Thành lập Bộ phận quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 83 - 85)

3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

3.2.5. Thành lập Bộ phận quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay riêng

Việc kiểm tra, đánh giá tình hình rủi ro của các khoản vay cũng như đánh giá mức độ rủi ro cả danh mục đầu tư tại Chi nhánh hiện chưa có bộ phận chun mơn đánh giá tồn diện và chi tiết mà do phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ thực hiện. Trong quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, Chi nhánh cần thành lập phòng quản lý rủi ro để chuyên quản lý đối với từng khoản tín dụng và đối với danh mục tín dụng. Quản lý rủi ro đối với từng khoản tín dụng địi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản lý rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh

mục tín dụng. Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mơ và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của tồn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro trong hoạt động cho vay, từ đó dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục nào (khách hàng, khu vực, ngành nghề,…), trên cơ sở đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước nên tập trung vào 5 yếu tố trong mơ hình 5C khi tiến hành thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn, cụ thể:

Đối với yếu tố dòng tiền (Cash flow), ngân hàng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phân tích thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao (EBITDA): Thành tố cấu thành nên EBITDA; Thu nhập quá khứ; Chi phí bất thường; Xu hướng doanh thu và lợi nhuận gộp; Xu hướng chi phí hoạt động; Chi phí khấu hao trong tương quan với mua sắm tài sản dài hạn;

Thứ hai, phân tích hịa vốn

Thứ ba, phân tích tỷ lệ Nợ/Thu nhập

Thứ tư, phân tích tỷ lệ tiền mặt hiện có/Nợ (Debt Service Coverage-DSCR).

Khi thẩm định năng lực trả nợ (Capacity) của khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước cần kiểm tra Hồ sơ lý lịch ban điều hành của doanh nghiệp, kiểm tra hồ sơ lý lịch đội ngũ cán bộ chủ chốt, đồng thời cần xem xét kế hoạch kinh doanh và phân tích năng lực kinh doanh, năng lực kỹ thuật của khách hàng.

Đối với tài sản thế chấp (Collateral), ngân hàng cần theo dõi hệ số thanh khoản, hồ sơ về tài sản (xác định quyền sở hữu và giá trị tài sản), vốn chủ sở hữu (thơng qua phân tích Bảng cân đối kế tốn, phân tích tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu, phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu).

Về tư cách khách hàng (Character), ngân hàng phải kiểm tra, rà sốt lại báo cáo tín dụng, lịch sử trả nợ, lượng tài sản đã thế chấp của khách hàng, ngồi ra cần phải tìm hiểu người bảo lãnh, tham chiếu thơng tin của khách hàng.

Ngồi ra, việc hoạt động kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội trong và ngoài nước thường xuyên biến động gây khó khăn cho Ngân hàng cũng như ảnh hưởng tới chất lượng của các khoản đầu tư. Việc có những dự đốn về biến động hay xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung và các ngành nghề nói riêng sẽ góp phần hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, rất cần thiết thành lập được bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn và trung dài hạn dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)