Rừng bị người dân phá làm rẫy tại bản Đoong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 65 - 67)

(Ảnh T.T.Nhung)

Nén đất

Đất nén chặt có thể xảy ra khi đất bị dẫm đạp bởi gia súc hoặc nén thông qua các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.Đất nén giảm thấm nước bằng cách giảm khoảng hở giữa các hạt. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng bị ngập nước, tình trạng thiếu ôxy trong đất, và lưu lượng nước giảm, có thể làm thay đổi tỷ lệ thấm của tầng nước ngầm và lắng đọng trong hang động [3].

Chỉ thị nén đất sử dụng để đại diện cho những thay đổi của bề mặt đất đai có ảnh hưởng tới mơi trường địa chất địa mạo, qua khảo sát thực địa và tài liệu thu được cho thấy với đặc trưng là một xã nông nghiệp, chỉ thị này phản ảnh những hoạt động nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng đến bề mặt đất đai, có thể gây xáo trộn môi trường karst.

Khảo sát tại VQG cho thấy, tại các xã thuộc VQG, các thôn bản được giao diện tích nương rẫy canh tác cụ thể và canh tác theo 2 mùa là hè thu và đông xuân với diện tích là 22.941ha. Cây nơng nghiệp được trồng chủ yếu là ngơ, khoai, sắn, lạc,

đỗ,...Các loại phân bón được người dân sử dung chủ yếu là phân chuồng, phân đạm, NPK. Các hoạt động nông nghiệp như cày bừa, gieo, đập, làm đất, gặt hái dưới hình thức thủ công hay cơ giới với mỗi năm 2 vụ. Khu vực sản xuất nơng nghiệp, khu dân cư có hoạt động san ủi, đầm nén diễn ra, thường theo tuyến, xảy ra thường xun, có tính chất định kỳ mỗi năm, như vậy trong thời gian dài với có thể gây hiện tượng nén đất bề mặt karst, gây ảnh hưởng tới địa chất địa mạ, là tác nhân có thể gây xáo trộn mơi trường karst.

Lấy/ phá hủy các thành tạo trong hang động

Với đặc điểm có nhiều hang động đẹp có sức hấp dẫn đối với du khách ở khắp nơi kể cả ở trong nước và trên thế giới. Để có hiệu quả trong cơng tác bảo tồn cảnh quan karst, trong các hang đơng đã được quy hoạch các lối đi có lan can ngăn cách giữa lối đi dành cho khách tham quan và bề mặt hang động. Tuy nhiên sự hấp dẫn của các khối thạch nhũ, măng đá và cảnh quan độc đáo của karst trong bề mặt hang động đôi khi không thể ngăn được một số khách tham quan thiếu ý thức, muốn sờ nắm vào hiện vật. Nhiều khách tham quan có quan niệm sờ nắm vào thạch nhũ để lấy may, vì vậy có nhiều những nhũ bị tác động bởi nhiều bàn tay chạm vào khiến các khối thạch nhũ nơi đó biến thành một màu khác. Nhiều đoạn thạch nhũ tương tự với các bức tượng đá có đầu bị tác động nhiều trở nên bóng lống, chuyển hẳn sang màu khác, ví dụ điển hình là thạch nhũ hình rùa ở hang Thiên Đường (Hình 3.8). Khơng phải tất cả du khách đến hang động đều cẩn thận và tơn trọng món q của trái đất trao tặng. Nhiều khách tham quan từ vơ tình tới cố tình đã bẻ gãy và lấy trộm một phần măng đá hoặc nhũ đá để làm quà lưu niệm.Hay một số khách tham quan khác lại lưu giữ kỷ niệm tham quan bằng cách viết ,vẽ,cào xước lên vách hang. Những tác động này có ảnh hưởng tới bề mặt hang động, là nguy cơ gây xáo trộn môi trường karst khu vực nghiên cứu.Ở một số hang động trong khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều cột thạch nhũ tự thiên tuyệt đẹp đã bị một số du khách vô ý thức cạo sần sùi hoặc sờ vào khiến cho nhũ đá bị thâm đen, một số nhũ đá còn bị đập để mang về.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)