Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 25 - 27)

1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTM

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay

Rủi ro trong hoạt động cho vay là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tổn thất về vốn của các ngân hàng thương mại:

Thu nhập của các ngân hàng thương mại được đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập của hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất về vốn cho các

NHTM. Vì vậy, RRTD được xem là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Một khi ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa đến quản lý RRTD để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa RRTD xảy ra.

Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay là thước đo năng lực kinh doanh của các ngân hàng thương mại:

Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD. Mặc dù, trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự đốn những rủi ro có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, quản lý RRTD phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra.

Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tốt là một lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại:

Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013):

Quản lý RRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc được những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.[tr 189]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)