Thống kê thảm phủ VQG giai đoạn 2002-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 84 - 93)

TTT

Lớp phủ

Năm 2002 Năm 2013

Phần trăm Diện tích (ha)

Phần trăm Diện tích (ha) 1 Cây bụi 0,11 131,70 0,13 154,10 2 Rừng trung bình 5,70 6965,70 6,90 8433,25 3 Đất nương rẫy và đất khác 0,14 170,75 0,28 338,24 4 Mặt nước 0,00 2,36 0,01 8,95 5 Rừng nghèo 0,24 293,04 0,15 184,48 6 Rừng giàu 93,81 114595,00 92,54 113040,00

(Nguồn: Kết quả chồng xếp hiện trạng lớp phủ rừng năm 2002 và 2013 nhiệm vụ VAST.CTG.07/14-16)

Hình 3.12: Bản đồ biến động lớp phủ thực vật VQG PNKB giai đoạn 2002- 2013

(Nguồn: Bản đồ biến động hiện trạng lớp phủ rừng khu vực PN-KB, nhiệm vụ VAST.CTG.07/14-16)

Sinh vật ngoại lai xâm hại

Sinh vật ngoại lai trước hết là những lồi khơng có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến mơi trường mới, một lồi ngoại lai có thể khơng thích nghi được với điều kiện sống và do đó khơng tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở khu vực sống ban đầu, cùng với điều kiện sống thuận lợi, các lồi này có điều kiện sinh sơi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt quá khỏi tầm kiểm sốt của con người, lúc này nó trở thành sinh vật ngoại lai xâm hại. Các tác động của lồi ngoại lai khơng chỉ làm suy giảm tính đa dạng sinh học mà cịn có thể một số sâu bệnh, dịch bệnh vô thức du nhập theo làm ảnh hưởng tới sức khỏe , kinh tế và xã hội. Tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã xuất hiện 9 loài thực vật ngoại lai trên cạn.

Bảng 3.11: Mức độ nguy hại của các loài thực vật ngoại lai tại khu vực nghiên cứu

TT Loài ngoại lai Số điểm Mức độ nguy hại Rất nguy hại (MA) Nguy hại (MR) Nguy hại vừa (MO) Ít nguy hại (MI) Rất ít nguy hại (ML) 1 Bìm bơi hoa vàng 15 MA 2 Trinh nữ thân gỗ (Mai Dương) 15 MA 3 Trinh nữ móc 9 MR 4 Cây ngũ sắc 3 MI 5 Cỏ lào 3 MI 6 Cây lược vàng 3 ML 7 Cây cứt lợn 1 ML 8 Keo dậu 3 MI 9 Cúc liên chi 1 ML

(Nguồn: BQL VQG PN-KB, 2015, Nghiên cứu, điều tra mức độ ảnh hưởng của các loài ngoại lai xâm hại tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng)

Theo kết quả nghiên cứu, khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng có 02 lồi rất nguy hại là trinh nữ thân gỗ và bìm bơi hoa vàng, có 03 lồi ít nguy hại gồm: cỏ lào, cây ngũ sắc, bèo tây; có 05 lồi rất ít nguy hại đó là: cấy lược vàng, cây keo dậu, cây cứt lợn, cúc liên chi.Các điểm phân bố của 9 loài ngoại lai xâm hại tại khu vực là tương đối rộng. Các lồi Mai dương, lược vàng chưa có mặt trong vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; các loài khác đã xâm nhập vào vùng lõi VQG nhưng đang ở mức độ chưa xâm hại mạnh. Cỏ lào, Cây ngũ sắc, Trinh nữ móc, Cỏ cứt lợn xuất hiện đều khắp ở các vùng đất trống, đồi trọc, đất chưa sử dụng, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây cao su...Mai dương xuất hiện thời và xâm lấn trên một diện tích đất nhất định tại mỗi khu vực. Cây lược vàng, cây Keo dậu, chủ yếu do người dân nuôi trồng trong vườn nhà.

Trong các loài ngoại lai điều tra, cần lưu ý nhất là cây Bìm bơi hoa vàng được xếp vào nhóm sinh vật ngoại lại xâm hại mạnh tới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Bìm bơi hoa vàng là lồi có sức sống mạnh, lan truyền nhanh bao trùm lên tất cả các loài thực vật (cây gỗ, cây bụi..), xâm hại cả hệ sinh thái rừng; đối tượng xâm hại chủ yếu của Bìm bơi hoa vàng là các lồi cây gỗ bản địa, cạnh tranh không gian sống, giết chết các lồi cây gỗ, cây bụi trong diện tích xâm hại; ngăn cản không cho cây tái sinh của các loài khác sinh trưởng. Các trạng thái rừng bị cây Bìm bơi hoa vàng xâm hại chủ yếu là rừng nghèo, đất trống đồi núi trọc, đất canh tác sau nương rẫy, đây là những kiểu rừng đã bị tác động mạnh đến cấu trúc tán rừng lộ ra những khoảng trống cho ánh sáng chiếu xuống. Các khu rừng phục hồi, rừng trung bình, rừng giàu có tán rừng khép kín ít bị cây Bìm bơi hoa vàng xâm hại. Trong vùng lõi Vườn quốc gia cây Bìm bơi hoa vàng phát triển mạnh dọc hai bên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đường 20, dọc các tuyến tuần tra, tuyến du lịch, các khu vực đất trống đồi trọc giữa những khu rừng tự nhiên. Các tuyến điều tra dọc đường 20, dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và tuyến Cây Trường Cợp Bộ Bình bị Bìm bơi hoa vàng xâm lấn mạnh nhất.

Đối với vùng đệm Bìm bơi hoa vàng phát triển chủ yếu ở vùng đất rừng, chưa thấy Bìm bơi hoa vàng xuất hiện trên vùng đất nơng nghiệp và đất ở. Thượng

Trạch là xã bị cây Bìm bơi hoa vàng xâm hại nhiều nhất 35ha, xã Trung Hố và xã Tân Trạch bị Bìm bơi hoa vàng xâm hại ít nhất 5ha.

Đặc tính của lồi cây Mai Dương: Cây con sau 6 tháng thì ra hoa và kết quả, chúng thường ra hoa quanh năm, tập trung vào khoảng tháng 2-5, và tháng 9-11. Mỗi lần sinh sản có thể sinh ra khoảng 9.000 hạt mới, và lan đi rất nhanh, chúng có thể phát tán đi khắp nơi thơng qua dịng nước Vì có khả năng xâm lấn mạnh, nó có thể hủy hoại các hệ sinh thái cây bụi đã có ở một nơi nào đó. Ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng cây Mai dương có mặt ở đa số các xã thuộc khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Chỉ có 4 xã chưa ghi nhận loài cây này đó là: Thượng Trạch, Tân Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa. Mai dương cũng chưa xuất hiện tại Vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng [1].

Các loài ngoại lai xâm hại chủ yếu ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp, ngoại trừ lồi Bơi hoa vàng đã xâm hại đến hệ sinh thái rừng, đặc biệt là vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hệ thống ánh sáng trong hang và sự phát triển của tảo

Đối với tiêu chí là sự xáo trộn các lồi sinh vật thì mơi trường núi đá vơi rất đặc trưng và nó khơng giống bất kỳ loại cảnh quan nào. Sinh vật ở đây nếu được chia theo mức độ ảnh hưởng của sinh vật tới sự xáo trộn của mơi trường karst thì có thể phân thành 2 loại là sinh vật ở phía trên bề mặt karst và sinh vật ở phía dưới ( trong hang động). Sinh vật ở trên bề mặt karst với sự bảo vệ của lớp thảm và đặc trưng vùng núi karst thì có thể thấy sự tác động của chúng đến karst không đáng kể, sự ảnh hưởng của sinh vật tồn tại ở bề mặt núi đá vơi có sự khác biệt so với sinh vật tồn tại ở núi không phải là đá vôi, do vậy, ở đây chỉ tiến hành khảo sát các sinh vật ở bên trong hang động có sự ảnh hưởng gần hơn tới sự xáo trộn của môi trường karst, bao gồm sinh vật ở trong hang và sinh vật trong nước ngầm.

Hiện trạng sử dụng ánh sáng trang trí trong các hang động trước đây được đưa vào khai thác du lịch như hang Tiên Sơn, hang Thiên đường được BQL Vườn sử dụng ánh sáng màu để trang trí và chiếu sáng. Nhưng hiện nay việc chiếu sáng trong các hang động thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã được cải tiến rất nhiều.

Các loại đèn pha, đèn màu sợi đốt đã được thay thế bằng các đèn Led thân thiện với môi trường. Điều đó đã thực hiện được hai tiêu chí là giảm lượng khí thải CO2 và tiết kiệm năng lượng. Phổ huỳnh quang của cả hai loại đèn này nằm trong vùng từ 430 -700nm (vùng phổ mạnh nhất ở 540 - 680nm) và đây là vùng hấp thụ mạnh của các loại thực vật, và vì vậy các thực vật này có thể xuất hiện và phát triển mạnh ở các khu vực chiếu sáng [13].

Việc phát triển du lịch trong hang động, nếu việc trang trí và chiếu sáng quá mức thì sẽ làm điều kiện tự nhiên thay đổi, các nhũ đá suy thoái dần, rêu tảo sinh sôi, phát triển. Hoặc như việc không điều tiết được lượt khách tham quan cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới một số loài chim, dơi và các sinh vật khác. Hoạt động tín ngưỡng hoặc du lịch thiếu ý thức cũng có thể đe dọa các động thực vật, đến đa dạng sinh học của khu vực này đặc biệt là những tuyến du lịch đi sâu vào vùng lõi như khám phá hang ry, hang Sơn Đoong .v.v.v [15][9].

Hiện tượng hệ thống chiếu sáng làm thay đổi điều kiện tự nhiên, rêu tảo sinh sơi, phát triển, có nguy cơ gây suy thối vẻ đẹp thẩm mỹ của hệ thống thạch nhũ. Tuy nhiên mới chỉ có một số ít hang động được chiếu sáng, và vấn đề được đặt ra là hệ thống chiếu sáng phải được thiết kế phù hợp để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ lâu dài của di sản thiên nhiên. Hiện nay một số hang động ở Vườn đang được đưa vào khai thác cho mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh QB như động Tiên Sơn, hang Phong Nha, động Thiên Đường song song với lợi ích kinh tế mang lại thì cũng có một số vấn đề tác động mạnh đến sự phát triển bền vững của hang động khi đưa vào khai thác du lịch đặc biệt là sự tăng hàm lượng khí CO2 và ánh sáng chiếu trong lòng hang. Xét trên góc độ khoa học, một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy, nếu hàm lượng CO2 tăng cao sẽ xảy ra q trình bào mịn nhũ đá mạnh hơn, điều đó dẫn đến cảnh quan tự nhiên của hệ thống thạch nhũ, vách đá trong hang động sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực [9].

Thêm vào đó, sự nhiễu động nơi cư ngụ do khách du lịch cũng làm ảnh hưởng tiêu cực tới một số loài chim, dơi và các sinh vật khác ở trong hang. Hoạt động tín ngưỡng hoặc du lịch thiếu ý thức cũng có thể đe dọa các động thực vật, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Khi ánh sáng trong lòng hang tăng cao (do sự chiếu sáng nhân tạo để phục vụ trong du lịch) sẽ kích thích hệ thực vật bên trong lịng hang như rêu, địa y, nấm mốc phát triển trên các vách đá hay thạch nhũ được chiếu sáng, điều này sẽ biến đổi hệ sinh thái, khí hậu và mỹ quan trong hang, đây cũng chính là nguy cơ làm phân hóa hệ thạch nhũ đã được hình thành từ hàng trăm triệu năm, gây xáo trộn mơi trường karst. Vì vậy chỉ thị "hệ thống chiếu sáng trong hang và sự phát triển của tảo"có thể đại diện cho sự xáo trộn mơi trường karst trong nhóm tiêu chí sinh vật.

Hình 3.13: Thực vật hang động phát triển do hệ thống đèn chiếu trong hang Va (Người chụp: Jason Polk) (Người chụp: Jason Polk)

Tóm lại: Trên cơ sở điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và

hệ thống các chỉ thị sinh vật được đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005,học viên đã lựa chọn được ba chỉ thị cho nhóm sinh vật phù hợp với khu vực nghiên cứu là: "suy thoái thảm phủ", "sinh vật ngoại lai", "hệ thống ánh sáng trong hang và sự phát triển của tảo".

Hình 3.14 : Bản đồ phân bố các loài ngoại lai xâm hại khu vực VQG PNKB

(Nguồn: Bản đồ phân bố các loài ngoại lai xâm hại khu vực PN-KB, nhiệm vụ VAST.CTG.07/14-16)

3.1.5. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí phát triển kinh tế xã hội

Bộ chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí phát triển kinh tế xã hội theo Van Bayen bao gồm 7 chỉ thị. Các chỉ thị này đại diện cho sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội có tác động đến mơi trường khác. Các chỉ thị cho nhóm tiêu chí khí quyển của Van Bayen đã đề xuất được hiển thị trong bảng 3.11 như sau.

Bảng 3.12: Chỉ thị cho nhóm tiêu chí phát triển kinh tế xã hội theo phương pháp Van Baynen

Tiêu chí Thuộc tính STT Chỉ thị

Kinh tế x

ã hội

Các hiện vật của con người

1 Phá hủy hoặc di dời các hiện vật con người (%) Sự quản lý các vùng karst 2 Bảo vệ quản lý 3 Thi hành mức độ quản lý 4 Sự giáo dục cộng đồng Xây dựng cơ sở hạ tầng 5 Xây dựng đường

6 Các cơng trình trên khu vực karst 7 Cơng trình trong hang động

Chỉ thị "phá hủy hoặc di dời các hiện vật con người (%)" được Van Bayen đề cập đến trong bộ chỉ thị xáo trộn môi trường là đang xét đến vấn đề nghiên cứu và bảo tồn các di tích khảo cổ xuất hiện ở vùng karst. ĐỐi với di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng trong mình nó nhiều loại hình di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho các thời kỳ như tiền sử sơ sử, thời kỳ văn hóa Chăm Pa, phong trào Cần Vương, các di tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, và các di tích khảo cổ học. Tuy nhiên đây khơng phải là yếu tố đặc trưng có thể đại diện cho sự thay đổi của mơi trường karst tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, vì vậy khơng được lựa chọn trong bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst tại VQG.

Trên cơ sở điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và hệ thống các chỉ thị kinh tế xã hội được đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết quả lựa chọn các chỉ thị kinh tế xã hội phù hợp với vùng nghiên cứu được mô tả chi tiết như trong bảng 3.11 và mức độ xáo trộn được thể hiện ở hình 3.12. Bản đồ mức độ xáo trộn môi trường nhân tác khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)