Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 49 - 57)

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 +/- % +/- % Phần thu 790 946 1321 156 19.7 369 39

Thu lãi cho vay 596 767 1106 171 28.7 333 43.4

Thu dịch vụ 131 121 150 -10 -7.6 29 24

Thu khác 63 58 65 -5 -7.9 7 12.1

Phần chi 682.7 760.3 820.4 77.6 11.37 60.1 7.9

Chi trả lãi tiền gửi 259.7 341 365 81.3 31.31 24 7

Chi dịch vụ 153.3 123.8 125.4 -29.5 -19.2 1.6 1.3 Chi nội bộ 134.7 140.5 150 5.8 4.31 9.5 6.8 Trích dự phịng rủi ro 135 155 180 20 14.81 25 16.13 Tổng Thu – Tổng chi 107.3 185.7 500.6 78.4 73.1 314.9 169.5

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo & PTNT Chi nhánh Bình Phước)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung qua ba năm 2013-2015 tình hình Thu – Thu , Chi của ngân hàng đều có xu hướng tăng , lợi nhuận trước thuế mỗi năm đều tăng, nhất là trong năm 2015 tăng đột biến từ 185.7 tỷ năm 2014 lên 500.6 tỷ . Cụ thể hơn tổng thu năm 2013 là 790 tỷ đồng đến năm 2014 là 946 tỷ đồng, tăng 19.7% so với 2013. Tổng thu năm 2015 là 1321 tỉ đồng, tăng 39% so với 2014. Xảy ra hiện tượng này là do sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tổng chi năm 2013 là 682.7 tỷ đồng đến năm 2014 là 760.3 tỷ đồng, tăng 11.37% so với 2013. Tổng chi năm 2015 là 820.4 tỷ đồng, tăng 7.9% so với 2014.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNO & PTNT – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC & PTNT – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.2.1. Nhận dạng rủi ro trong hoạt động cho vay

Để nhận dạng rủi ro trong hoạt động cho vay, quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước được thực hiện như sau:

Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ chịu trách nhiệm kiểm sốt tồn diện hoạt động cho vay tại chi

nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu:

Thứ nhất quản lý, kiểm soát hạn mức cho vay cho từng khách hàng và của toàn bộ Chi nhánh. Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức.

Thứ hai phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động cho vay.

Thứ ba quản lý danh mục cho vay, quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu.

Thứ tư giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Agribank liên quan đến cho vay và sự tuân thủ quy định của các chi nhánh trực thuộc.

Thứ năm tổng hợp, phân tích nguyên nhân, đánh giá, đề xuất phương án xử lý nợ xấu. Xem xét, đề xuất phương án thu hồi nợ và kế hoạch xử lý nợ xấu đối với từng khoản nợ xấu.

Sơ đồ 2. 2: Chu trình kiểm sốt cho vay liên tục

Trong đó:

Thứ nhất, Kiểm sốt trước khi cho vay gồm: Thiết lập một chính sách và thủ tục cho vay bằng văn bản; Thẩm định trước khi cho vay; Phê duyệt khoản vay

Thứ hai, Kiểm soát trong khi cho vay gồm: Xác lập Hợp đồng cho vay; Giám sát quá trình giải ngân; Giám sát cho vay.

Thứ ba, Kiểm soát sau khi cho vay gồm: Theo dõi, kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng ;

Quy trình cho vay:

Kiểm sốt trước khi cho vay Kiểm soát trong khi cho vay Kiểm soát sau khi cho vay

Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay.

Sơ đồ 2. 3: Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ được hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này được thực hiện bởi nhân viên phịng Tín Dụng đối với hội sở hoặc nhân viên phòng Kế Hoạch Kinh Doanh đối với chi nhánh trực thuộc.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, nhân viên phịng Tín Dụng hoặc phòng Kế Hoạch Kinh Doanh sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên định giá tài sản sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã

Lập hồ sơ vay vốn

Phân tích cho vay

Quyết định cho vay

Giải ngân

Giám sát cho vay

thẩm định tài sản đảm bảo. Và nhân viên phân tích cho vay cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của khách hàng kể cả với tổ chức cho vay khác thông qua Trung tâm thông tin cho vay của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thơng qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

Sau khi hoàn tất tất cả các thủ tục, nhân viên phân tích cho vay sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Nhân viên quản lý hồ sơ vay sẽ là người thông báo bằng văn bản cho khách hàng kết quả xét duyệt này.

Nhân viên pháp lý chứng từ sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định. Nhân viên quản lý hồ sơ vay sẽ lập hợp đồng cho vay, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, Chi nhánh sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an tồn. Nếu phát hiện có sai phạm sẽ lập báo cáo và đề xuất hướng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.

2.2.2. Đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay

Xếp hạng khách hàng

Cuối năm 2006, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước đã áp dụng Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ để đánh giá khách hàng doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính (gồm 14 chỉ tiêu) và phi tài chính (gồm 40 chỉ tiêu) của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp thống kê để xếp hạng

khách hàng. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh tồn diện về doanh nghiệp từ quy mơ, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hàng…

Theo Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 10 nhóm từ AAA, AA,…C, D, và các nhóm được đánh giá như sau:

Hạng AAA: Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

Hạng AA: Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt. Hạng A: Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt

Hạng BBB: Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hồn tồn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngồi có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Hạng BB: Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Hạng B: Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hồn trả khoản vay. Các điều kiện

kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

Hạng CCC: Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng khơng trả được nợ. Hạng CC: Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

Hạng C: Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

Hạng D: Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục của khách hàng).

Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng khơng có ngành nào có doanh thu trên 50%, Chi nhánh sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp

Việc xác định quy mô khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao động bình quân; Doanh thu thuần; Tổng tài sản.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp khác. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn và nhóm chỉ tiêu sinh lợi.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng cho vay

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính × Trọng số phần tài chính Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính × Trọng số phần phi tài chính

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng cho vay doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu là giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, kết quả xếp hạng doanh nghiệp giúp công tác xét duyệt cho vay được nhanh chóng, chính xác, đồng thời giúp Ngân hàng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay.

Kiểm tra, giám sát cho vay

Tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước, cán bộ cho vay thực hiện hầu hết các nội dung giám sát như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức cho vay,

thường xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa. Phịng Tín Dụng chịu trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của Chi nhánh.

2.2.3. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay

Về phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay:

Trong các năm qua, Chi nhánh nhận thức rõ để kiểm sốt rủi ro thì phải phân tán rủi ro, không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế, không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng, nên mở rộng cho vay trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)