Tóm tắt các nghiên cứu di truyền về vai trò của MSRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đặc tính gen mã hóa enzyme methionine sulfoxide reductase từ hệ gen cây đậu tương (glycine max) (Trang 29 - 31)

Tác động Đối tượng thí

nghiệm Ảnh hưởng

Bất hoạt gen MSRA

Nấm men Nhạy cảm hơn với ROS

Vi khuẩn Nhạy cảm hơn với ROS

Giảm khả năng kết dính với tế bào chủ Chuột Rút ngắn tuổi thọ

Tổn thương thần kinh

Chuyển gen (siêu biểu hiện

MSRA)

Tế bào động vật

nuôi cấy Tăng khả năng đề kháng với ROS

Ở nấm men, đột biến mất chức năng hay siêu biểu hiện gen MSRA đưa đến kết quả tương ứng giảm hoặc tăng khả năng tồn tại của tế bào [29]. Đột biến mất chức năng gen MSRB không ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sống của nấm men nhưng các chủng thiếu hụt đồng thời MSRA và MSRB bị suy giảm lớn khả năng sống sót so với các chủng chỉ thiếu hụt MSRA, điều này chứng minh vai trò quan trọng của cả 2 loại MSR. Ở tế bào động vật có vú, mức độ biểu hiện của các MSR giảm xuống trong giai đoạn tế bào già hóa và nhiễm bệnh [42]. Sự thay đổi biểu hiện của các gen MSR cho thấy vai trò của chúng trong việc tham gia đáp ứng các bất lợi oxi hóa [48]. Thời gian rất gần đây, một báo cáo về siêu biểu hiện MSRB2 ở ty thể tế bào người cho thấy khả năng bảo vệ các tế bào ung thư bạch cầu lymphoblastic do tổn thương protein và tăng tế bào tồn tại được dưới điều kiện bất lợi gây ra bởi các tác nhân oxi hóa [10]. Nhìn chung, các nghiên cứu này chứng minh MSR là những thành phần quan trong trong kiểm sốt tổn thương oxi hóa liên quan đến các rối loạn trong q trình phát triển và già hóa tế bào.

Năm 1983, Sanchez và cs đã xuất bản ấn phẩm khoa học đầu tiên cung cấp bằng chứng về hoạt tính của MSR đối với các sinh vật quang hợp. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hoạt tính MSR chủ yếu được tìm thấy trong dịch chiết từ lục lạp của các nhóm thực vật bậc cao khác nhau [49]. Rất lâu sau đó, việc định lượng và xác định đặc tính của enzyme MSR được thực hiện đã cho thấy sự phức tạp của các họ gen MSR ở thực vật bậc cao so với các nhóm sinh vật khác [46]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phân tích các họ gen MSR trong bộ máy quang hợp từ vi khuẩn lam đến thực vật bậc cao bằng cách so sánh số lượng gen và đặc trưng trình tự. Tiếp đó, nhóm tác giả tập trung vào các đặc tính và mức độ đặc hiệu của MSR liên quan đến cơ chế sửa chữa và chức năng sinh lý trong tế bào quang hợp. Có thể thấy rằng, khử MetO thành Met với sự tham gia của enzyme MSR là một quá trình được ghi nhận ở hầu hết các tế bào trong sinh giới. Quá trình này liên quan trực tiếp đến các vấn đề lão hóa, khả năng đề kháng của sinh vật đến sự thay đổi của môi trường.

Tarrago và cs (2009) đã nghiên cứu họ gen MSR trong sinh vật quang hợp và so sánh với nhóm sinh vật khơng quang hợp [55]. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm một cách hệ thống các gen MSR ở một số nhóm sinh vật trong cơ sở dữ liệu trình tự hệ gen sẵn có. So với động vật có vú, nấm men và E. coli thường có từ 2 - 4 gen MSR, sinh vật quang hợp nhóm nhân chuẩn có họ gen phức tạp hơn. Cụ thể là, ở thực vật bậc cao như cây Arabidopsis, lúa và rêu Physcomitrella patens

tương ứng có 14, 6 và 8 gen MSR, ở tảo có từ 6 - 8 gen MSR trong hệ gen. Đối với giới vi khuẩn lam, trong hệ gen của nhiều loài đã được giải trình tự, các họ gen MSR đơn giản hơn rất nhiều, thơng thường có 3 gen MSR hiện diện trong 20 lồi đã được phân tích. Tương tự như các gen MSRA, nhóm sinh vật khơng quang hợp và cả vi khuẩn lam có số lượng gen MSRB ít hơn so với nhóm sinh vật nhân chuẩn quang hợp. Hầu hết hệ gen sinh vật nhân sơ chỉ chứa 1 gen MSRB [16]. Nấm men

Saccharomyces cerevisiae và ruồi giấm Drosophila melanogaster cũng chỉ có 1 gen

MSRB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đặc tính gen mã hóa enzyme methionine sulfoxide reductase từ hệ gen cây đậu tương (glycine max) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)