CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Kiểm tra cân bằng Hardy-Weinberg
3.5.1. Kiểm tra cân bằng Hardy-Weinberg trên nhóm đối chứng
Trong nghiên cứu, khơng thể quan sát hết tồn bộ các cá thể trong quần thể, mà chỉ chọn một số lƣợng đủ các cá thể đại diện hay còn gọi là mẫu nghiên cứu. Sau khi thu thập mẫu nghiên cứu là những ngƣời khám sức khỏe và những ngƣời hiến máu tình nguyện, chúng tơi kiểm tra khả năng đại diện cho quần thể ngƣời Việt Nam của nhóm ngƣời này sử dụng cân bằng HW.
Trong quần thể ln duy trì một trạng thái ổn định về thành phần di truyền đƣợc phản ánh bằng cân bằng HW. Nội dung định luật HW đƣợc trình bày nhƣ sau: Trong một quẩn thể ngẫu phối kích thƣớc lớn, nếu nhƣ khơng có áp lực của các đột
biến, di nhập cƣ, biến động di truyền và chọn lọc, thì tần suất các alen đƣợc duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác và tần suất các alen (p và q là tần suất hai alen khác nhau của một gen) là một hàm nhị thức đƣợc biễu diễn bằng công thức sau: p2 + 2pq + q2 =1 [14].
Những mối liên hệ giữa yếu tố di truyền với bệnh tật đƣợc dự đoán chiếm một tỉ lệ đáng kể trong cộng đồng. Nhƣng sự liên hệ có thể là giả nếu nhƣ phân bố kiểu gen của các nhóm đối chứng ngƣời khỏe mạnh trong các nghiên cứu di truyền bệnh chứng khác biệt với cân bằng HW. Cân bằng HW phụ thuộc vào một loạt các điều kiện về quần thể đƣợc khảo sát nhƣ chọn lọc tự nhiên, giao phối ngẫu nhiên, khơng có đột biến. Sự phá vỡ cân bằng HW nếu không phải do ngẫu nhiên hoặc do vi phạm các điều kiện trên, thì có thể do lỗi trong phân tích kiểu gen (genotyping error). Những bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng khoảng 10% nghiên cứu bệnh chứng, sự phân bố kiểu gen của nhóm đối chứng vi phạm cân bằng HW dẫn đến kết luận khơng đủ độ tin cậy [61]. Vì vậy, kiểm nghiệm cân bằng HW cần đƣợc thực hiện để kiểm tra khả năng đại diện của một quần thể trong nghiên cứu bệnh chứng.
Để kiểm tra nhóm mẫu đối chứng có tuân theo cân bằng HW hay không, chúng tôi sử dụng kiểm nghiệm Chi-Square (χ2), với bậc tự do df = 1. Nếu P < 0,05 thì nhóm đối chứng khơng tn theo cân bằng HW tức là sự khác biệt của nhóm mẫu thực tế và lý thuyết có ý nghĩa thống kê và chƣa thể đại diện đƣợc cho quần thể. Ngƣợc lại, P > 0,05 thì nhóm đối chứng tn theo cân bằng HW và có thể đại diện đƣợc cho quần thể [51].
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra cân bằng HW trên nhóm đối chứng Thơng số Nhóm đối chứng (221) Lý thuyết χ2 χ2 –Tổng P Kiểu gen II 68 67 0,0006 0,03 0,86 ID 108 109 0,0155 DD 45 44 0,0095 Alen I 0,55 D 0,45
Với P > 0,05 cho thấy nhóm phụ nữ khỏe mạnh mang đa dạng mất đoạn
APOBEC3B tuân theo cân bằng HW có thể đại diện cho quần thể phụ nữ Việt Nam
và phù hợp làm nhóm đối chứng (Bảng 3.3).
3.5.2. Kiểm tra cân bằng Hardy-Weinberg trên nhóm bệnh di truyền thalassemia thalassemia
Nhóm bệnh nhân bị mắc bệnh thiếu máu thalassemia là đại diện cho nhóm mắc bệnh di truyền không ung thƣ. Bệnh thalassemia là bệnh thiếu máu di truyền lặn do đột biến trên gen mã hóa cho chuỗi globin, có thể gây chết khi cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn mang đột biến. Ví dụ hội chứng phù thai HB Bart do đột biến cả 4 alen mã hóa cho chuỗi alpha-globin thƣờng khiến trẻ chết ngay sau khi sinh [66]. Vì vậy quần thể ngƣời bệnh thalassemia vi phạm một trong các điều kiện để tồn tại cân bằng HW: các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản nhƣ nhau. Ở Việt Nam có tới 12 triệu ngƣời mang gen bệnh thalassemia, mỗi năm có trên 8000 trẻ sinh ra bị bệnh, trong đó có hơn 2000 trẻ mắc bệnh ở thể nặng cần đƣợc điều trị cả đời. Ngƣời lành mang gen bệnh khơng có biểu hiện bệnh lý nhƣng là nguồn di truyền gen bệnh cho thế hệ sau [77]. Chúng tôi sử dụng cân bằng HW để kiểm tra nhóm mẫu thalassemia có đại diện cho quần thể mắc bệnh di truyền hay không (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra cân bằng HW trên nhóm bệnh nhân thalassemia Thông số Bệnh nhân thalassemia (62) Lý thuyết χ2 χ2 –Tổng P Kiểu gen II 18 22 0,7541 4,64 0,03 ID 38 29 2,2322 DD 6 10 1,6518 Alen I 0,60 D 0,40
Với P < 0,05 cho thấy 62 nữ bệnh nhân thalassemia mang đa dạng mất đoạn không tuân theo cân bằng HW. Nhƣ vậy nhóm này phù hợp để đại diện cho quần thể bị mắc bệnh di truyền không ung thƣ.