6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3. Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mơn Tốn lớp 2 theo hƣớng
1.3.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2
1.3.3.1. Đặc điểm tình cảm
Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, cảm tính. Học sinh dễ thể hiện cảm xúc với những gì diễn ra xung quanh, dễ xúc động, khó kìm hãm đƣợc tình cảm của mình. Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học là khó bền vững. Các em thay đổi tâm trạng rất nhanh, thiên về xúc động, biểu cảm mạnh và trong chốc lát.
1.3.3.2. Đặc điểm ý chí
Học sinh tiểu học chƣa có khả năng tự lập chƣơng trình hành động do ý chí chƣa phát triển đầy đủ. Học sinh có tính độc lập, tính kiềm chế và tự chủ của bản thân còn thấp. Trong độ tuổi này, học sinh dễ bắt chƣớc các hành động của ngƣời khác ngay cả những hoạt động quá sức với trẻ. Đôi lúc trong hành động của trẻ thể hiện tính bột phát, ngẫu nhiên.
1.3.3.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định vẫn giữ phần lớn, khả năng tập trung chƣa cao nên chú ý chƣa bền vững.
Học sinh tiểu học chƣa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực của một công dân trong xã hội nên các em luôn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình và xã hội để từng bƣớc hịa nhập.Các em dễ thích nghi với mơi trƣờng mới, ln hƣớng đến tƣơng lai nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ nên khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh.
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham học hỏi, lòng thƣơng ngƣời, vị tha nên giáo viên cần chú ý tận dụng để giáo dục học sinh của mình.
1.3.3.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học - Nhận thức cảm tính
Các cơ quan cảm giác nhƣ thị giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác đều đang trong q trình hồn thiện. Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không ổn định. Tri giác giúp trẻ định hƣớng nhanh và chính xác hơn.
Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trị rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hƣớng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.
- Nhận thức lý tính + Về tƣ duy
Tƣ duy của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm và tƣ duy trực quan hành động chiếm ƣu thế. Các phẩm chất tƣ duy chuyển từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu
tƣợng khái quát. Khả năng khái quát hóa và phát triển dần theo lứa tuổi. Tuy nhiên hoạt động phân tích tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học
+ Về tƣởng tƣợng
Sự tƣởng tƣợng của các em bắt đầu phong phú hơn so với lứa tuổi mầm non do có bộ não phát triển hơn và vốn kinh nghiệm ngày càng đƣợc tích lũy dần. Tuy nhiên ở lớp 2, sự tƣởng tƣợng của các em còn đơn giản, dễ thay đổi nhƣng lên những lớp cao hơn, sự tƣởng tƣợng bắt đầu hồn thiện, có sự sáng tạo.
+ Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức
Hầu hết học sinh tiểu học đều đã có ngơn ngữ thành thạo, trẻ vào lớp 1 bắt đầu tập viết đến khi học lớp 5 thì ngơn ngữ viết đã thành thạo và hồn thiện phần ngữ pháp, chính tả, ngữ âm. Nhờ có sự phát triển về ngơn ngữ mà trẻ trẻ có khả năng tự đọc, tự tìm hiểu, tự nhận thức và khám phá thế giới xung quanh.
+ Trí nhớ
Giai đoạn lớp 2, khả năng ghi nhớ máy móc phát triển tƣơng đối tốt và chiếm ƣu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều em chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết cách khái quát hóa hoặc xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
1.3.4. Các ưu thế của trị chơi học tập trong dạy học mơn Tốn lớp 2 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động học tập bằng hành động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lí thuyết mới.
- Trị chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh.
- Ở giai đoạn đầu Tiểu học, các em rất thích hình thức “học mà chơi, chơi mà học”, những môn học kéo dài 30 – 35 phút với những thao tác nghe, làm theo khiến cho khơng khí lớp học trở nên nặng nề và các em dễ mất tập trung. Những trò chơi đƣợc tổ chức ngay tại lớp học, phục vụ mục tiêu bài học, những trò chơi đƣợc tổ chức ngay tại lớp học, trong thời gian của tiết học, sẽ giúp học sinh tránh đƣợc những căng thẳng thần kinh, tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập, duy trì đƣợc sự chú ý của các em. Mặt khác vẫn đảm bảo sự kế thừa, liên tục giữa giáo dục Mầm non và giáo dục Tiểu học. Hơn nữa, xét trên quan điểm của phƣơng pháp dạy học mới cũng khẳng định, phƣơng pháp trò chơi là một trong những phƣơng pháp đem lại hiệu quả giáo dục cao. Vì trƣớc đây hình thức học tập chủ yếu là theo đơn vị lớp và đơn vị cá nhân, các em thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên mà không đƣợc trao đổi, thảo luận, bàn bạc với nhau. Nhƣng trong phƣơng pháp mới, thơng qua trị chơi học tập, các em sẽ đƣợc trao đổi hợp tác với nhau. Qua đó, góp phần hình thành những phẩm chất tốt, tinh thần hợp tác, đoàn kết giữa các em học sinh với nhau. Nhƣ vậy, học sinh sẽ có cơ hội học bằng cách tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, kỹ năng.
- Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng nhƣ ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em ln tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Đƣợc chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng nhƣ niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi khơng làm tốt đƣợc nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trị chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thƣờng vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thơng minh và sự sáng tạo của mình.
- Trị chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện
củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm đƣợc tích luỹ qua hoạt động chơi.
- Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trị chơi học tập mà q trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
- Trị chơi khơng chỉ là phƣơng tiện mà còn là phƣơng pháp giáo dục.
1.4. Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi học tập mơn Tốn lớp 2 trong dạy học phát triển năng lực học sinh ở một số trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
1.4.1. Điều tra khảo sát thực tế
1.4.1.1. Mục đích điều tra
Mục đích điều tra của chúng tơi là tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng trị chơi học tập mơn Toán lớp 2 trong dạy học phát triển năng lực học sinh ở trƣờng Tiểu học Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.1.2. Đối tƣợng điều tra
Đối tƣợng điều tra của chúng tôi là giáo viên và học sinh trƣờng Tiểu học Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.1.3.Vài nét về địa điểm khảo sát
Trƣờng tiểu học Thọ Sơn thuộc địa bàn phƣờng Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập năm 1989. Trong quá trình phát triển và trƣởng thành, nhà trƣờng luôn bám sát mục tiêu và thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng giáo dục các thế hệ học sinh, góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Trƣờng tiểu học Thọ Sơn là trƣờng tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 đầu tiên, cũng là trƣờng thứ 2 đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 của tỉnh Phú Thọ (năm 2016). Sau 27 năm xây dựng trƣởng thành, nhà trƣờng luôn đƣợc công nhận là Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến; đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất. Năm học 2014 – 2015 nhà trƣờng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng bằng khen; năm học 2015
– 2016 đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ.
Đến nay, nhà trƣờng có tổng số 53 giáo viên, trong đó 100% đạt trình độ trên chuẩn, 02 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, 01 quản lí nhà giáo ƣu tú. Xác định đội ngũ là yếu tố then chốt quyết định chất lƣợng giáo dục. Do vậy, cơng tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm. Trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng đã khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu chất lƣợng và đổi mới giáo dục.
Kết thúc năm học 2016-2017, xét về năng lực: tỷ lệ HS hoàn thành tốt các mơn học chiếm 77,1%; HS hồn thành chiếm tỷ lệ 22,9%; xét về phẩm chất, tỷ lệ HS hoàn thành tốt chiếm 74,9%; HS hoàn thành chiếm tỷ lệ 25,1%. Hàng năm, trƣờng ln có HS tham gia và đoạt nhiều giải cao tại cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng Internet các cấp. Năm học 2016 - 2017, trƣờng có 139 em đoạt giải cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng Internet cấp tỉnh; 50 em đoạt huy chƣơng vàng, bạc, đồng và giải khuyến khích các cuộc thi giải tốn, tiếng Anh trên mạng Internet cấp quốc gia. Cùng với đó, HS trong trƣờng cịn giúp đỡ bạn cùng tiến, qun góp ủng hộ HS có hồn cảnh khó khăn, tích cực tham gia hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và bảo vệ môi trƣờng…thi đua giành nghìn hoa điểm tốt.
100% giáo viên biết sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và các phần mềm học tập. Cơ sở vật chất nhà lớp học của trƣờng khang trang kiên cố, các trang thiết bị dạy học hiện đại đầy đủ, cơ bản đáp ứng với công tác dạy học. Khuôn viên sân trƣờng trồng nhiều cây xanh, cây cảnh tạo môi trƣờng thân thiện, cảnh quan sƣ phạm Xanh - Sạch - Đẹp.
Với những cách làm thiết thực, hiệu quả trong triển khai các nhiệm vụ năm học đã tạo cho Trƣờng tiểu học Thọ Sơn một thành tích đáng tự hào, xứng đáng trở thành điểm sáng của ngành giáo dục đất Tổ.
1.4.2. Nội dung điều tra
Điều tra sự hiểu biết của GV về việc thiết kế và sử dụng trị chơi học tập mơn Tốn lớp 2, chúng tơi đã tiến hành các nội dung cụ thể nhƣ sau:
- Đề nghị GV trả lời các câu hỏi trong phiếu xin ý kiến. - Đề nghị HS trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi.
- Phỏng vấn trực tiếp một số GV đã và đang giảng dạy toán lớp 2 ở trƣờng Tiểu học Thọ Sơn về việc thiết kế và sử dụng trị chơi học tập mơn Tốn lớp 2 trong dạy học phát triển năng lực học sinh.
- Dự giờ một số tiết học có sử dụng trị chơi học tập mơn Tốn lớp 2 trong dạy học phát triển năng lực học sinh.
- Tham khảo vở HS, nghiên cứu tài liệu, kế hoạch bài học có sử dụng trị chơi phát triển năng lực học sinh của GV và việc sử dụng trò chơi học tập mơn Tốn lớp 2 trong kế hoach giảng dạy.
1.4.3. Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng thông qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra gồm nhiều câu hỏi đƣợc thiết kế dƣới dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Các câu hỏi và phƣơng án trả lời đƣợc thiết kế, trình bày một cách rõ ràng, khoa học, logic. Đảm bảo tính hệ thống của câu hỏi và tính khách quan của các kết quả nghiên cứu.
Tổng số phiếu phát ra 115, gửi tới 15 giáo viên đang giảng dạy khối lớp 2 trƣờng tiểu học và 100 học sinh lớp 2. Số phiếu thu lại 115 phiếu.
Những số liệu thu đƣợc trong phiếu điều tra đƣợc chúng tơi xử lí và thống kê bằng phƣơng pháp tốn học, trên cơ sở đó khái qt đƣợc thực trạng. Ngồi ra, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp quan sát, đàm thoại và hỏi ý kiến chuyên gia để hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra này.
1.4.4. Bảng thống kê kết quả điều tra
Để tìm hiểu về sự quan tâm của GV về việc sử dụng trò chơi học tập trong q trình dạy học mơn tốn lớp 2 theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tổng hợp và nhận đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.1: Quan điểm của giáo viên về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mơn Tốn lớp 2 theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học
Qua bảng kết quả, có thể nhận thấy rằng, hầu hết các GV đều nhận thức và thấy rõ tầm quan trọng cũng nhƣ sự cần thiết của việc sử dụng các trò chơi học tập hỗ trợ hoạt động dạy và học. Trong tổng số 15 GV, có đến 8 GV (chiếm 53,34%) cho rằng sử dụng trò chơi học tập là cần thiết. Khơng có GV nào cho là “Không cần thiết” và số lƣợng GV chọn “Bình thƣờng” là rất thấp. Bên cạnh đó, có 5 GV (chiếm 33,33 %) cho là “Rất cần thiết”.
Để tìm hiểu về cảm nhận của HS về việc GV ứng dụng trị chơi học tập trong q trình dạy học mơn tốn lớp 2, chúng tơi đã tiến hành khảo sát, tổng hợp và nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 5 33,33 Cần thiết 8 53,34 Bình thƣờng 2 13,33 Khơng cần thiết 0 0 Tổng số 15 100
Biểu đồ 1.1. Cảm nhận của HS khi GV sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mơn Tốn lớp 2 theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học
Nói về cảm nhận của bản thân khi đƣợc học tập mơn Tốn với sự hỗ trợ của các trò chơi học tập, có 75 HS (chiếm 75%) nói rằng mình “Rất hứng thú”. Bên cạnh đó, có 17 HS (chiếm 17%) chọn “Hứng thú” và số HS chọn “Bình thƣờng” rất thấp (8%). Khơng có HS nào nghĩ rằng “Khơng hứng thú”. Điều này chứng tỏ, học sinh “Rất hứng thú” với việc học tập có sử dụng trị chơi học tập trong dạy học mơn Tốn lớp 2 theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.
Biểu 1.2: Tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mơn Tốn lớp 2 theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.
Cùng trả lời các câu hỏi có nội dung nhƣ nhau, có thể thấy nhiều sự tƣơng đồng trong cảm nhận của giáo viên và học sinh.
Khi đƣợc hỏi “ Theo thầy (cơ)/(em), khơng khí lớp học nhƣ thế nào khi dạy học có sử dụng trò chơi học tập? ”, có 10 GV (chiếm 66,6%) cho rằng “Khơng khí lớp học sơi nổi”; 13 GV cho rằng “Khơng khí lớp học thoải mái”. Cùng đó, 80 HS cho rằng “Khơng khí lớp học sơi nổi” và 75 em nghĩ rằng “Khơng khí lớp học thoải mái”. Khơng có GV hay HS nào chọn “Khơng khí lớp học buồn chán”. Từ kết quả trên, ta thấy phần lớn GV và HS đều nghĩ