Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT – Chi nhánh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 42)

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự NHNo & PTNT Chi nhánh Bình Phước)

Ban giám đốc: gồm Giám đốc và Phó giám đốc.

8 phịng chun mơn nghiệp vụ, bao gồm:

Thứ nhất, phịng Tín dụng: có nhiệm vụ chính là triển khai thực hiện chiến lược trong cơng tác tín dụng. Phân loại đánh giá khách hàng vay vốn và đề xuất các chính sách đối với từng đối tượng khách hàng trong từng thời kỳ.

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phịng Tín dụng Phịng Hành chính nhân sự Phịng Kế hoạch tổng hợp Phịng Thanh tốn quốc tế Phịng Kiểm tra KS nội bộ Phịng Điện tốn Phịng dịch vụ Phịng Kế tốn ngân quỹ

Thứ hai, phòng Dịch vụ và Marketing: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thẻ, nghiệp vụ marketing,…và các nghiệp vụ liên quan khác.

Thứ ba, phịng Kế tốn - ngân quỹ: thực hiện hạch toán, kế toán, thanh toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp. Đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính theo quy định.

Thứ tư, phịng Thanh tốn quốc tế: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, kiều hối, …và các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế theo quy định.

Thứ năm, phòng Kế hoạch – Tổng hợp: trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ và quản lý các hệ số an toàn. Tham mưu và đề xuất chiến lược huy động vốn, phát triển nguồn vốn, tín dụng ... Đồng thời xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng. Thứ sáu, phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ: kiểm tra, kiểm soát, báo cáo kết quả theo chương trình của NHNo Việt Nam và tham mưu cho lãnh đạo trong cơng tác kiểm tra kiểm sốt các hoạt động tại Chi nhánh.

Thứ bảy, phịng Hành chính Nhân sự: xây dựng chương trình cơng tác tại Chi nhánh. Tư vấn pháp chế và làm đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc và công tác. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác tổ chức, nhân sự. Thực hiện các công việc khác liên quan đến cơng việc văn phịng, hành chính.

Thứ tám, phịng Điện tốn: quản lý, vận hành, kiểm tra giám sát tồn bộ hệ thống máy móc, cơng nghệ thơng tin của Chi nhánh.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo thành phần kinh tế 7994 100 10723 100 12830 100 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 3232 40.4 4080 38.0 5310 41.4

2. Tiền gửi dân cư 4449 55.6 6485 60.5 7450 58.1

3. Tiền gửi các tổ chức tín dụng

205 2.6 103 1.0 52 0.4

4. Tiền gửi uỷ thác đầu tư 108 1.4 55 0.5 18 0.1

II. Theo nội tệ, ngoại tệ 7994 100 10723 100 12830 100

1. VNĐ 7845 98.1 10548 98.4 12650 98.6

2. Ngoại tệ 149 1.9 175 1.6 180 1.4

III. Theo kỳ hạn 7994 100 10723 100 12830 100

2. Kỳ hạn dưới 12 tháng 4702 58.8 6726 62.7 8793 68.5

3. Kỳ hạn trên 12 tháng 1754 22.0 2413 22.5 2425 18.9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015)

Phân theo thời gian:

- Năm 2014: Tiền gửi khơng kì hạn tăng 46 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0.003% ; Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tăng 2024 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43.0% so với năm 20013

- Năm 2015: Tiền gửi khơng kì hạn tăng 28 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0.0018 %; Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tăng 2067 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 30.7%; tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng tăng 12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0.00005 % so với năm 2014

Ngun nhân của sự gia tăng tiền gửi khơng kì hạn và tiền gửi dưới 12 tháng:

Thứ nhất, do Chi nhánh đã triển khai đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, thực hiện kịp thời các đợt huy động nguồn vốn như tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.

Thứ hai, do sự biến động của tình hình lãi suất.

Thứ ba, vì tính chất ngắn hạn của 2 loại tiền gửi này nên Chi nhánh có thể huy động vốn với chi phí thấp. Từ đó sẽ giúp cho Chi nhánh tiết kiệm được chi phí hoạt động, nâng cao doanh thu trong hoạt động sử dụng vốn.

Phân theo đối tượng:

- Năm 2014: Tiền gửi dân cư: 6485 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 2036 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 45.8% so với năm 2013. Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD: 4238 tỷ đồng (đã quy đổi) tăng 693 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 19.5% so với năm 2013.

- Năm 2015: Tiền gửi dân cư: 7450 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 965 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14.9% so với năm 2014. Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD: 5380 tỷ đồng (đã quy đổi) tăng 1142 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27.0% so với 2014

Nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn huy động tăng : Chi nhánh Bình Phước đã tích cực thực hiện biện pháp: Thu hút vốn từ nguồn gửi của các TCKT, TCTD, tiền gửi dân cư; duy trì quan hệ hợp tác với khách hàng cũ, khai thác, tìm kiếm và đặt quan hệ hợp tác với các khách hàng mới có nguồn tiền gửi lớn, lãi suất thấp như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Kho bạc NN, Hải Quan, Viễn Thông, BHXH,... Tuy nhiên do tình hình các DOANH NGHI?P khó khăn trong vốn sản xuất và phát triển nên rất khó để có tiền dư thừa nhiều gửi vào ngân hàng nên tiền gửi TCKT-XH, TCTD tăng nhưng chưa ổn định qua các năm.

Phân theo loại tiền:

- Năm 2014: Nguồn vốn nội tệ: 10548 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 2703 tỷ so với năm 2013, tỷ lệ tăng 34.5%. Nguồn vốn ngoại tệ: 175 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 26 tỷ, tỷ lệ tăng 17,4% so với năm 2013

- Năm 2015: Nguồn vốn nội tệ : 12650 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 2102 tỷ so với năm 2014, tỷ lệ tăng 19.9%. Nguồn vốn ngoại tệ: 180 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 5 tỷ, tỷ lệ tăng 2.9% so với năm 2014.

Nguyên nhân:

Thứ nhất, năm 2014 huy động vốn từ ngoại tệ tăng 26 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,4% so với năm 2013 là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, cụ thể là sự biến động của ngoại tệ, tỷ giá liên tục tăng nên đã sinh ra tâm lí nắm giữ ngoại tệ với mục đích kinh doanh nhằm hưởng chênh lệch mà không gửi vào ngân hàng. Mặt khác do những chính sách thắt chặt về ngoại tệ

để chống đơla hóa của NHNN như áp dụng lãi suất trần trong việc cho vay ngoại tệ, hạn chế đối tượng cho vay đã khiến các ngân hàng ít chú trọng huy động ngoại tệ.

Thứ hai, đến năm 2015, Chi nhánh Bình Phước đã có rất nhiều cố gắng khắc phục tình trạng này tuy nhiên, nguồn huy động bằng ngoại tệ vẫn còn chiếm một tỉ trọng nhỏ chưa xứng tầm với vai trị của nó. Do nền kinh tế đang trong q trình hội nhập nên việc giao dịch bằng ngoại tệ là điều bắt buộc, nguồn kiều hối được đưa về Việt Nam rất lớn nên Chi nhánh Bình Phước cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút được sự tâm đến nguồn vốn mang tính chiến lược này.

2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2. 2: Cơ cấu dư nợ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo thành phần kinh tế 7810 100 9914 100 14180 100

1. Kinh tế quốc doanh 1432 18.3 1469 14.8 3519 24.8

2. Kinh tế ngoài quốc doanh

6239 79.9 8203 82.7 10210 72

II. Theo thời hạn vay 7810 100 9914 100 14180 100

1. Dư nợ ngắn hạn 5308 68 6243 63 8450 59.6

2. Dư nợ trung, dài hạn 2502 32 3671 37 5730 40.4

III. Theo loại tiền 7810 100 9914 100 14180 100

1. Dư nợ nội tệ 7810 100 9914 100 14180 100

2. Dư nợ ngoại tệ 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Trong 3 năm 2013-2015, tổng dư nợ tại NHNo & PTNT - Chi nhánh Bình Phước có sự tăng trưởng tốt. Năm 2013, tổng dư nợ là 7810 tỷ đồng, năm 2014 là 9914 tỷ đồng, năm 2015 là 14180 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh từ năm 2013 là 6239 tỷ đồng đến năm 2015 là 10210 tỷ đồng và dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng nhanh từ 139 tỷ đồng năm 2013 lên 451 tỷ đồng năm 2015.

Tuy nhiên, chi nhánh các năm qua chưa có phát sinh cho vay ngoại tệ, do trên địa bàn có ít các cơng ty nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn cũng được chi nhánh phân bổ phù hợp.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh phản ánh phần nào hoạt động tài chính của ngân hàng, qua đó ta có thể đánh giá năng lực của ngân hàng cũng như sức khỏe của ngân hàng đó. Để tìm hiểu rõ hơn

về hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Bình Phước ta sẽ xem xét kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm gần đây:

Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 +/- % +/- % Phần thu 790 946 1321 156 19.7 369 39

Thu lãi cho vay 596 767 1106 171 28.7 333 43.4

Thu dịch vụ 131 121 150 -10 -7.6 29 24

Thu khác 63 58 65 -5 -7.9 7 12.1

Phần chi 682.7 760.3 820.4 77.6 11.37 60.1 7.9

Chi trả lãi tiền gửi 259.7 341 365 81.3 31.31 24 7

Chi dịch vụ 153.3 123.8 125.4 -29.5 -19.2 1.6 1.3 Chi nội bộ 134.7 140.5 150 5.8 4.31 9.5 6.8 Trích dự phịng rủi ro 135 155 180 20 14.81 25 16.13 Tổng Thu – Tổng chi 107.3 185.7 500.6 78.4 73.1 314.9 169.5

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo & PTNT Chi nhánh Bình Phước)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung qua ba năm 2013-2015 tình hình Thu – Thu , Chi của ngân hàng đều có xu hướng tăng , lợi nhuận trước thuế mỗi năm đều tăng, nhất là trong năm 2015 tăng đột biến từ 185.7 tỷ năm 2014 lên 500.6 tỷ . Cụ thể hơn tổng thu năm 2013 là 790 tỷ đồng đến năm 2014 là 946 tỷ đồng, tăng 19.7% so với 2013. Tổng thu năm 2015 là 1321 tỉ đồng, tăng 39% so với 2014. Xảy ra hiện tượng này là do sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tổng chi năm 2013 là 682.7 tỷ đồng đến năm 2014 là 760.3 tỷ đồng, tăng 11.37% so với 2013. Tổng chi năm 2015 là 820.4 tỷ đồng, tăng 7.9% so với 2014.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNO & PTNT – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC & PTNT – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.2.1. Nhận dạng rủi ro trong hoạt động cho vay

Để nhận dạng rủi ro trong hoạt động cho vay, quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước được thực hiện như sau:

Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ chịu trách nhiệm kiểm sốt tồn diện hoạt động cho vay tại chi

nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu:

Thứ nhất quản lý, kiểm soát hạn mức cho vay cho từng khách hàng và của toàn bộ Chi nhánh. Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức.

Thứ hai phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động cho vay.

Thứ ba quản lý danh mục cho vay, quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu.

Thứ tư giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Agribank liên quan đến cho vay và sự tuân thủ quy định của các chi nhánh trực thuộc.

Thứ năm tổng hợp, phân tích nguyên nhân, đánh giá, đề xuất phương án xử lý nợ xấu. Xem xét, đề xuất phương án thu hồi nợ và kế hoạch xử lý nợ xấu đối với từng khoản nợ xấu.

Sơ đồ 2. 2: Chu trình kiểm sốt cho vay liên tục

Trong đó:

Thứ nhất, Kiểm soát trước khi cho vay gồm: Thiết lập một chính sách và thủ tục cho vay bằng văn bản; Thẩm định trước khi cho vay; Phê duyệt khoản vay

Thứ hai, Kiểm soát trong khi cho vay gồm: Xác lập Hợp đồng cho vay; Giám sát quá trình giải ngân; Giám sát cho vay.

Thứ ba, Kiểm soát sau khi cho vay gồm: Theo dõi, kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng ;

Quy trình cho vay:

Kiểm sốt trước khi cho vay Kiểm soát trong khi cho vay Kiểm soát sau khi cho vay

Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay.

Sơ đồ 2. 3: Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ được hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này được thực hiện bởi nhân viên phịng Tín Dụng đối với hội sở hoặc nhân viên phịng Kế Hoạch Kinh Doanh đối với chi nhánh trực thuộc.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, nhân viên phịng Tín Dụng hoặc phòng Kế Hoạch Kinh Doanh sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên định giá tài sản sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã

Lập hồ sơ vay vốn

Phân tích cho vay

Quyết định cho vay

Giải ngân

Giám sát cho vay

thẩm định tài sản đảm bảo. Và nhân viên phân tích cho vay cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của khách hàng kể cả với tổ chức cho vay khác thông qua Trung tâm thông tin cho vay của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thơng qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

Sau khi hoàn tất tất cả các thủ tục, nhân viên phân tích cho vay sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Nhân viên quản lý hồ sơ vay sẽ là người thông báo bằng văn bản cho khách hàng kết quả xét duyệt này.

Nhân viên pháp lý chứng từ sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định. Nhân viên quản lý hồ sơ vay sẽ lập hợp đồng cho vay, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, Chi nhánh sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an tồn. Nếu phát hiện có sai phạm sẽ lập báo cáo và đề xuất hướng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.

2.2.2. Đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay

Xếp hạng khách hàng

Cuối năm 2006, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước đã áp dụng Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ để đánh giá khách hàng doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính (gồm 14 chỉ tiêu) và phi tài chính (gồm 40 chỉ tiêu) của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp thống kê để xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)