Các yếu tố tăng nguy cơ ung thƣ vú

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp bùi thị thu anh k25 sinh học thực nghiệm (Trang 30 - 31)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Tổng quan về ung thƣ vú

1.4.5. Các yếu tố tăng nguy cơ ung thƣ vú

Giới tính: Giới tính là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho việc phát triển ung thƣ

vú. Riêng ở nữ giới có khoảng 330080 trƣờng hợp ung thƣ vú ở phụ nữ Mỹ trong khi ở nam giới chỉ 2470 ca chiếm chƣa đến 1% số ca ung thƣ ở nữ giới (số liệu chỉ tính riêng năm 2017) [73].

Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh ung thƣ vú tăng theo số tuổi. Ung thƣ vú xâm

lấn chủ yếu đƣợc tìm thấy ở phụ nữ từ 55 tuổi trở lên [73].

Lịch sử gia đình bị ung thư vú: Phụ nữ có ngƣời thân trong gia đình đƣợc

chẩn đốn mắc bệnh ung thƣ vú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu một ngƣời đã có chị, mẹ, em gái đƣợc chẩn đốn mắc ung thƣ vú, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi [73].

Cá nhân đã từng mắc ung thư vú: Nếu đã đƣợc chẩn đoán bị ung thƣ vú,

nguy cơ phát triển ung thƣ mới ở vú kia hoặc một phần khác của cùng một vú tăng gấp 3 đến 4 lần [73].

Chủng tộc/Dân tộc: Phụ nữ da trắng có nhiều khả năng bị ung thƣ vú hơn ngƣời Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và phụ nữ châu Á. Nhƣng phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng phát triển ung thƣ vú giai đoạn cao hơn đƣợc chẩn đoán ở độ tuổi trẻ [73].

Di truyền học: Khoảng 5% - 10% ung thƣ vú do di truyền, gây ra bởi các gen bất thƣờng truyền từ cha mẹ sang con [73]. Trong đó 82% nguyên nhân gây ung thƣ vú do di truyền là đột biến gen BRCA1 và BRCA2 (gen mã hóa cho protein sửa chữa tổn thƣơng DNA và ức chế khối u) [32]. Ngoài ra đột biến trên một số gen

điều hòa chu kỳ tế bào nhƣ CHEK2, BRIP1, ATM làm tăng nguy cơ ung thƣ vú gấp 2 lần [57]. Nhƣ đã đề cập đa dạng di truyền mất đoạn APOBEC3B cũng là một

nguyên nhân tăng nguy cơ ung thƣ vú.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp bùi thị thu anh k25 sinh học thực nghiệm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)