Hoạt động chăn thả gia súc tại các xã vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 61)

(Ảnh T.T.Nhung)

Vứt xả rác

Rác thải là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, khu thương mại, khu xây dựng, trạm xá, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Người dân địa phương dù đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền nhưng do nhận thực, tập quán sinh hoạt và đời sống cịn khó khăn. Ở các thôn bản đã xây dựng các tổ, đội thu gom rác nhưng chưa được duy trì thường xun (hoặc khơng cịn hoạt động).

Đối với các cụm dân cư vùng đệm, thu gom rác thải vẫn theo phương thức truyền thống là tập kết tại bãi rác chung rồi đốt, hoặc các hộ gia đình riêng lẻ tự thu gom sau đó tự đốt hoặc chơn ngay tại chỗ. Thường xuyên thấy rác thải xuất hiện ở ven bờ sông Son, sông Chày và ven bờ các suối. (Hình 3.4)

Trong khu vực vùng lõi Vườn Quốc gia, để đảm bảo vệ sinh môi trường, tại các điểm, các tuyến du lịch đều có bố trí hệ thống các thùng đựng rác, phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường của một số đối tượng khách du lịch đến thăm quan Vườn. Một số cụm dân cư dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng lõi như tại bản Arem, bản Đòong và bản Ban người dân chủ yếu tự thu gom rác thải và đốt mà chưa có hình thức thu gom rác thải tập trung.

Hình 3.4: Rác thải dọc bờ sơng Son

(Nguồn: Báo cáo thực địa đợt kiểm tra chi tiết 2016, nhiệm vụ VAST.CTG.07/14-16

Hình 3.5: Phương thức thu gom và xử lý rác thải của một số người dân khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia

(Ảnh T.T.Nhung)

Việc phân loại và xử lý rác chưa được quan tâm đúng mức. Tại các khu dân cư, dọc tuyến du lịch có bãi rác của thị trấn và những bãi rác này được đào trên bề mặt cánh đồng karst tàn, bị hư hại bởi lớp bạt chống thấm, khơng có hệ thống cử lý nước bãi rác. Hiện tại, ở khu vực thung lũng gần thị trấn Phong Nha đang xây dựng một bãi chứa rác thải cho toàn bộ khu du lịch Phong Nha với diện tích hàng nghìn ha trên một bề mặt tích tụ trầm tích Đệ tứ dày 2 đến 3 m nhưng chưa được khảo sát kỹ về các nguồn nước ngầm và các phễu sụt karst, các bạt chống thấm bị hư hại, khơng có biện pháp xử lý nước rác thải. Việc đào các bãi rác trên những cánh đồng karst tàn

như thế này có ảnh hưởng tới bề mặt địa hình karst, gây xáo trộn mơi trường địa chất địa mạo nơi đây.

Hình 3.6: Bãi rác thị trấn Phong Nha trên bề mặt địa hình karst.(Ảnh T.T.Nhung)

Xói mịn

Theo Van Bayen, khu vực karst thường chỉ có một lớp mặt mỏng che phủ đất, vì vậy rất dễ bị xói mịn bởi nhiều ngun nhân trong đó có hoạt động nhân sinh. Do đó, bảo tồn đất là yếu tố quan trọng đối với thực vật và sự phát triển tự nhiên tiếp tục của các tính năng đá vơi. Đất sản xuất ra axit cacbonic cần thiết cho phong hóa hóa học của đá vơi [3].

Theo từ điển bách khoa tồn thư về khoa học đất, xói mịn xuất phát từ tiếng Latin là "erodere" chỉ sự ăn mịn dần. Thuật ngữ xói mịn dùng để chỉ các quá trình liên quan đến các lớp đất, đá tơi ra và bị mang đi bởi các tác nhân như gió, nước, băng, tuyết tan hoặc hoạt động của sinh vật bao gồm cả nhân tố nhân sinh.

Xói mịn do nhân tố con người là dạng xói mịn dễ nhận thấy nhất và gây ra các hậu quả nghiêm trọng lên bề mặt đất đai. Những họat động canh tác trên vùng đất dốc, phá rừng, khai thác lớp phủ không bền vững, .v.v.. là một trong những những hoạt động nhân sinh gây ra xói mịn đất.Xói mịn do dịng nước mặt gây ra tạo ra các tác động lên bề mặt địa hình, nếu là do nước chảy tràn sẽ tạo ra các rãnh nông trên bề mặt đất, hoặc sẽ tạo thành các khe rãnh xói mịn nếu là dịng chảy tạm

thời, hoặc sẽ tạo ra các rãnh lớn chảy thành dịng suối nếu đó là dịng chảy thường xuyên [16][27][17].

Xói mịn ngồi ảnh hưởng đến đất đai bề mặt địa hình cịn kéo theo bùn đất rửa trơi có thể đem theo cả các loại thuốc trừ sâu, phân bón hoặc cũng có thể là những lồi vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ thống karst. Mức độ xói mịn ở các vùng đá vơi rất cao, khó kiểm sốt nên cần cẩn thận đề phòng đối với nguy cơ này. Nếu thảm thực vật bảo vệ bị mất đi, lớp đất mỏng trên các sườn núi nhanh chóng bị nước mưa xói mịn, rửa trơi, làm lộ dần đá gốc, cảnh quan hoang mạc hóa đá xuất hiện, kèm theo thiên tai nếu xảy ra thì sẽ thay thế dần cảnh quan karst trù phú [18]. Ở khu vực VQG Phong Nha Kẻ bàng thì hiện tượng xói mịn chỉ xảy ra ở một số diện tích do dân phát nương làm rẫy và một số khu vực bên trong đường 20. Phía dọc hành lang hai bên đường 20 thảm thực vật đã được tái sinh, đất được giao cho người dân khu vực cận kề trồng keo lai vừa để phục vụ mục đích kinh tế và tăng khả năng chống xói mịn.

Hình thức sử dụng đất ở vùng núi đá vơi có tác động tới mức độ xói mịn, hoạt động nơng nghiệp và lâm nghiệp kém, hay hoạt động đốt nương làm rẫy đều có thể dẫn đến xói mịn đất nhanh hơn.

Khảo sát tại khu vực nghiên cứu cho thấy tại vùng đệm VQG diện tích đất nơng nghiệp và đất khác là 22.941ha, diện tích đất trống có cỏ và cây bụi là 21.742,05 ha [Bảng 2.3], độ che phủ của thảm thực vật khơng cao vì vậy khả năng giảm xói mịn thấp. Ngồi ra, một số khu vực khác cũng thuộc vùng đệm sự xói mịn xuất phát từ những hoạt động khai thác, đào đắp, cày xới quá mức gây ảnh hưởng đến chất lượng đất đai. Tuy nhiên tại vùng lõi VQG thì tỉ lệ che phủ của thảm thực vật ở đây rất cao ( > 90%), ngồi ra khu vực này cịn được bảo vệ khá tốt nên ít bị tác động bới các hoạt động nhân sinh, chính vì vậy, tỉ lệ xói mịn do tác động của con người lên vùng lõi thấp.

Hình 3.7. Rừng bị người dân phá làm rẫy tại bản Đoong

(Ảnh T.T.Nhung)

Nén đất

Đất nén chặt có thể xảy ra khi đất bị dẫm đạp bởi gia súc hoặc nén thông qua các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.Đất nén giảm thấm nước bằng cách giảm khoảng hở giữa các hạt. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng bị ngập nước, tình trạng thiếu ơxy trong đất, và lưu lượng nước giảm, có thể làm thay đổi tỷ lệ thấm của tầng nước ngầm và lắng đọng trong hang động [3].

Chỉ thị nén đất sử dụng để đại diện cho những thay đổi của bề mặt đất đai có ảnh hưởng tới môi trường địa chất địa mạo, qua khảo sát thực địa và tài liệu thu được cho thấy với đặc trưng là một xã nông nghiệp, chỉ thị này phản ảnh những hoạt động nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng đến bề mặt đất đai, có thể gây xáo trộn môi trường karst.

Khảo sát tại VQG cho thấy, tại các xã thuộc VQG, các thôn bản được giao diện tích nương rẫy canh tác cụ thể và canh tác theo 2 mùa là hè thu và đông xuân với diện tích là 22.941ha. Cây nơng nghiệp được trồng chủ yếu là ngô, khoai, sắn, lạc,

đỗ,...Các loại phân bón được người dân sử dung chủ yếu là phân chuồng, phân đạm, NPK. Các hoạt động nông nghiệp như cày bừa, gieo, đập, làm đất, gặt hái dưới hình thức thủ công hay cơ giới với mỗi năm 2 vụ. Khu vực sản xuất nông nghiệp, khu dân cư có hoạt động san ủi, đầm nén diễn ra, thường theo tuyến, xảy ra thường xun, có tính chất định kỳ mỗi năm, như vậy trong thời gian dài với có thể gây hiện tượng nén đất bề mặt karst, gây ảnh hưởng tới địa chất địa mạ, là tác nhân có thể gây xáo trộn mơi trường karst.

Lấy/ phá hủy các thành tạo trong hang động

Với đặc điểm có nhiều hang động đẹp có sức hấp dẫn đối với du khách ở khắp nơi kể cả ở trong nước và trên thế giới. Để có hiệu quả trong cơng tác bảo tồn cảnh quan karst, trong các hang đơng đã được quy hoạch các lối đi có lan can ngăn cách giữa lối đi dành cho khách tham quan và bề mặt hang động. Tuy nhiên sự hấp dẫn của các khối thạch nhũ, măng đá và cảnh quan độc đáo của karst trong bề mặt hang động đôi khi không thể ngăn được một số khách tham quan thiếu ý thức, muốn sờ nắm vào hiện vật. Nhiều khách tham quan có quan niệm sờ nắm vào thạch nhũ để lấy may, vì vậy có nhiều những nhũ bị tác động bởi nhiều bàn tay chạm vào khiến các khối thạch nhũ nơi đó biến thành một màu khác. Nhiều đoạn thạch nhũ tương tự với các bức tượng đá có đầu bị tác động nhiều trở nên bóng lống, chuyển hẳn sang màu khác, ví dụ điển hình là thạch nhũ hình rùa ở hang Thiên Đường (Hình 3.8). Khơng phải tất cả du khách đến hang động đều cẩn thận và tơn trọng món q của trái đất trao tặng. Nhiều khách tham quan từ vơ tình tới cố tình đã bẻ gãy và lấy trộm một phần măng đá hoặc nhũ đá để làm quà lưu niệm.Hay một số khách tham quan khác lại lưu giữ kỷ niệm tham quan bằng cách viết ,vẽ,cào xước lên vách hang. Những tác động này có ảnh hưởng tới bề mặt hang động, là nguy cơ gây xáo trộn môi trường karst khu vực nghiên cứu.Ở một số hang động trong khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều cột thạch nhũ tự thiên tuyệt đẹp đã bị một số du khách vô ý thức cạo sần sùi hoặc sờ vào khiến cho nhũ đá bị thâm đen, một số nhũ đá cịn bị đập để mang về.

Hình 3.8: Hoạt động nhân sinh ảnh hưởng tới thạch nhũ

(Ảnh chụp đầu rùa tại hang Thiên Đường, Người chụp: Jason Polk)

Cố kết bề mặt hang động

Quá trình đi lại tham quan du lịch của du khách cũng ảnh hưởng và gây cố kết bề mặt hang động. Đối với các hang như Hang Phong Nha, Thiên Đường, Tiên Sơn là những hang thu hút được lượng khách du lịch lớn, có nguy cơ cao là đất ở những địa điểm này sẽ bị nén chặt hơn so với những khu vực còn lại nếu không được thiết kế lối đi riêng để tham quan hoặc bị du khách xâm phạm đến di sản.

Hình 3.9: Minh hoạ một số lối đi trong hang Phong Nha bị san lấp và làm cố kết (Người chụp: Jason Polk) (Người chụp: Jason Polk)

Tóm lại, Trên cơ sở là hệ thống các chỉ thị được đề xuất trong phương pháp

KDI của Van Beynen & Townsend 2005 với 11 chỉ thị đại diện cho nhóm tiêu chí địa chất địa mạo (bảng 3.1). Kết hợp kết quả khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, và những tài liệu thu thập được, học viên nhận thấy có các chỉ thị: lũ lụt (ảnh hưởng gián tiếp các cấu trúc do con người gây ra), hệ thống thoát nước mưa (tổng % lượng nước mưa đổ về các hố sụt), Sự bồi đắp, sự sụt xuống, và chỉ thị lũ lụt (đại diện cho sự thay đổi của karst ngầm), quang cảnh tự nhiên thay đổi là những chỉ thị không mang tính đại diện cao cho khu vực karst VQG Phong Nha - Kẻ Bàng,do vậy không đảm bảo được tính khái quát và khách quan trong nguyên tắc lựa chọn các chỉ thị khu vực VQG Phonng Nha - Kẻ Bàng. Chính vì vậy học viên đã khơng chọn 6 chỉ thị này. Ngoài ra do mạng lưới quan trắc của khu vực nghiên cứu chưa có thơng tin để có thể định lượng được nếu chọn chỉ thị ''sự phá hủy các khống vật và trầm tích", "sự phá hủy và sự nén ép của trầm tích bề mặt" vì vậy khơng đảm bảo được tính dễ dàng định lượng và cập nhật nên học viên cũng không lựa chọn hai chỉ thị này.

Mặt khác, do đặc trưng của khu vực nghiên cứu là vùng có sản xuất nơng nghiệp chiếm ưu thế, tập quan chăn thả gia sức bừa bãi và xả vứt rác tự do rất đặc trưng và dễ dàng nhận thấy trong quá trình khảo sát thực địa. Ngồi ra, di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nổi tiếng với những hang động kì vĩ đẹp mê hồn, thu hút được rất nhiều lượt tham quan, lượng khách tham quan đơng cũng kéo theo đó là những tác động mà nó để lại cho hang động. Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu kết hợp với kết quả khảo sát thực địa học viên đã đề xuất thêm các chỉ thị mới có tính đại diện cho các áp lực tác động lên mơi trường karst trong nhóm tiêu chí địa chất địa mạo đó là các chỉ thị: "chăn thả gia súc", " Xả vứt rác bừa bãi", Lấy/ phá hủy các thành tạo trong hang", "nén lại bề mặt hang động"

Như vậy trên cơ sở là hệ thống các chỉ thị địa chất địa mạo được đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết hợp với điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và kết quả khảo sát thực địa cộng với những tài liệu thu được, kết quả đã lựa chọn được 7 chỉ thị cho nhóm địa chất địa

mạo phù hợp với khu vực nghiên cứu là: Khai thác đá, chăn thả gia súc, xả vứt rác, xói mịn đất, nén lại bề mặt đất đai, lấy/phá hủy các thành tạo trong hang động, cố kết bề mặt hang động. Trong đó có ba chỉ thị có điều kiện tương đồng và được giữ lại là Khai thác đá, xói mịn đất, nén lại bề mặt đất đai và bốn chỉ thị được đề xuất mới là "chăn thả gia súc", " Xả vứt rác bừa bãi", Lấy/ phá hủy các thành tạo trong hang", "nén lại bề mặt hang động". Bộ chỉ thị đã đảm bảo được tính tương đồng quốc tế, dính khách quan và tính dễ dàng định lượng.

3.1.2. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí thủy văn

Bộ chỉ thị thuộc nhóm thủy văn theo Van Bayen bao gồm 5 chỉ thị ( Bảng 3.3). Các chỉ thị này đại diện cho các yếu tố về chất lượng nước mặt, chất lượng nước dưới đất và chế độ thủy văn đối với sự thay đổi của thủy văn trong mơi trường karst.

Bảng 3.3: Chỉ thị cho nhóm thủy văn theo phương pháp của Baynen

Tiêu chí Thuộc tính STT Chỉ thị

Thủy vă

n

Chất lượng nước mặt

1 Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ

2 Công nghiệp và tràn dầu hay khác thác dầu

Chất lượng nước

dưới đất 3 Xuất hiện các tảo nở hoa

Chế độ thủy văn 4 Thay đổi lượng nước ngầm

5 Sự thay đổi nước nhỏ giọt trong hang

Trên cơ sở điều kiện thực tế của vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng và hệ thống các chỉ thị thủy văn đề xuất trong phương pháp KDI của Van Beynen & Townsend 2005, kết quả lựa chọn các chỉ thị thủy văn phù hợp với vùng nghiên cứu được mô tả chi tiết như trong bảng 3.4.

Trong các chỉ thị được lựa chọn trong phương pháp KDI của Van Beynen 2005, có hai chỉ thị là chỉ thị "thay đổi mực nước ngầm" và "mức độ nhỏ giọt của nước trong hang"không được học viên lựa chọn để đánh giá mức độ xáo trộn môi trường nước karst cho vùng nghiên cứu. Nguyên nhân là do điều kiện của khu vực

chưa có mạng quan trắc nào tiến hành quan sát và đo đếm sự thay đổi mực nước ngầm và mức độ nước nhỏ trong hang qua hàng năm,vì vậy thiếu cơ sở thông tin,không đảm bảo được tính dễ dàng định lượng trong nguyên tắc lựa chọn bộ chỉ thị cho VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã được đặt ra từ đầu.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, khu vực VQG Phong Nha - kẻ Bàng có những đặc trưng về khai thác nước nên học viên đã lựa chọnthêm 2chỉ thị mới đặc trưng cho khu vực Vườn Quốc gia như là bơm hút khai thác nước ngầm và nước mặt để đại diện cho sự thay đổi của thủy văn có ảnh hưởng tới sự xáo trộn mơi trường karst khu vực nghiên cứu.

Ngồi ra, do Thơng tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 về báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng luận văn ths kiểm soát và bảo vệ môi trường 628501 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)