(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Các xã nằm sâu trong vùng lõi của Vườn như Tân Trạch, Thượng Trạch đều có mật độ dân số thấp (1,07 - 3,17 người/km2), là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Rục, Arem, Bru-Vân Kiều; đây là những nhóm dân tộc thiểu số nhỏ nhất Việt Nam. Các xã có mật độ dân số cao hơn như Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch (105,39 - 195,95 người/km2) nằm ở phía ngồi, nơi có mạng lưới giao thơng, điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.
b/ Dân tộc - Các tộc người
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng khơng chỉ nổi tiếng về tính dạng sinh học cao và những giá trị cảnh quan hang động, mà dân tộc ở Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Hầu hết các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Bình sống tập trung ở các xã vùng đệm của VQG. Ngoài người Kinh chiếm 83,1% tổng dân số, trong khu vực cịn có nhiều tộc người khác nhau cùng sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Chứt (chiếm 4,3%) và dân tộc Vân Kiều (chiếm 12,6%).
+ Dân tộc Bru Vân Kiều
Vân Kiều là một dân tộc có số lượng đơng nhất dãy Trường Sơn Bắc. Dân tộc Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì, Sộ. Trong số các tộc người của dân tộc Vân Kiều thì nhóm người Vân Kiều có số lượng lớn nhất phân bố hầu hết khắp các tỉnh dọc dãy núi Trường Sơn. Nhóm người Trì (cịn gọi là Tia Rì, Chà Ly, Trùi...) và Ma Coong (hay Ma Cong, Mường Kong) có số lượng rất ít phân bố ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch (Bố Trạch) và một phần bên Lào. Nhóm Khùa phân bố tập trung ở xã Dân Hoá của huyện Minh Hoá.
+ Dân tộc Chứt
So với 54 dân tộc trong cả nước Việt Nam, Chứt là một dân tộc nhỏ đứng thứ 44. Dân tộc Chứt gồm nhiều nhóm tộc: Sách, Mày, Rục, A rem.... Hiện nay, dân số và phạm vi sinh sống của đồng bào Chứt đã tăng lên nhiều. Người Arem và người Rục là hai nhóm nhỏ của dân tộc Chứt, đồng thời cũng là hai trong các nhóm người có dân số ít nhất trong tồn quốc.
- Tập quán, tín ngưỡng
Đây là những giá trị văn hố truyền thống đặc sắc cần được gìn giữ và phát huy tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc để khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nhân văn đang được du khách ưa chuộng.
+ Đối với các tộc người Chứt, đây là tộc người còn lưu giữ rất nhiều yếu tố văn hóa nguyên thủy, lạc hậu như: đời sống du canh du cư, săn bắn, đánh cá, hái lượm. Làng bản người Chứt quy mô nhỏ, nhà cửa còn tạm bợ. Ngồi ra, cịn có
nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng độc đáo khác của đồng bào trong các nghi lễ cúng liên quan đến sản xuất, cách chữa bệnh bằng hình thức có tính ma thuật, các hình thức ca, múa, nhạc với nhiều loại nhạc cụ như đàn ống, sáo, tù và, chiêng, ché…;
+ Đối với các nhóm Khùa, Trì, Macoong thuộc tộc người Bru - Vân Kiều ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, những giá trị văn hóa đặc trưng của họ là lễ hội đập trống, mừng cơm mới, các hình thức ca múa nhạc dân gian đặc sắc, các ngôi làng phân bố bên cạnh những con suối, là những ngơi nhà sàn, nhà kho, chịi lúa…; đó là các truyện cổ, truyền thuyết dân gian trong kho tàng văn hóa dân gian của họ…
2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua đã có nhiều chương trình, dự án triển khai trên địa bàn, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng của các xã vùng đệm vẫn chưa đồng bộ, cịn khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là đối với các xã vùng sâu vùng xa. Cơ sở hạ tầng đầu tư cơ bản hoàn chỉnh ở các cụm trung tâm như khu trung tâm Phong Nha và các trung tâm xã. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường học, nước sinh hoạt, trạm y tế và các cơng trình phúc lợi, hệ thống ngân hàng, viễn thông khác đã được quan tâm đầu tư nhưng do điều kiện khó khăn về ngân sách nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trên địa bàn vùng đệm [12].
2.3.3. Hiện trạng phát triển kinh tế
a/ Hiện trạng phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp - Nông nghiệp
+ Trồng trọt
Sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo, là lĩnh vực sản xuất chủ yếu của các xã vùng đệm. Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích cây lương thực các xã vùng đệm là 3.226,8 ha. Trong đó lúa và ngơ là 2 loài cây chủ đạo (99,8% diện tích và 99,9% sản lượng), cịn kê chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các cây lương thực (kê chỉ trồng ở 2 xã Phú Định và Sơn Trạch với 7,2 ha).
Năng suất các cây lương thực cũng có sự khác nhau giữa các xã, những nơi có đất đai tốt, điều kiện tưới tiêu thuận lợi hơn thì năng suất cây lương thực cao hơn (Sơn Trạch, Hưng Trạch, Hoá Sơn).
Chỉ xét trên đối tượng chính là cây lúa thì năng suất lúa tại vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân các huyện Bố Trạch, Minh Hố, Quảng Ninh và năng suất bình qn của cả nước. Nguyên nhân chính của tình trạng năng suất thấp, khơng ổn định của vùng là do trình độ sản xuất thấp kém, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, những tiến độ kỹ thuật nơng nghiệp khơng có điều kiện phát huy, khơng có sự đầu tư và quy hoạch ổn định. Một số xã vùng thấp ven sơng có phát triển các giống lúa mới trên những diện tích chủ động tưới tiêu thủy lợi và phân bón thì có năng suất cao hơn nhưng tỷ trọng không lớn nên khơng nâng cao được năng suất bình qn chung của tồn vùng.
+ Chăn nuôi
Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bị, lợn, gia cầm, ni cá trên các ao hồ hoặc các sông suối. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển tương đối tốt. Vật nuôi ở vùng này tuy chưa có giống mới, chủ yếu vẫn là gia súc gia cầm truyền thống nhưng số lượng tăng nhanh hơn và bắt đầu phát huy giá trị kinh tế.
- Lâm nghiệp
Kinh tế lâm nghiệp trong vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng chưa hình thành như một nền kinh tế mà chỉ là những hoạt động tự phát của nông dân. Sản phẩm chủ yếu về lâm nghiệp bao gồm gỗ, củi, tre, nứa, tranh, chổi đót, lá nón, măng nấm, trầm hương, mây song, mật ong... Với điều kiện tự nhiên phân hoá phức tạp, đất đai thuận lợi, các xã vùng đệm có điều kiện phát triển các loại cây trồng. Đặc biệt cao su và hồ tiêu là các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, vì vậy các loại cây này được chú trọng trồng trong những năm gần đây.
- Các ngành kinh tế khác
Ngoài kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp, trong khu vực vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng cịn tồn tại một số loại hình kinh tế khác nữa như xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, khai thác vật liệu, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu
dùng tại chỗ và trao đổi với vùng phụ cận. Ở các xã khác trong vùng đệm như Tân Trạch, Thượng Trạch, Thượng Hóa, Hóa Sơn hầu như khơng có các loại hình kinh tế phi nơng nghiệp.
b. Thực trạng phát triển các ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng Trong những năm gần đây ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã phát triển có định hướng và bước đầu đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn cịn chậm và mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững.
Công nghiệp của vùng chủ yếu là chế biến và khai thác vật liệu xây dựng như đá học, đá dăm, gạch xây dựng; mộc dân dụng, xây dựng, xay xát, …
Các ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm như: Mây tre, đan lát, chổi đót,... Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức đáp ứng nhu cầu về sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch trên địa bàn.
c/ Thương mại - Dịch vụ và du lịch
Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trong những năm gần đây được mở rộng và phát triển theo hướng tích cực, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế. Đặc biệt là phát triển du lịch, dịch vụ ở các xã khu vực trung tâm Phong Nha - Kẻ Bàng như Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch có bước phát triển khá theo hướng bền vững.
Trong những năm qua, du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã có bước phát triển mới, từng bước đa dạng hoá sản phẩm du lịch như khám phá hang động, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch mạo hiểm, Farmstay, Homestay, Trecking, Zipline… Từ chỗ chỉ có một điểm tham quan là động Phong Nha - Tiên Sơn, đến nay đã có thêm nhiều điểm du lịch mới, hấp dẫn du khách như điểm du lịch sinh thái Suối nước Moọc, điểm du lịch văn hóa tâm linh Đền tưởng niệm - Hang 8 TNXP, tuyến du lịch sông Chày - hang Tối, tuyến du lịch sinh thái Rào Thương - hang Én, tuyến du lịch sinh thái và diễn giải môi trường Vườn thực vật,
hợp tác với các đơn vị khai thác du lịch khác như Tập đoàn Trường Thịnh khai thác Khu du lịch sinh thái động Thiên Đường, Công ty du lịch Oxalis khai thác tuyến du lịch sinh thái mạo hiểm hang Sơn Đng và hang Va.
Đơn vị: Người
Hình 2.4:Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từ 2011 - 2015.
(Nguồn: số liệu BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cung cấp)
Du lịch đã thu hút lượng khách đến tham quan Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tăng nhanh trong những năm gần đây, tổng lượng khách từ năm 2011 đến 2015 đạt trên 2 triệu lượt; doanh thu từ vé tham quan đạt trên 200 tỷ đồng; đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho khoảng 4.000 lao động, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương, góp phần giảm áp lực đối với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy Di sản [1][2].
Kết quả này phản ánh đúng xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường trên địa bàn các xã vùng đệm nói riêng và các huyện (Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh) nói chung.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường karst trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2.4.1. Yếu tố tự nhiên
- Lũ lụt, ngập úng: hiện tượng này thường xảy ra khi có mưa lớn. Hàng năm vào khoảng tháng 9, 10 Phong Nha Kẻ Bàng thường bị ngập lũ trong vòng 2-3 tuần. Lũ lụt theo mùa này làm gián đoạn các hoạt động du lịch hàng năm. Một số trận lũ lụt nghiêm trọng xảy ra không thường xuyên gây tác động tiêu cực đến các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của thảm họa thiên tai có khả năng gia tăng bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra (“hiện tượng nóng lên tồn cầu”). Ngồi ra lũ qt và ngập úng có thể phá hủy nhiều nhà cửa cầu cống, cơng trình xây dựng của xã, làm đình trệ sản xuất và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Qua điều tra thực địa cho thấy, ở khu vực nghiên cứu thường xảy ra lũ quét ở khu vực sân bay khe gát. theo phỏng vấn người dân ở khu vực này thì đây là một điểm thường xảy ra hiện tượng sạt lở hằng năm, đã phá vỡ nhiều cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống. Thời điểm khảo sát đợt 1 vào tháng 10 năm 2014 của đồn thì con đường lưu thơng này đã được làm mới tuy nhiên vết tích của các đợt lũ quét trước đó vẫn cịn thấy rõ.
- Hạn hán: Lũ lụt là thế nhưng tình trạng hạn hán kéo dài và thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất còn nan giải hơn vào mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng hết tháng 7 hằng năm. Hầu như ở tất cả các hộ dân và điểm dừng phỏng vấn đều thể hiện mong muốn một cách khẩn thiết sự quan tâm từ lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền đến tình trạng nước uống và sinh hoạt vào mùa khô. Đây là hiện tượng thường thấy với đặc trưng địa hình cao và dốc thì phần lớn nước mưa nhanh chóng theo các khe nứt, hang hốc đi xuống dưới sâu. Hạn hán càng mạnh khi lớp phủ thực vật bị suy giảm, không thể giữ ẩm đất và duy trì nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất.
- Đổ lở , trượt lở: Nguyên nhân của hiện tượng này là do trọng lượng, độ dốc khối trượt, nước, vật liệu khối trượt và một số nhân tố khác. Có nhiều nguyên nhân gây trượt lở ở khu vực VQG phong Nha - Kẻ Bàng trong đó có 2 ngun nhân chính đó là
độ dộc địa hình lớn và lượng mưa lớn. Đường Hồ Chí Minh khu vực đồi Khe Gát cũng được quan tâm và trồng cỏ Vetiver nhằm hạn chế hiện tượng sạt lở ở nơi đây
2.4.2. Hoạt động dân sinh
Hiện nay, trước áp lực của việc tăng dân số, đơ thị hóa nhanh kèm theo các nhu cầu về sinh hoạt và đời sống ngày một cao hơn, hoạt động du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển… đang ngày càng phát triển tới môi trường karst trong khu vực. Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được tại VQG và kết quả khảo sát thực địa có thể tổng kết các hoạt động dân sinh tác động tới môi trường karst tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm:
Khai thác gỗ trái phép:
Mặc dù VQG đã có những nỗ lực to lớn để ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp nhưng hoạt động này vẫn tồn tại. Nguyên nhân của các hoạt động này là do người dân thiếu việc làm và nguồn thu nhập thấp, không đủ đất lâm nghiệp cho nhu cầu trồng rừng, và thiếu nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo tồn VQG cũng như các quy định về pháp luật liên quan đến bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới. Các lồi gỗ có giá trị cao bị khai thác trong vùng lõi, trong khi đó các lồi gỗ gia dụng phần lớn được khai thác ở các vùng đệm hienẹ do các lâm trường quản lý. Hoạt đông khai thác gỗ trái phép diễn ra quanh năm, nhiều hơn vào thời điểm sau mùa thu hoạch nông sản.
Hoạt động khai thác gỗ, củi, săn bắn bẫy chim thú, đốt than củi có thể phá hủy sinh thái, làm giảm số lượng thú, đe dọa diệt chủng một số loài, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây ra sự xáo trộn lớp phủ rừng, có thể gây cháy rừng khi người dân vào rừng và ở lại trong rừng, tất cả những hậu quả này đều gây ra sự xáo trộn môi trường karst tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) của VQG bị khai thác trong nhiều năm. Các loài LSNG bao gồm song mây, thảo dược, phong lan, lá khơi/cơm nguội rừng,lan kim tuyến, lá nón, măng tre, mật ong,... Hoạt động khai thác LSNG do cộng đồng dân cư trong và ngoài vùng đệm của VQG thực hiện. Hoạt động này diễn ra quanh
năm, ngoại trừ măng tre và mật ong được khai thác chính vụ. Khai thác LSNG đang diễn ra tràn lan với mức độ khai thác phụ thuộc vào mức độ sẵn có và phong phú của chúng ở từng vùng.
Nguyên nhân cơ bản của hoạt động khai thác LSNG là do nhu cầu thị trường cao, nhiều người dân địa phương thiếu việc làm và nguồn thu nhập thay thế thì khai thác LSNG vốn là nguồn thu nhập bổ sung cho gia đình họ.
Khai thác du lịch
Từ khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới,