Phân tích tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH PHÚ THỌ

2.2. Phân tích tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó thực hiện văn bản đó

Để tăng cường công tác quản lý đất đai, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện, tỉnh Phú Thọ đã ban hành 38 văn bản liên quan đến quy phạm pháp luật đất đai, bao gồm các chỉ thị, nghị quyết, quyết định và kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ. Các văn bản quy phạm pháp luật đã được UBND tỉnh ban hành đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo đúng thẩm quyền theo phân cấp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai.

2.2.2. Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính bản đồ hành chính

Ranh giới hành chính các cấp của tỉnh Phú Thọ đã được xác định rõ ràng trên bản đồ, ngoài thực địa và đã được lập thành hồ sơ địa giới hành chính, lưu trữ theo đúng quy định.

2.2.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Tính đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 192/277 xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn 13/13 huyện, thành phố, thị xã có bản đồ địa chính hệ tọa độ VN2000, với tổng diện tích 242.037,43 ha.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo kỳ kiểm kê đất đai; năm 2014 tỉnh đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho cả 3 cấp. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh và huyện nhìn chung đã được lập tương đối đầy đủ.

Trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc đánh giá đất cho 13 huyện, thành phố, thị xã. Thực hiện Điều 32 Luật Đất đai năm 2013, tỉnh đã thực hiện điều tra, đánh giá thoái đất và đang chuẩn bị thực hiện những nhiệm vụ điều tra, đánh giá đất đai còn lại.

Tỉnh đã xây dựng và ban hành bảng giá đất 5 năm (2014 - 2019). Ngồi ra, tỉnh cịn chỉ đạo tổ chức định giá đối với những trường hợp cụ thể để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành.

Thực hiện Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh Phú thọ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai năm 2015, năm 2016 và năm 2017 của tất cả các huyện, thành phố, thị xã theo đúng quy định. Đồng thời, đã tổng hợp danh mục các dự án phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đảm bảo đáp ứng kịp thời triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

UBND tỉnh đã phê duyệt 712 hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích là 4.296,32 ha.

Tỉnh đã thực hiện, chỉ đạo, đơn đốc các huyện tổ chức rà sốt, thu hồi một phần đất của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho các huyện để giao cho các đối tượng sử dụng theo quy định, chỉ đạo, hướng dẫn cho các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh lập phương án sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

2.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

UBND tỉnh đã chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được tiến hành đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, cơ bản đáp ứng kịp thời được nhu cầu đầu tư của các dự án. Tuy nhiên, cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thời gian vẫn còn kéo dài ở một số dự án làm ảnh hưởng đến cơ hội sản xuất kinh doanh.

2.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo bản đồ địa chính và theo tài liệu khác là 917.315 thửa. Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2016 đạt tỷ lệ gần 93% tổng diện tích cần cấp GCN. Cơng tác lập hồ sơ địa chính, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân theo dự án tổng thể vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đo đạc mới thay đổi nhiều so với các tài liệu trước đây nên cơng tác xét duyệt gặp nhiều khó khăn, kéo dài. Việc cấp phát, quản lý phôi GCNQSDĐ đã được chấn chỉnh.

Ngoài ra, việc chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính của các cấp cơ sở cịn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên do hầu hết các địa phương khơng bố trí được kinh phí để thực hiện.

2.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai hằng năm được thực hiện và hoàn thành đúng theo quy định; công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm 1 lần. Kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đã được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đúng theo tiến độ. Công tác thống kê đất đai định kỳ hàng năm đã được triển khai thực hiện đúng theo yêu cầu.

2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Việc quản lý đất đai hiện đã ứng dụng công nghệ tin học nhưng mới chỉ dừng lại số lĩnh vực như về số hóa bản đồ, phần mềm kiểm kê thống kê, phần mềm về cơ sở dữ liệu địa chính,….

2.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường làm nhiệm vụ xác định giá đất cụ thể, trong đó việc xác định giá đất cụ thể làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất các khu quy hoạch dân cư trên địa bàn huyện, thành phố có khối lượng cơng việc lớn. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của tỉnh được giao cho ngành thuế và căn cứ vào các văn bản của UBND tỉnh để tổ chức thực hiện. Hàng năm tỉnh đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.

2.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong năm qua các huyện, thành phố đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất cho các đối tượng theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Tư Pháp về đăng ký giao dịch bảo đảm, ngành đã triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

2.2.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai cũng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, phối hợp kiểm tra, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất, giảm số vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.

2.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai

Tỉnh đã tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai 2013 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: mở chuyên mục về tài nguyên và môi trường trên đài phát thanh, truyền hình; tuyên truyền trên báo Phú Thọ, trang thông tin của Sở Tài ngun và Mơi trường Phú Thọ. Ngồi ra, còn tuyên truyền Luật Đất đai bằng các hình thức treo răng rơn đặt tại các huyện, thành phố, thị xã; tổ chức hội nghị triển khai Luật Đất đai năm 2013 đến cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện; tổ chức tập huấn Luật Đất đai cho cán bộ chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh.

2.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai và sử dụng đất đai

Công tác tiếp dân được thực hiện vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng theo quy định. Mỗi năm Sở TN&MT đã tiếp nhận hàng trăm đơn KNTC, trong đó thuộc thẩm quyền 30%, cịn lại là các vụ khiếu nại và không thuộc thẩm quyền.

Qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho thấy, số lượng đơn của năm sau luôn cao hơn năm trước và nội dung khiếu nại ngày càng phức tạp và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai như: đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân, tranh chấp đất đai giữa công dân và tổ chức, khiếu nại công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư.

2.2.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Thực hiện Luật Đất đai, tỉnh đã thành lập 02 đơn vị thực hiện dịch vụ công về đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “một cửa” ở tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cơng khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập; chuẩn bị mặt bằng và các điều kiện phục vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; tạo lập quỹ đất, nhà tái định cư phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 29 - 33)