Dư nợ theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 57 - 62)

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng dư nợ 7810 9914 14180 2104 26.94 4266 43.03 1. Dư nợ ngắn hạn 5308 6243 8450 935 17.62 2207 35.35 2. Dư nợ trung, dài hạn 2502 3671 5730 1169 46.72 2059 59.09 (Nguồn: BCKQHĐKD năm 2013 – 2015)

Theo thời hạn vay có thể thấy: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ (>60%). Nếu như năm 2013, 2014 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ đạt 67% thì đến năm 2015 con số này đã giảm xuống gần 60%. Dư nợ trung, dài hạn tăng đều qua các năm.

Về kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay:

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong hoạt động cho vay là một công cụ vô cùng quan trọng, thơng qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chun mơn, trong đó đặc biệt là hoạt động cho vay nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ cho vay.

Năm 2015, Chi nhánh đã tổ chức 5 cuộc kiểm tra cho vay. Nội dung và kết quả kiểm tra kiểm soát cụ thể như sau:

Kết quả kiểm tra hồ sơ cho vay doanh nghiệp:

Kiểm tra 58 khách hàng; Dư nợ: 768 tỷ. Qua kiểm tra tại đơn vị còn một số tồn tại sau: - Hồ sơ pháp lý:

Về danh mục Hồ sơ vay vốn tương đối đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, còn một số hồ sơ vay vốn của Doanh nghiệp chưa tập hợp đầy đủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên (HĐTV) và Hội đồng cổ đông (HĐCĐ) quyết định như: Kế hoạch SXKD năm; KHSXKD thay đổi; Hợp đồng kinh tế phải được thông qua HĐTV; HĐCĐ trước khi thực hiện; biên bản họp hội đồng thành viên về việc góp vốn lần hai. Biên bản bàn giao giữa các HĐTV khi có chuyển nhượng vốn góp và điều hành Cơng ty.

Tính pháp lý và danh mục các hồ sơ liên quan tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một số các hồ sơ liên quan như: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm chưa kịp thời tại các đơn vị cho vay (Hội sở và các đơn vị trực thuộc).

- Hồ sơ cho vay:

Trong quá trình giải ngân nhìn chung đầy đủ và theo đúng quy trình chế độ. Tuy nhiên, cịn một số tồn tại là bộ phận cho vay chưa theo dõi sát sao trong quá trình giải ngân, chứng từ giải ngân cịn thiếu như hóa đơn, đối chiếu cơng nợ, phiếu nhập kho hàng hóa, phiếu xếp loại khách hàng hàng năm. Đồng thời chưa thực hiện được nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một số Hợp đồng cho vay hoặc Phụ lục hợp đồng cho vay chưa ghi cụ thể ngày tháng điều chỉnh lãi suất, thu nợ trả gốc lãi ghi chép chưa được khoa học. Có một số trường hợp việc phân tích dịng tiền trả nợ lãi, gốc chưa rõ ràng trong báo cáo thẩm định sơ sài; phân tích kỳ hạn trả nợ gốc + lãi chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh;

- Hồ sơ tài sản:

Qua kiểm tra cho thấy: Hàng năm chưa thực hiện việc đánh giá thực trạng lại tài sản và kiểm tra trực tiếp kịp thời, cịn một số món tài sản đã hết thời hạn đăng ký giao dịch đảm bảo chưa đăng ký lại; mua bảo hiểm máy móc thiết bị, tầu đã hết hạn.

Kiểm tra hồ sơ cho vay hộ sản xuất, cho vay nhu cầu đời sống, cầm cố chứng từ có giá:

Kết quả kiểm tra 154 món, dư nợ là 78.498 triệu đồng.

Qua kiểm tra một số khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, cá thể, nhu cầu đời sống và cầm cố có giá cho thấy về cơ bản hồ sơ thủ tục cho vay nói chung được thực hiện đúng theo quy định,

các hộ vay có giấy phép kinh doanh phù hợp với phương án, dự án có đủ tài sản thế chấp. Các đối tượng vay nhu cầu đời sống chủ yếu là cán bộ có nguồn thu nhập ổn định bằng lương. Cho vay cầm cố chứng từ có giá thực hiện đúng quy định..

Tuy nhiên, việc tập hợp chứng từ hóa đơn cịn chậm, kiểm tra sử dụng vốn vay một số món chưa kịp thời. Báo cáo thẩm định còn sơ sài, nguồn trả nợ gốc, lãi chưa đủ căn cứ, thiếu biên bản kiểm tra sau cho vay và thông báo, biên bản đôn đốc nợ.

Kiểm tra một số hồ sơ đã xử lý rủi ro, nợ xấu:

Tại chi nhánh đã hạch toán chuyển từ tài khoản nội bảng sang theo dõi tài khoản ngoại bảng số tiền được xử lý rủi ro trên hợp đồng cho vay, trên cân đối đều khớp đúng với thông báo của NHNo&PTNT Việt Nam không xảy ra chênh lệch thừa thiếu.

Về hồ sơ xử lý rủi ro : Sau khi kiểm tra, rà soát một số hồ sơ cho thấy hầu hết đã đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Tuy nhiên, tại một số hồ sơ việc chỉnh sửa không được cập nhật và bổ sung thường xun như khoản nợ vay thơng thường, cịn thiếu các thông báo, văn bản đôn đốc nợ, biên bản làm việc, báo cáo tài chính,…

Việc thực hiện qui trình theo tiêu chuẩn ISO chưa được thực hiện triệt để (Báo cáo thẩm định còn sơ sài; Biên bản kiểm tra sau cho vay cịn mang tính hình thức chưa phản ánh hết quá trình sử dụng vốn của khách hàng,…);

Hồ sơ vay vốn chưa được cập nhật, bổ sung kịp thời;

Hàng năm cán bộ chưa chủ động trong việc đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay;

Việc đôn đốc và xử lý nợ rủi ro và nợ xấu còn chậm chưa đạt được chỉ tiêu của trung ương giao.

Biểu đồ 2. 1: Sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh năm 2013 – 2015)

Trong các năm liên tiếp gần đây, nền kinh tế liên tiếp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, biến động lãi suất ngân hàng và tỷ giá bất lợi, sự đóng băng của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán kéo theo nhiều hệ lụy cho các ngành kinh doanh khác. Hơn nữa, ưu tiên cấp cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, nhưng thành phần kinh tế ngồi việc phải đối phó lại với những bất lợi của nền kinh tế thì lại phải gánh chịu nhiều những thiệt hại do bất lợi của thời tiết, khí hậu hay dịch bệnh,… điều này đã làm xuất hiện thêm nhiều khoản nợ ở nhóm 5. Cũng chính vì vậy, nên số sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay trong những năm qua luôn ở mức cao. Năm 2013, số dự phòng rủi ro sử dụng là 135 tỷ, năm 2014 tăng lên mức là 155 tỷ, năm 2015 là 180 tỷ đồng.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Tuy nhiên, Chi nhánh cũng nhận thức rõ việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bằng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng được trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chưa thanh tốn được để ổn định tình hình tài chính. Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, Chi nhánh xác định rõ việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu là giải pháp để lành mạnh hố tình hình tài chính, trong khi các khoản nợ khơng thu hồi vẫn cịn tồn tại và được theo dõi ngoại bảng. Chính vì vậy, Chi nhánh đã quy định rõ các đơn vị không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro không điều chỉnh giảm nợ trong hồ sơ cho vay và tiếp tục theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, vẫn phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

2.2.5. Kết quả quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của Agribank – chi nhánh Bình Phước Phước

- Chỉ tiêu nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)