Tiêu chí Thuộc tính STT Chỉ thị
Thủy vă
n
Chất lượng nước mặt
1 Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
2 Công nghiệp và tràn dầu hay khác thác dầu
Chất lượng nước
dưới đất 3 Xuất hiện các tảo nở hoa
Chế độ thủy văn 4 Thay đổi lượng nước ngầm
5 Sự thay đổi nước nhỏ giọt trong hang
Trên cơ sở điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và hệ thống các chỉ thị thủy văn đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết quả lựa chọn các chỉ thị thủy văn phù hợp với vùng nghiên cứu được mô tả chi tiết như trong bảng 3.4.
Trong các chỉ thị được lựa chọn trong phương pháp KDI của Van Beynen 2005, có hai chỉ thị là chỉ thị "thay đổi mực nước ngầm" và "mức độ nhỏ giọt của nước trong hang"không được học viên lựa chọn để đánh giá mức độ xáo trộn môi trường nước karst cho vùng nghiên cứu. Nguyên nhân là do điều kiện của khu vực
chưa có mạng quan trắc nào tiến hành quan sát và đo đếm sự thay đổi mực nước ngầm và mức độ nước nhỏ trong hang qua hàng năm,vì vậy thiếu cơ sở thông tin,khơng đảm bảo được tính dễ dàng định lượng trong nguyên tắc lựa chọn bộ chỉ thị cho VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã được đặt ra từ đầu.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, khu vực VQG Phong Nha - kẻ Bàng có những đặc trưng về khai thác nước nên học viên đã lựa chọnthêm 2chỉ thị mới đặc trưng cho khu vực Vườn Quốc gia như là bơm hút khai thác nước ngầm và nước mặt để đại diện cho sự thay đổi của thủy văn có ảnh hưởng tới sự xáo trộn mơi trường karst khu vực nghiên cứu.
Ngoài ra, do Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường thì chất lượng nước mặt được thế hiện qua hàm lượng một số chất trong nước bao gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-vì vậy học viên đề xuất thêm chỉ thị " Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-"để đại diện cho chất lượng nước mặt trong bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảng 3.4: Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí thủy văn khu vực VQG PN - KB
Đối tượng STT Chỉ thị Căn cứ lựa chọn chỉ thị
Chất lượng nước mặt
1
Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 về báo cáo hiện
trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường
2 Thuốc trừ sâu/ Thuốc diệt cỏ
Phương pháp KDI của Van Beynen and Townsend 2005 và đặc thù VQG
3
Sự cố tràn dầu/ hoạt động chôn lấp chất thải lẫn dầu
Phương pháp KDI của Van Beynen and Townsend 2005 và đặc thù VQG
Chất lượng nước nguồn
lộ karst
4 Xuất hiện tảo nở hoa trong nước
Phương pháp KDI của Van Beynen and Townsend 2005 và đặc thù VQG
Khai thác nước
5 Bơm hút khai thác
nước ngầm Đặc thù của Vườn Quốc gia
6 Bơm hút khai thác
nước mặt Đặc thù của Vườn Quốc gia
Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-
Chất lượng nước mặt được đánh giá theo các thơng số phân tích gồm DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-đã được thu thập từ các báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình qua các năm cũng như từ các kết quả phân tích mẫu nước mặt và khảo sát thực địa.
So sánh với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT quy định về chất lượng nước mặt đối với loại nước B1(nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2) cho thấy: hầu hết các kết quả phân tích về DO, BOD5, COD, NH4+ , NO3-, NO2-, PO43-của nước mặt khu vực Vườn Quốc gia trong các năm từ 2011 đến 2015 đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể:
Hàm lượng COD trong nước mặt sông Son khá thấp và đều đạt quy chuẩn cho phép. Các mẫu này được quan trắc cùng kỳ tại các năm và thấy hàm lượng các chất hữu cơ COD trên sông Son tương đối ổn định và dao động khơng nhiều.(hình 3.10)
Hàm lượng các chất dinh dưỡng NH4+ , NO3-, NO2-, PO43-trong các mẫu nước sông Son đều khá thấp và nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (Hình 3.11).
Nhìn chung chất lượng nước sơng Son tại thời điểm quan trắc tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn cho phép và chất lượng tương đối ổn định và ít biến động so với kết quả quan trắc cùng kỳ các năm trước.
Hình 3.10: Hàm lượng COD (mg/l) trong nước mặt sông Son qua các năm (Nguồn: Báo cáo quan trắc mơi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015, Sở Tài (Nguồn: Báo cáo quan trắc mơi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015, Sở Tài
ngun Mơi trường tỉnh Quảng Bình)
Hình 3.11: Hàm lượng PO43- trong nước mặt sông Sonqua các năm
(Nguồn: Báo cáo quan trắc mơi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015, Sở Tài ngun Mơi trường tỉnh Quảng Bình)
Kết quả phân tích mẫu nước của nhóm nghiên cứu đề tài VAST-CTG.07/14- 16, cho thấy hầu hết các mẫu nước mặt đều có hàm lượng NO3, SO42- và PO43- thấp hơn so với quy chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B1(Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Thống kê kết quả phân tích thành phần hóa học mẫu nước mặt VQG
NO3- SO42- PO43-
Giá trị nhỏ nhất 0.02 1.730 0.050
Giá trị lớn nhất 6.536 8.10 0.285
Giá trị trung bình 2.158 4.344 0.061
QCVN:2008/BTNMT 10 0.3
(Tổng số mẫu phân tích n = 21 mẫu, đơn vị đo mg/l)
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước, nhiệm vụVAST-CTG.07/14-16)
Tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ
Do đặc thù của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, để bảo tồn nguyên vẹn giá trị di sản thế giới nổi bật tồn cầu đã được UNESSCO cơng nhận, hiện vườn đã và đang từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm giảm thiểu và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan chung của Vườn. Cụ thể, các hoạt động có thể gây tác động tiêu cực đến tính nguyên vẹn của Vườn đều được ngăn cấm, đặc biệt là khu vực vùng Lõi của Vườn. Trong Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg 14/8/2006 và Quyết định số 18/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình nêu rõ nghiêm cấm mọi hoạt động sử dụng các chất độc hại trong khu vực vùng Lõi nhằm tránh tác nhân gây hủy diệt các loài động thực vật thủy sinh, gây ô nhiễm đất và nguồn nước mặt.
Ngoài vùng đệm của Vườn, theo số liệu khảo sát thực địa tại các xã, trong sản xuất nông nghiệp người dân địa phương vẫn thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, số lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nhiều do các vùng ở đây chưa chú trọng sản xuất cây lương thực, thực phẩm mà tập trung phát triển trồng rừng và các ngành dịch vụ du lịch. Kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng nguồn nước tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm Quảng Bình thực hiện cho thấy nguồn nước mặt trên địa bàn
tỉnh trong đó có Phong Nha - Kẻ Bàng hầu như khơng phát hiện các thành phần về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong mẫu nước .
Sự cố tràn dầu/ chôn lấp chất thải lẫn dầu:
Hiện tượng chôn lấp chất thải độc hại tại các hố sụt karst không xảy ra ở khu vực Vườn Quốc gia do cơ chế quản lý nghiêm ngặt của các ban ngành cũng như khơng có cơ sở sản xuất công nghiệp trong vùng, ngoại trừ một số hộ sửa chữa cơ khí nhỏ. Tuy nhiên, qua phỏng vấn tại địa phương và quan sát thấy xuất hiện váng dầu trên mặt nước sông Son đoạn từ bền phà Xuân Sơn đến cửa động Phong Nha cho thấy đây là dấu hiệu cần được quan tâm. Đặc biệt trong những dịp cao điểm của mùa du lịch, khi lượng khách du lịch đến tham quan Vườn Quốc gia tăng mạnh và việc sử dụng phương tiện tăng cao với các nguy cơ rò rỉ nhiên liệu, dầu máy, khí thải và tiếng ồn.
Xuất hiện tảo nở hoa trong nước
Kết quả phân tích mẫu nước nguồn lộ karst trong khu vực nghiên cứu (điểm suối nước Mọoc) cho thấy mẫu nước tương đối sạch, mật độ tảo thấp (123 tế bào/ ml), khơng thấy có sự nở hoa của tảo trong các mẫu nước [19]. Đối với các mẫu nước khác, kết quả phân tích đều cho mật độ tế bào phần lớn nhỏ hơn 1000 tế bào/ml, các mẫu nước không thấy sự nở hoa của tảo trong nước. Sự xuất hiện của tảo silic trong hầu hết các mẫu nước phân tích (14 mẫu trong tổng số 17 mẫu phân tích) cho thấy nguồn nước ở đây có hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức thấp nhưng chứa nhiều silic (nguyên tố vi lượng nhưng rất cần thiết cho cấu trúc vỏ của tảo silic). Điều này có thể giải thích rằng, điều kiện tự nhiên tại nơi lấy mẫu có kết cấu dạng hang động xen kẽ các vùng ngập nước, là nơi sống tốt cho các nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (như ốc, sò, hến…) và là nguồn cung cấp silic phong phú cho nguồn nước ở đây.
Như vậy, cho tới hiện tại nguồn nước mặt khu vực Vườn Quốc gia có chất lượng tương đối tốt, chưa bị ảnh hưởng xấu bởi các tác động của con người nhưng có nguy cơ chịu tác động tiêu cực, nhất là do hoạt động du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị…...
Bơm hút khai thác nước mặt
Mạng lưới thủy văn VQG PNKB kém phát triển. Các dòng chảy mặt chủ yếu là các dòng nước nhỏ bắt nguồn trên các dải đá vơi và đá trầm tích, biến chất, magma đổ vào suối Rào Thương, sông Chày… rồi hội tụ về sơng Son. Hình thái sơng phụ thuộc rất lớn vào địa hình, hệ thống đứt gãy và tương quan với dịng ngầm. Trong vùng có một số sơng suối cụt do bị hút vào hệ thống hang ngầm.
Do đặc tính các sơng suối ngắn, dốc và liên thơng với dịng ngầm nên mức độ biến đổi dòng chảy rất lớn. Khu vực bến phà Xuân Sơn tại Thị trấn Phong Nha, mức nước lũ cao hơn mức nước bình thường tới 5-7m, gây ngập lụt diện rộng, điển hình là đợt lũ tháng 10 năm 2006.
Nguồn nước mặt chính của khu vực gồm các hệ thống sông Son, sông Chày, sơng Tróoc và một số hồ chứa nước như hồ Khe Ngang, hồ Khe Su, hồ Rào Con…đủ cung cấp nước cho các vụ lúa cấy Đơng Xn và Hè Thu. Riêng ở phía ĐB khu vực Tây Gát, vào mùa khô, nước trên mặt thường rất khan hiếm do bị hút hết xuống các hệ thống hang động ngầm.
Nước được khai thác theo phương thức tự chảy và cấp bằng bơm. Loại hình nước tự chảy chủ yếu sử dụng nguồn nước mạch lộ và khe suối, khu vực lấy nước thường nằm ở vị trí đầu nguồn có độ chênh lệch độ cao khá lớn so với khu vực sử dụng. Người dân trong vùng thường sử dụng trực tiếp nước dẫn về mà khơng có hệ thống xử lý nước sơ bộ. Loại hình cấp nước bằng bơm dẫn, chủ yếu lấy nước từ sông suối và các tầng chứa nước ngầm và có hệ thống cấp nước sử lý.
Theo kết quả điều tra, trong khu vực Phhong Nha xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch hiện có 02 trạm cấp nước khai thác nước mặt sông Son phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, và để cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng đệm gồm thị trấn Phong Nha, trung tâm dịch vụ du lịch Phong Nha, các thôn Na, Trằm Mé, Lập Chày và thị trấn Phúc Trạch.
Hiện tại, các trạm bơm này đang hoạt động với công suất khai thác nước vẫn cịn rất hạn chế, dự tính sẽ được nâng cấp công suất lên 3000m3/ngày đến năm 2020
và 8000m3/ngày đến năm 2030 đối với trạm cấp nước Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. (QĐ số 209/QĐ-TTg ngày 08/2/2015).
Khai thác nước ngầm
Nước dưới đất VQG PNKB hết sức phức tạp, kể cả về tầng chứa nước và hoạt động của hệ thống hang động và sự chi phối của các hệ thống đứt gãy sông Son, sơng Chày, đường 20, Phong Nha, sơng Tróoc
Hiện nay công tác điều tra, khảo sát để đánh giá trữ lượng nước ngầm ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng chưa được tiến hành đầy đủ, song qua quan sát và phỏng vấn người dân địa phương ở đây học viên nhận thấy rằng trữ lượng khai thác nước ngầm ở khu vực VQG cịn ít. Trong khu vực Vườn, hiện tại chưa có cơng trình cấp nước tập trung khai thác nước ngầm nào để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho cụm lớn các hộ dân cư địa phương mà chủ yếu là giếng đào tại các hộ gia đình. Các giếng đào này thường có chiều sâu nơng, thường ở trong tầng cát, sạn, sét ở các thung lũng, với số lượng giếng ít và lưu lượng hạn chế. Hàng năm do lũ lụt, các khu vực ven sông và suối thường lụt cục bộ gây ô nhiễm các giếng nước sinh hoạt, chất lượng nước không đảm bảo, bị nhiễm khuẩn hoặc đục nên chỉ dùng cho nông nghiệp. Số lượng các giếng đào này không nhiều, phần lớn tập trung ở các xã trong vùng đệm như thơn Xn Sơn, Cổ Lạc (Sơn Trạch), Tróoc (Phúc Trạch)…cịn lại rải rác có giếng ở các vùng khác. Ngồi ra, một số khu vực trong vùng đệm còn xuất hiên giếng khoan nhưng với số lượng ít lấy nước trong tầng chứa nước khe nứt.
Tóm lại, Trên cơ sở là hệ thống các chỉ thị được đề xuất trong phương pháp
KDI của Van Beynen & Townsend 2005 bao gồm 5 chỉ thị ( Bảng 3.3). Các chỉ thị này đại diện cho các yếu tố về chất lượng nước mặt, chất lượng nước dưới đất và chế độ thủy văn đối với sự thay đổi của thủy văn trong môi trường karst.
Qua khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, kết hợp với những tài liệu thu thập được, học viên nhận thấy có các chỉ thị do điều kiện của khu vực chưa có mạng quan trắc nào tiến hành quan sát và đo đếm sự thay đổi mực nước ngầm và mức độ nước nhỏ trong hang qua hàng năm, thiếu cơ sở thông tin, số liệu, không đảm bảo được tính dễ dàng định lượng với nguyên tắc lựa chọn bộ chỉ
thị cho VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã được đặt ra từ đầu. Chính vì vậy hai chỉ thị là chỉ thị "thay đổi mực nước ngầm" và "mức độ nhỏ giọt của nước trong hang"không được học viên lựa chọn để đánh giá mức độ xáo trộn môi trường nước karst cho vùng nghiên cứu.
Ngồi ra, do Thơng tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc mơi trường thì chất lượng nước mặt được thế hiện qua hàm lượng một số chất trong nước bao gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-vì vậy học viên đề xuất thêm chỉ thị " Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-" để đại diện cho chất lượng nước mặt trong bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Như vậy trên cơ sở là hệ thống các chỉ thị thủy văn được đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết hợp với điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và kết quả khảo sát thực địa cộng với những tài liệu thu được, kết quả đã lựa chọn được 6 chỉ thị cho nhóm thủy văn phù hợp với khu vực nghiên cứu là: Hàm lượng các chất trong nước gồm: DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, " hàm lượng thuốc trừ sâu/ Thuốc diệt cỏ", "Sự cố tràn dầu/ hoạt động chôn lấp chất thải lẫn dầu", "Xuất hiện tảo nở hoa trong nước", "Bơm hút khai thác nước ngầm", "Bơm hút khai thác nước mặt". Trong đó có ba chỉ thị có điều kiện tương đồng và được giữ lại là chỉ thị"hàm lượng thuốc trừ sâu/