Cố kết bề mặt hang động
Quá trình đi lại tham quan du lịch của du khách cũng ảnh hưởng và gây cố kết bề mặt hang động. Đối với các hang như Hang Phong Nha, Thiên Đường, Tiên Sơn là những hang thu hút được lượng khách du lịch lớn, có nguy cơ cao là đất ở những địa điểm này sẽ bị nén chặt hơn so với những khu vực còn lại nếu không được thiết kế lối đi riêng để tham quan hoặc bị du khách xâm phạm đến di sản.
Hình 3.9: Minh hoạ một số lối đi trong hang Phong Nha bị san lấp và làm cố kết (Người chụp: Jason Polk) (Người chụp: Jason Polk)
Tóm lại, Trên cơ sở là hệ thống các chỉ thị được đề xuất trong phương pháp
KDI của Van Beynen & Townsend 2005 với 11 chỉ thị đại diện cho nhóm tiêu chí địa chất địa mạo (bảng 3.1). Kết hợp kết quả khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, và những tài liệu thu thập được, học viên nhận thấy có các chỉ thị: lũ lụt (ảnh hưởng gián tiếp các cấu trúc do con người gây ra), hệ thống thoát nước mưa (tổng % lượng nước mưa đổ về các hố sụt), Sự bồi đắp, sự sụt xuống, và chỉ thị lũ lụt (đại diện cho sự thay đổi của karst ngầm), quang cảnh tự nhiên thay đổi là những chỉ thị khơng mang tính đại diện cao cho khu vực karst VQG Phong Nha - Kẻ Bàng,do vậy không đảm bảo được tính khái quát và khách quan trong nguyên tắc lựa chọn các chỉ thị khu vực VQG Phonng Nha - Kẻ Bàng. Chính vì vậy học viên đã khơng chọn 6 chỉ thị này. Ngoài ra do mạng lưới quan trắc của khu vực nghiên cứu chưa có thơng tin để có thể định lượng được nếu chọn chỉ thị ''sự phá hủy các khống vật và trầm tích", "sự phá hủy và sự nén ép của trầm tích bề mặt" vì vậy khơng đảm bảo được tính dễ dàng định lượng và cập nhật nên học viên cũng không lựa chọn hai chỉ thị này.
Mặt khác, do đặc trưng của khu vực nghiên cứu là vùng có sản xuất nơng nghiệp chiếm ưu thế, tập quan chăn thả gia sức bừa bãi và xả vứt rác tự do rất đặc trưng và dễ dàng nhận thấy trong quá trình khảo sát thực địa. Ngồi ra, di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nổi tiếng với những hang động kì vĩ đẹp mê hồn, thu hút được rất nhiều lượt tham quan, lượng khách tham quan đơng cũng kéo theo đó là những tác động mà nó để lại cho hang động. Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu kết hợp với kết quả khảo sát thực địa học viên đã đề xuất thêm các chỉ thị mới có tính đại diện cho các áp lực tác động lên mơi trường karst trong nhóm tiêu chí địa chất địa mạo đó là các chỉ thị: "chăn thả gia súc", " Xả vứt rác bừa bãi", Lấy/ phá hủy các thành tạo trong hang", "nén lại bề mặt hang động"
Như vậy trên cơ sở là hệ thống các chỉ thị địa chất địa mạo được đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết hợp với điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và kết quả khảo sát thực địa cộng với những tài liệu thu được, kết quả đã lựa chọn được 7 chỉ thị cho nhóm địa chất địa
mạo phù hợp với khu vực nghiên cứu là: Khai thác đá, chăn thả gia súc, xả vứt rác, xói mịn đất, nén lại bề mặt đất đai, lấy/phá hủy các thành tạo trong hang động, cố kết bề mặt hang động. Trong đó có ba chỉ thị có điều kiện tương đồng và được giữ lại là Khai thác đá, xói mịn đất, nén lại bề mặt đất đai và bốn chỉ thị được đề xuất mới là "chăn thả gia súc", " Xả vứt rác bừa bãi", Lấy/ phá hủy các thành tạo trong hang", "nén lại bề mặt hang động". Bộ chỉ thị đã đảm bảo được tính tương đồng quốc tế, dính khách quan và tính dễ dàng định lượng.
3.1.2. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí thủy văn
Bộ chỉ thị thuộc nhóm thủy văn theo Van Bayen bao gồm 5 chỉ thị ( Bảng 3.3). Các chỉ thị này đại diện cho các yếu tố về chất lượng nước mặt, chất lượng nước dưới đất và chế độ thủy văn đối với sự thay đổi của thủy văn trong môi trường karst.
Bảng 3.3: Chỉ thị cho nhóm thủy văn theo phương pháp của Baynen
Tiêu chí Thuộc tính STT Chỉ thị
Thủy vă
n
Chất lượng nước mặt
1 Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
2 Công nghiệp và tràn dầu hay khác thác dầu
Chất lượng nước
dưới đất 3 Xuất hiện các tảo nở hoa
Chế độ thủy văn 4 Thay đổi lượng nước ngầm
5 Sự thay đổi nước nhỏ giọt trong hang
Trên cơ sở điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và hệ thống các chỉ thị thủy văn đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết quả lựa chọn các chỉ thị thủy văn phù hợp với vùng nghiên cứu được mô tả chi tiết như trong bảng 3.4.
Trong các chỉ thị được lựa chọn trong phương pháp KDI của Van Beynen 2005, có hai chỉ thị là chỉ thị "thay đổi mực nước ngầm" và "mức độ nhỏ giọt của nước trong hang"không được học viên lựa chọn để đánh giá mức độ xáo trộn môi trường nước karst cho vùng nghiên cứu. Nguyên nhân là do điều kiện của khu vực
chưa có mạng quan trắc nào tiến hành quan sát và đo đếm sự thay đổi mực nước ngầm và mức độ nước nhỏ trong hang qua hàng năm,vì vậy thiếu cơ sở thơng tin,khơng đảm bảo được tính dễ dàng định lượng trong nguyên tắc lựa chọn bộ chỉ thị cho VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã được đặt ra từ đầu.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, khu vực VQG Phong Nha - kẻ Bàng có những đặc trưng về khai thác nước nên học viên đã lựa chọnthêm 2chỉ thị mới đặc trưng cho khu vực Vườn Quốc gia như là bơm hút khai thác nước ngầm và nước mặt để đại diện cho sự thay đổi của thủy văn có ảnh hưởng tới sự xáo trộn mơi trường karst khu vực nghiên cứu.
Ngoài ra, do Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc mơi trường thì chất lượng nước mặt được thế hiện qua hàm lượng một số chất trong nước bao gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-vì vậy học viên đề xuất thêm chỉ thị " Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-"để đại diện cho chất lượng nước mặt trong bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảng 3.4: Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí thủy văn khu vực VQG PN - KB
Đối tượng STT Chỉ thị Căn cứ lựa chọn chỉ thị
Chất lượng nước mặt
1
Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 về báo cáo hiện
trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường
2 Thuốc trừ sâu/ Thuốc diệt cỏ
Phương pháp KDI của Van Beynen and Townsend 2005 và đặc thù VQG
3
Sự cố tràn dầu/ hoạt động chôn lấp chất thải lẫn dầu
Phương pháp KDI của Van Beynen and Townsend 2005 và đặc thù VQG
Chất lượng nước nguồn
lộ karst
4 Xuất hiện tảo nở hoa trong nước
Phương pháp KDI của Van Beynen and Townsend 2005 và đặc thù VQG
Khai thác nước
5 Bơm hút khai thác
nước ngầm Đặc thù của Vườn Quốc gia
6 Bơm hút khai thác
nước mặt Đặc thù của Vườn Quốc gia
Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-
Chất lượng nước mặt được đánh giá theo các thơng số phân tích gồm DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-đã được thu thập từ các báo cáo kết quả quan trắc mơi trường tỉnh Quảng Bình qua các năm cũng như từ các kết quả phân tích mẫu nước mặt và khảo sát thực địa.
So sánh với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT quy định về chất lượng nước mặt đối với loại nước B1(nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2) cho thấy: hầu hết các kết quả phân tích về DO, BOD5, COD, NH4+ , NO3-, NO2-, PO43-của nước mặt khu vực Vườn Quốc gia trong các năm từ 2011 đến 2015 đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể:
Hàm lượng COD trong nước mặt sông Son khá thấp và đều đạt quy chuẩn cho phép. Các mẫu này được quan trắc cùng kỳ tại các năm và thấy hàm lượng các chất hữu cơ COD trên sông Son tương đối ổn định và dao động khơng nhiều.(hình 3.10)
Hàm lượng các chất dinh dưỡng NH4+ , NO3-, NO2-, PO43-trong các mẫu nước sông Son đều khá thấp và nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (Hình 3.11).
Nhìn chung chất lượng nước sông Son tại thời điểm quan trắc tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn cho phép và chất lượng tương đối ổn định và ít biến động so với kết quả quan trắc cùng kỳ các năm trước.