NHNO&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước
Định hướng chung:
Căn cứ vào những định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam: ‘Trở thành ngân hàng thuận tiện với khách hàng dựa trên nền tảng Quản lý rủi ro hàng đầu’ NHNo&PTNT Bình Phước đã đề ra những mục tiêu phấn đấu và những định hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất phát từ những yêu cầu về quy mơ, hiệu quả và an tồn về tài sản có để chủ động linh hoạt trong việc huy động vốn, quản lý và điều hành tài sản nợ cho phù hợp.
Thứ hai, tốc độ, quy mô phát triển của nghiệp vụ kinh doanh phải phù hợp với năng lực quản lý, điều hành và môi trường kinh tế pháp lý xã hội.
Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống tổ chức, nhân sự tại chi nhánh, ưu tiên phát triển nhân lực kinh doanh, hệ thống nhân lực hỗ trợ được tập trung quản lý
Thứ tư, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, đảm bảo tính an tồn và bảo mật thông tin ngân hàng, để tăng sức cạnh tranh và nâng cao công tác điều hành.
Thứ năm, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chun mơn, đảm bảo 100% cán bộ cơng tác trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại có trình độ ngoại ngữ đủ đảm bảo công tác.
Mục tiêu chung:
Một là, nguồn vốn tăng trưởng 15% so với năm 2015, chú trọng huy động nguồn vốn ngoại tệ USD trung và dài hạn. Đẩy nhanh tỷ trọng huy động doanh nghiệp.
Hai là, dư nợ tín dụng tăng 20%, tập trung đầu tư cho các dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế nhập khẩu.
Ba là, giữ vững nợ quá hạn dưới 1%, lợi nhuận tăng 20% so với năm 2015.
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước trong thời gian tới Chi nhánh Bình Phước trong thời gian tới
NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước nhìn nhận những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rủi ro trong hoạt động cho vay, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong đó rủi ro trong hoạt động cho vay là rủi ro quan trọng nhất khi các hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu nhập, dư nợ cho vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của Ngân hàng. Tất cả các rủi ro được quản lý thông qua sự phối hợp của hạn mức cụ thể, hệ thống kiểm sốt và báo cáo, tn theo chính sách rủi ro được đặt ra bởi Giám đốc Chi nhánh.
Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh tiếp tục cải thiện các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro tín của mình cũng như tiến hành những thay đổi cần thiết trong toàn bộ cơ cấu tổ chức, thanh tra và bộ máy kiểm soát để quản lý rủi ro tốt hơn. Những rủi ro của Chi nhánh chủ yếu được quản lý theo nguyên tắc phân quyền cho mỗi hoạt động, mảng kinh doanh và cấp quản lý trong khi
thực thi hệ thống quản lý thông tin tập trung hiện đại mà Chi nhánh tin tưởng rằng là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá rủi ro. Theo đó, trách nhiệm và thẩm quyền trong quản lý kinh doanh được làm rõ và điều chỉnh đầy đủ và cùng lúc đó, thơng tin cũng sẵn sàng cho việc quản lý rủi ro toàn diện ở mỗi cấp và tất cả các mảng kinh doanh.
Chi nhánh cần có một sự tiếp cận mang tính hệ thống hóa hơn trước đối với quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay. Trên cơ sở đó, những khuyến nghị về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh đã được tập hợp để xây dựng những dự án chuyển đổi trong thời gian tới. Đây là một yếu tố quan trọng cấu thành nên nền tảng cho việc hồn thành một mơ hình chức năng trong quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong thời gian tới, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, chất lượng tín dụng, tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Thứ nhất, đảm bảo các mục tiêu, cơ cấu tín dụng phù hợp, tạo sự phát triển bền vững, từng bước hội nhập theo thơng lệ quốc tế, hồn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng hiện đại trên nguyên tắc giữ vững qui mơ và cơ cấu tín dụng phù hợp với từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, ngành kinh tế và đặc điểm khách hàng.
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu danh mục cho vay theo hướng gắn hoạt động tín dụng với đẩy mạnh huy động vốn, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thứ ba, kiểm sốt chặt chẽ tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn, mở rộng cho vay các lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn kinh doanh hiệu quả, có khả năng sinh lời và rủi ro thấp.
Thứ tư, nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, tích cực xử lý nợ xấu, tận thu lãi treo, nợ hạch toán ngoại bảng.
Thứ năm, tranh thủ cơ hội thuận lợi của nền kinh tế để có giải pháp tích cực nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tiếp tục triển khai tín dụng theo hướng mở rộng và xây dựng khách hàng truyền thống để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thương hiệu Agribank.