Phân tích sử dụng đất dƣới góc độ phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH PHÚ THỌ

2.4. Phân tích sử dụng đất dƣới góc độ phát triển bền vững

2.4.1. Phân tích hiệu quả kinh tế

* Thực trạng

- Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, kéo theo nhu cầu đất cho các các mục đích phi nơng nghiệp của tỉnh tăng liên tục.

- Diện tích đất nơng nghiệp (trong đó có đất trồng lúa) phải chuyển sang mục đích khác nhằm mục đích xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tập trung và xây dựng kết cấu hạ tầng,…

- Đất chưa sử dụng được khai hoang và đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp.

* Đánh giá

- Việc khai hoang cải tạo đất chưa sử dụng, mở rộng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp diễn ra với tốc độ khá nhanh giúp bổ sung phần diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển sang đất phi nông nghiệp và gia tăng đáng kể quỹ đất nông nghiệp, nhất là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất ni trồng thủy sản, góp phần tác động tích cực đến mơi trường sinh thái cũng như thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của người dân trong tỉnh.

- Diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh những năm qua được mở rộng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng được tăng lên đáng kể, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi và giá trị sản phẩm đều tăng, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân.

- Diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh trong những năm qua cho thấy tỉnh đã thực hiện khai thác, sử dụng đất triệt để tiềm năng đất chưa sử dụng. Quỹ đất chưa sử dụng được chuyển sang sử dụng cho các mục đích nơng nghiệp, phi nơng nghiệp đã góp phần mở rộng diện tích đất đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, một phần đất sử dụng từ các cơ sở sản xuất và hạ tầng cũ, nhưng để cải tạo mở rộng thì vẫn phải chuyển đổi từ đất nơng nghiệp, trong đó có đất trồng lúa; việc sử dụng đất cịn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao. Do đó, việc xây dựng và phát triển các cơng trình mới cần phải tiết kiệm và sử dụng hợp lý hơn theo hướng hạn chế lấy vào đất nơng nghiệp có chất lượng tốt.

2.4.2. Phân tích hiệu quả xã hội

* Thực trạng

- Đất ở đô thị và nông thôn tăng lên do quá trình gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh. - Đất phi nơng nghiệp tuy có bị giảm so với năm 2010, nhưng một số loại đất quan trọng tăng đáng kể nên góp phần làm cho diện mạo các khu đô thị, khu dân cư ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình phúc lợi cơng cộng ngày càng hoàn thiện.

- Đến nay, tỉnh đã có 7 khu cơng nghiệp được phê duyệt, 4 khu đã hình thành và 2 khu đang hoạt động ổn định; nhiều tuyến đường, cầu huyết mạch được xây dựng và hồn thành đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, đồng thời giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người dân, liên kết giữa tỉnh Phú Thọ với các tỉnh trong vùng và cả nước ngày càng được gắn kết sâu rộng hơn.

- Tuy nhiên, hiện tại có hàng vạn lao động ở khu vực nơng thơn cịn thiếu việc làm ổn định.

* Đánh giá

- Đất đai trên địa bàn tỉnh ngày càng được quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Quỹ đất phát triển khu, cụm cơng nghiệp, đất giao thơng, đất ở, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất tơn giáo,… tăng mạnh trong 5 năm qua góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở địa phương.

- Một số khu, cụm cơng nghiệp đã hình thành và tiếp tục được mở rộng khơng những góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, mà còn thu hút một lực lượng lớn lao động thiếu việc làm ở nông thôn.

- Do lượng lao động thiếu việc làm chiếm khá cao, nên để thu hút số lao động này vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thì hệ thống các đơ thị và điểm dân cư phải tiếp tục mở rộng. Do đó cần có hướng phát triển các điểm dân cư tập trung, xây dựng các khu chung cư để tiết kiệm đất, hạn chế phát triển các khu vực đất ở phân tán như hiện nay.

2.4.3. Phân tích tính bền vững của mơi trường

* Thực trạng

- Q trình phát triển kinh tế xã hội nhanh trong những năm qua, đã dẫn đến việc khai thác sử dụng đất cho các mục đích dân sinh, kinh tế với cường độ ngày càng cao. Điều này đã tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên của tỉnh, làm cho đất đai có xu hướng suy thối, nguồn nước bị ơ nhiễm.

- Trong nông nghiệp đang lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học. Các tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, tài nguyên rừng đang bị khai thác quá mức mà chưa có các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý, giữ gìn, bảo vệ và tái tạo các nguồn tài nguyên.

- Kinh tế phát triển kéo theo các nhu cầu sử dụng đất tăng lên, các cơng trình hạ tầng, công cộng, khu đô thị, nhà ở, khu cụm công nghiệp,... đang được xây dựng nhiều hơn.

- Ở nông thôn nhiều nơi còn thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, thiếu các khu vực thu gom, chơn lấp, xử lý rác thải. Diện tích đất trống đồi núi trọc tuy đã được tích cực phủ xanh nhưng vẫn chưa phủ kín tồn lãnh thổ, cộng thêm với lượng mưa hàng năm lớn, địa hình dốc nên hiện tượng xói mịn, rửa trơi đất vẫn tiếp tục xảy ra.

- Công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn không làm được thường xuyên; việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Môi trường chưa kịp thời và kiên quyết nên khơng có tác dụng răn đe.

* Đánh giá

- Công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phát triển nhanh, kéo theo đó là sự tăng mức độ ơ nhiễm mơi trường thiên nhiên (tăng khai thác khống sản, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp,...). Các khu vực khai thác khống sản, các nhà máy cơng nghiệp

nằm rải rác ở nhiều khu vực của tỉnh, không tập trung nên dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đối với người dân và sản xuất nông nghiệp xảy ra trên diện rộng.

- Việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật làm cho môi trường đất, môi trường nước bị ô nhiễm. Do đó, phải quản lý và kiểm tra thường xuyên ở các khu vực khai thác khống sản, các khu đơ thị, khu, cụm cơng nghiệp và làng nghề, các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc khai thác các loại tài ngun thiếu sự kiểm sốt, q trình xây dựng các cơng trình hạ tầng, phát triển đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề,... đang làm suy thối mơi trường nghiêm trọng. Cần thực hiện nâng cao độ che phủ của rừng và tăng cây xanh ở các đơ thị, khu cơng nghiệp. Có các giải pháp chống thối hóa đất, chống ơ nhiễm nguồn nước, chống bụi khơng khí. Nghiên cứu và tìm giải pháp để giải quyết tốt mơi trường đô thị, khu, cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề, xây dựng các bãi chứa rác ở đô thị và nông thôn, xử lý chất thải rắn, nước thải ở các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)