúp định giá đất (ViLIS Land Value) - Phân hệ quản lý bản đồ trong không gian ba chiều (ViLIS Scene 3D)

CHƢƠNG 2

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi tọa độ từ 21o18’đến 21o25’ vĩ độ Bắc và 105o36’ đến 105o38’ kinh độ Đơng [7].Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng như đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường quốc lộ 2A chạy qua địa phận xã Hợp Thịnh, quốc lộ 2C đị qua và nối với huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang, đường quốc lộ 2B chạy qua địa phận xã Kim Long, đường Hợp Châu-Đồng Tĩnh ,đặc biệt trên địa bàn huyện đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Tam Dương khu A và khu B tại các xã Kim Long, Hoàng Hoa, Đồng tĩnh với diện tích hàng trăm ha.

Về ranh giới hành chính:

Phía Đơng giáp huyện Bình Xun Phía Tây giáp huyện Lập Thạch Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo

Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc

Trung tâm huyện lỵ của huyện được đặt tại khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hòa , cách trung tâm tỉnh lỵ 9km. Có thể thấy, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội để làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm, nghiệp cho các mục đích phi nơng nghiệp. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

2.1.1.2. Đặc điểm địa chất khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung , huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản. Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như vàng, thiêc, có những trữ lượng q nhỏ khơng thể đầu tư khai thác cịn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ơ Hoàng Đan, Duy Phiên, Hồng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Ngồi ra đất để làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện. Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu câu tiêu dùng của huyện.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa , nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã gần với dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du năm ở phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 19m đến 20 m so với mặt nước biển còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội, Hồng Lâu). Với địa hình, địa mạo như vậy, cùng với vị trí địa lý của huyện là nằm trong cụm phát triển du lịch phía Nam của tỉnh với nhiều dự án tầm cỡ quốc gia đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh dich vu, huyện Tam Dương có thể khai thác tiềm năng đất đai ở nhiều mặt như: phát triển trồng cây ăn quả ở vùng các xã trung du hoặc phát triển nơng lâm kết hợp.Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp có trình độ thâm canh cao với các giống cây trồng cho năng suất cao.

2.1.1.4. Khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đơng và mùa hạ. Ngồi ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian khơng dài.

Lượng mưa bình qn hàng năm là 1.348,87mm.Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm .

tháng cao nhất 33 oC (tháng 6), thấp nhất là 16.3 oC (tháng 1).

Số giờ nắng trùng bình trong năm là 1441.82 giờ, số giờ nắng trùng bình tháng cao nhất 205.7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27.4 giờ (tháng 2)

Độ ẩm khơng khí trung bình năm 82.33%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 4,tháng 8). Độ ẩm trung bình thấp nhất là 76% (tháng 12).

Gió theo 2 mùa chính trong năm

Mùa hạ : Gió mùa Đơng Nam Thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10

Mùa đông: Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đơng Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng khơng ít đến sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng

Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.821,44 ha chiếm khoảng 8.75% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đưa vào khai thác sử dụng 10.788,3 ha ( chiếm 99,69% quỹ đất của huyên), đất chưa sử dụng còn lại là 33,14 ha (chiếm 0,31%). Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện

Tam Dương gồm có 5 nhóm đất chính: a.Nhóm phù sa

b.Đất mới biến đổi c.Đất loang lổ d.Đất cát

e.Đất xám feralit

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Về phát triển kinh tế

Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai doạn 2010-2015 ước đạt 13.5%. Trong đó: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình qn ngành Cơng nghiệp - Xây dựng ước đạt 17.8%; Ngành Nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 4.4%; ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 17.3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông -lâm

nghiệp.So với năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 45.9% lên 52.84%, ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 35.95% xuống còn 24.28%. Thương mại - dịch vụ tăng từ 17.15% lên 22.88%

2.1.2.2. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Mặc dù sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện trong giai đoạn 2010 - 2015 gặp nhiều khó khăn và thách thức như: Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. dịch bệnh, sâu bệnh luôn tiềm ẩn, giá vật tư, lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, trong khi giá sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp so với một số ngành kinh tế khác cịn thấp, tình trạng suy thối kinh tế những năm 2012-2015,... Nhưng với nhiều chủ trương, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn của nhà nước và của chính quyền các cấp như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh về đầu tư, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa giai đoạn 2012-2015; các chương trình, dự án hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ giống vụ đông... của UBND tỉnh, UBND huyện đã và đang được tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, do vậy ngành nơng nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả nổi bật: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai đoạn ngành nông, lâm nghiệp thủy sản ước đạt 4,4% tăng 0,3% so với mục tiêu đại hội; cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 24,28%, tăng 2,33%; diện tích trồng lúa hàng năm ổn định 6.500 ha; sản lượng lương thực có hạt hàng năm bình qn đạt trên 39 ngàn tấn, vượt 1 ngàn tấn so với mục tiêu đề ra, đảm bảo an toàn lương thực của huyện; giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha canh tác đạt 80 triệu đồng/năm.Giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 1.118.284 triệu đồng năm 2010 lên 1.389.788 triệu đồng năm 2015 (tăng 1,25 lần)

2.1.2.3. Công nghiệp - xây dựng

a) Sản xuất công nghiệp

Giai đoạn (2010-2015) cơng nghiệp - xây dựng được tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm

2015 ước đạt 3.217.000 triệu đồng (giá CĐ 2010) tăng gấp hơn 2,27 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình qn đạt 17,8%/năm. Năm 2015 cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 52,84% cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Ngành công nghiệp sản xuất kim loại, chế biến lương thực, thực phẩm sản xuất đồ gỗ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Một số ngành công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển như: sản xuất chè, sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi, chế biến gỗ, tre, đồ mộc dân dụng, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, sửa chữa...

Vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế. Trong năm 2015, giá trị sản xuất cơng nghiệp có bước đột phá khi dự án nhà máy ga ̣ch ốp lát (VITTO) đưa dây chuyền vào sản xuất, sẽ chính thức cho ra sản phẩm là gạch ốp lát các loại theo kế hoạch sản xuất đạt trên 5 triệu m2 và giá trị sản xuất ước đạt 300 tỷ đồng, đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp lên khoảng 10% và tăng trưởng giá trị sản xuất toàn huyện lên khoảng 6% trong năm 2015, tạo tiền đề thuận lợi cho các năm tiếp theo khi sản lượng đạt công xuất thiết kế.

b) Hoạt động xây dựng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư xây dựng. Giai đoạn (2010-2015) vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN bình quân hàng năm đạt khoảng 157 tỷ đồng (Tăng 84 tỷ đồng so với giai đoạn 2005-2010), trong đó chủ yếu là vốn ngân sách cấp trên đầu tư qua các chương trình, dự án như chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn ngân sách cấp xã thu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản chầm lắng. Giá trị xây dựng cơ bản tăng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 14,4%.

2.1.2.4. Các hoạt động thương mại - dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ, thương mại bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt: 17,3 %/năm; Đến năm 2015 cơ cấu thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế đạt 22,88%. Ước năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành Thương ma ̣i - Dịch vụ đạt 1.538.692 triệu đồng tăng 2,9 lần so với năm 2010.

Hoạt động thương mại dịch vụ duy trì được nhịp độ tăng trưởng, hàng hoá đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, tiêu dùng xã hội hàng năm đều tăng so với năm trước. Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thương mại được quan tâm đầu tư và đưa vào hoạt động như: Cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ: chợ Số 8 - xã Kim Long, chợ Đạo Tú, chợ Duy Phiên, chợ Diện xã Đồng Tĩnh, chợ Hợp Thịnh. Chợ trung tâm huyện hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2015 theo hình thức đầu tư xã hội hóa.

Dịch vụ vận tải: Được cải thiện về chất lượng phục vụ, số lượng các loại phương tiện gia tăng, mạng lưới các phương tiện công cộng (xe buýt, xe taxi) được phủ rộng, số lượng hàng hóa được vận chuyển hàng năm đều tăng khá, ước năm 2015 vận chuyển 722.799 tấn hàng hóa các loại, tăng 1,75 lần so với năm 2010; doanh thu năm 2015 đạt 108.804 triệu đồng, tăng 2,02 lần so với năm 2010.

Hoạt động tín dụng ngân hàng: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai đồng bộ các giải pháp của chính phủ, ngân hàng nhà nước về thực hiện chính sách tiền tệ, lãi suất trên địa bàn, theo đó áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định của ngân hàng nhà nước, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hướng dẫn thủ tục và giải quyết cho vay nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận vốn… Mặt bằng lãi suất trên địa bàn cơ bản ổn định tạo điều kiện cho nguồn vốn huy động vào ngân hàng tăng. Đến 2015 nguồn vốn huy động vào ngân hàng ước đạt 630.000 triệu đồng, tăng 465.000 triệu đồng so với năm 2010. Dư nợ tín dụng đến hết năm 2015 ước đạt 780.000 triệu đồng, tăng 522.000 triệu đồng so với năm 2010.

Hoạt động các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thơng, y tế, giáo dục: Được duy trì và ngày càng phát triển. Thông tin, liên lạc và dịch vụ chuyển phát kịp thời thông suốt. Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông tuân thủ đúng theo pháp luật. Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư hiện đại hoá mạng lưới cáp quang; mạng điện thoại di động được lắp đặt và phủ sóng thơng suốt.

2.1.2.5. Thu, chi ngân sách

547.000 triệu đồng, bình quân thu trên địa bàn đạt 125.000 triệu đồng/năm, trong đó ước thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 ước đạt 150.000 triệu đồng gấp 1,6 lần so với năm 2010. Thu từ kinh tế huyện đạt tỉ lệ 24,1% trên tổng thu NSNN năm 2015 và 22,5% tổng thu NSNN bình quân giai đoạn 2010-2015.Chi ngân sách trên địa bàn luôn bảo đảm kịp thời các yêu cầu chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả những vấn đề y tế, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Giai đoạn 2010-2015 bình qn ước đạt 543.000 triệu đồng. Trong đó chi ngân sách cho đầu tư phát triển bình quân đạt 28,9% tổng chi NS.

2.1.2.6. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2010-2015 các cơng trình hạ tầng kỹ thuật quan trong trên địa bàn được Trung ương và tỉnh đầu tư hoàn thành, UBND huyện cũng chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, chỉnh trang đô thị để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tập trung nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới. Trong đó một số cơng trình hồn thành đưa vào khai thác sử dụng đã mang lại lợi thế không nhỏ trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, phục vụ giao thông đi lại, sản xuất của nhân dân, hồn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Giao thông: Phối hợp và tổ chức chỉ đạo tốt cơng tác giải phóng mặt bằng, do vậy góp phần bảo đảm tiến độ hồn thành các dự án trọng điểm tạo cho huyện có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư: đường cao tốc Nội Bài - Lao Cai đoạn qua địa bàn huyện; đường 36m Hợp Châu - Đồng Tĩnh (giai đoạn 1); đường TL310 đoạn từ xã Kim Long đến QL2C xã Đạo Tú; đường Hợp Thịnh - Đạo Tú; đường TL 305 đoạn từ ngã tư Quán Tiên đến cầu Bến Gạo; đường TL309 đoạn từ dốc Đê Vàng đến trung tâm huyện; đường QL2C- Cầu Bì La; đường QL2C đoạn qua huyện,...

Hệ thống giao thông đường huyện được đầu tư xây dựng hoàn thiện như: Đường Kim Long – Tam Quan (giai đoạn 2); đường cầu Yên Thương – TT Hợp Hòa; đường Duy Phiên – Thanh Vân khu chăn nuôi xã Thanh Vân; đường QL2C – Xuân Trường, đường Hoàng Đan – Hoàng Lâu; đường TL 305 (Hoàng Lâu) – TL

306 (Duy Phiên); đường QL2C-Cầu Bì La; đường Đạo Tú - Thanh Vân; đường TL 309 (Hoàng Đan) – TL 306 (Duy Phiên),...Đến nay đã cứng hóa được 59,5km/66,3km, bằng 88,1%.

Các tuyến đường giao thông nội thị đang trong quá trình đầu tư theo quy hoạch như: Đường Nội thị tuyến phía Tây (Đoạn từ Đài truyền thanh đến Cơng trung tâm văn hóa); QL2C thị trấn Hợp Hịa đi Trường tiểu học B thị trấn Hợp Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 66)