Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc điểm cấu trúc và một số nhân tố điều tra cơ bản cho rừng đước trồng ở ban quản lý rừng an biên an minh​ (Trang 36 - 40)

3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Diện tích do Ban quản lý rừng An Biên – An Minh quản lý nằm trên địa giới hành chính các xã Tây Yên, Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A thuộc

huyện An Biên và các xã Đông Hƣng A, Vân Khánh, Vân Khánh Đơng, Vân Khánh Tây, Thuận Hồ, Tân Thạnh thuộc huyện An Minh, nằm về phía Tây Nam tỉnh Kiên Giang. Lâm phận quản lý của Ban quản lý rừng An Biên – An

Minh đƣợc chia làm 2 khu vực nhƣ sau:

 Khu vực rừng phịng hộ ven biển có chiều rộng tính từ đê quốc phịng trở

ra biển, bãi bồi đƣợc tính đến mực nƣớc kiệt hàng năm và bãi lở đƣợc tính

từ đê ra 500 mét với chiều dài 58 km theo tuyến biển của hai huyện An

Biên và An Minh.

 Toạ độ địa lý:

 Từ 9028’ đến 10002’ độ vĩ Bắc;

 Từ 104051’ đến 105006’ độ kinh Đông.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng vùng dự án

Khu vực có địa hình phân chia thành hai dạng theo hai vùng rõ rệt: - Vùng rừng phòng hộ ven biển: Khu vực rừng phòng hộ ven biển có chiều dài khoảng 58 km, chạy dọc bờ biển theo hƣớng từ Bắc xuống Nam thuộc địa bàn 2 huyện An Biên và An Minh.

- Vùng rừng Tràm: Phân bố ở 3 xã Vân Khánh, Vân Khánh Tây và Đông Hƣng B thuộc huyện An Minh, đƣợc xác định bằng hệ thống đê bao khép kín

cho ba khu vực thuộc ba xã riêng biệt.

+ Đất mặn dƣới rừng ngập mặn (đất mặn thƣờng xuyên): Đất có thành phần cơ giới là sét hoặc sét pha cát. Tính chất nổi bậc của loại đất này là nồng độ

muối cao; pH(H2O) > 7; Cl- hoà tan: 0,65 - 0,79%; EC: 11 - 12 mms/cm.

+ Đất mặn nhiều (đất mặn nặng mùa khơ): Đất có thành phần cơ giới nặng (sét đến thịt nặng). Đất trung tính, tƣơng đối giàu mùn, đạm, nghèo lân:

pH(H2O) từ 6,7 - 7,3; OM từ 2,12 - 4,9%; N: 0,11 - 0,21; P2O5: 0,03 - 0,08.

Độ mặn cao vào mùa khô Cl-: 0,22 - 0,53%; EC: 5 - 9 mms/cm, hàm lƣợng

Mg++ cao hơn hẳn Ca++.

+ Đất mặn trung bình và đất mặn ít (đất mặn theo mùa): Đất có thành phần cơ

giới nặng (sét đến thịt nặng). Đất trung tính, tƣơng đối giàu mùn, đạm, nghèo lân: pH(H2O): 5,3 - 6,8; OM: 2,12 - 3,0%; N: 0,11 - 0,21%; P2O5: 0,03 - 0,08%.

Độ mặn không cao vào mùa khô: Cl-: 0,09 - 0,14%; EC: 3,3 - 5,5 mms/cm.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt:

 Mùa mƣa từ tháng 5 đến thàng 11, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất vào

tháng 7, 8, 9.

 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

 Nhiệt độ bình quân 27,70C, nhiệt độ cao nhất là 29,30C xảy ra vào tháng 4, nhiệt độ thấp nhất là 25,30C xảy ra vào tháng 1.

 Lƣợng mƣa bình quân 2.241mm, lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 4 là 306,3

mm, tháng 1 và tháng 2 khơng có mƣa.

 Độ ẩm khơng khí bình qn 81%, ẩm nhất vào các tháng có mƣa, khơ nhất

vào các tháng nắng, nhất là các tháng sau Tết âm lịch.

 Chế độ gió trong vùng chịu ảnh hƣởng của 2 hƣớng gió chính: gió Tây

Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mang theo nhiều mƣa và gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mang theo khô hạn.

3.1.2 Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng

3.1.2.1. Hiện trạng đất đai

Tổng diện tích Ban quản lý là 9.638,74 ha, trong đó:

 Diện tích đất có rừng: 3.527,85 ha

 Diện tích rừng tự nhiên: 1.798,35 ha.

 Diện tích rừng trồng: 1.729,50 ha.

 Diện tích đất chƣa có rừng: 5.640,65 ha.

 Diện tích đất khác trong lâm nghiệp: 470,24 ha.

Chi tiết diện tích loại đất, loại rừng đƣợc thể hiện theo Bảng 3.1. Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai vùng dự án STT Loại đất, loại rừng Tỷ lệ % Tổng cộng Rừng phòng hộ PHCS PHMS Tổng diện tích 100,00 9.638,74 8.227,05 1.411,69 I Đất có rừng 36,60 3.527,85 2.913,27 614,58 1 Rừng tự nhiên 18,66 1.798,35 1.377,08 421,27 1.1 Rừng ngập mặn phục hồi 5,52 532,24 532,24 1.2 Rừng ngập phèn phục hồi 13,14 1.266,11 844,84 421,27 2 Rừng trồng 17,94 1.729,50 1.536,19 193,31 2.1 Rừng gỗ trồng ngập mặn 10,94 1.054,66 1.054,66 2.2 Rừng gỗ trồng ngập phèn 7,00 674,84 481,53 193,31 II Đất chƣa có rừng 58,52 5.640,65 5.084,24 556,41 1 Đất trống ngập mặn 51,71 4.984,22 4.984,22 2 Đất trống ngập phèn 0,30 28,67 28,67

STT Loại đất, loại rừng Tỷ lệ % Tổng cộng Rừng phòng hộ PHCS PHMS 3 Đất đã trồng trên đất ngập mặn 1,03 98,83 98,83 4 Đất đã trồng trên đất ngập phèn 5,49 528,93 1,19 527,74 III Đất khác 4,88 470,24 229,54 240,70 1 Mặt nƣớc 3,31 318,57 77,87 240,70 2 Đất khác 1,57 151,67 151,67

3.1.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng chủ yếu tập trung là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

Bờ biển Kiên Giang có tổng chiều dài khoảng 208 km chạy dài từ biên giới Campuchia đến giáp ranh giới tỉnh Cà Mau. Đoạn An Biên - An Minh dài khoảng 58 km. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển là nơi phân bố chủ

yếu các lồi cây: Đƣớc, Mắm, Cóc, Giá, Vẹt, Dừa nƣớc… trong đó, cây

Đƣớc và cây Mắm giữ vai trò tiên phong trong việc lấn biển mở rộng đất đai. Lƣợng phù sa mang theo từ sông bồi lắng các bãi bồi lấn dần về phía Tây, có nơi đạt đến 40 m/năm.

Với vai trò to lớn của rừng ngập mặn ven biển nên rừng ven biển đƣợc

xác định là rừng phòng hộ rất xung yếu (đai rừng chính) và xung yếu (đai

rừng phụ). Với loại rừng này, tỉnh chủ trƣơng không cho khai thác trắng, chỉ

cho tỉa thƣa theo định kỳ để mở rộng tán rừng, nâng cao chất lƣợng rừng và

khuyến khích việc ni trồng thuỷ sản dƣới tán rừng nhƣng không làm ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đặc điểm cấu trúc và một số nhân tố điều tra cơ bản cho rừng đước trồng ở ban quản lý rừng an biên an minh​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)