Phân loại chức năng sinh thái của các tiểu vùng chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 64 - 69)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH PHÚ THỌ

3.3. Phân loại chức năng sinh thái của các tiểu vùng chức năng

Quá trình đánh giá chức năng sinh thái cho khu vực nghiên cứu cần thoả mãn những điểm sau:

- Thứ nhất, do chức năng sinh thái bị chi phối chủ yếu bởi đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tiểu vùng, nên một tiểu vùng dù có sự đồng nhất về cấu trúc đứng nhưng có sự khác biệt về cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian sẽ có những chức năng khác nhau. Vì vậy, chức năng chính cấp 1 được đưa ra dưới đây mang tính tổng hợp cao, khi xét cụ thể đối với từng tiểu vùng chức năng thì các chức năng có thể thay đổi.

- Thứ hai, có sự khác biệt rõ rệt giữa chức năng sinh thái của tiểu vùng và hướng sử dụng đất của tiểu vùng. Con người tác động vào tiểu vùng theo nhiều hướng sử dụng, hướng sử dụng có thể trùng hoặc khơng trùng với chức năng của tiểu vùng. Nếu hướng sử dụng phù hợp với chức năng của tiểu vùng thì sự tác động được coi như bền vững và ngược lại. Hướng sử dụng phản ánh trình độ tác động của con người lên hệ sinh thái của tiểu vùng.

- Thứ ba, cần khẳng định sự tác động của con người làm thay đổi chức năng sinh thái của tiểu vùng. Nếu sự tác động của con người đủ mạnh vượt quá “ngưỡng giới hạn”, sẽ gây ra sự biến đổi về cấu trúc sinh thái, do đó làm thay đổi chức năng của tiểu vùng.

Đối với tỉnh Phú Thọ, đánh giá phân loại chức năng sinh thái của các tiểu vùng được tiếp cận theo hướng xây dựng mơ hình tích hợp các chức năng thành phần và tính tốn ra một chỉ số định lượng duy nhất. Chức năng sinh thái được xác định dựa trên hệ thống phân loại chức năng sinh thái của Niemann (1977). Theo đó, những chức năng đáp ứng được sẽ được đánh giá là 1, những chức năng khơng có sẽ có giá trị 0. Sau đó, thống kê theo từng cấp chức năng (nhóm chức năng, chức năng chính, chức năng phụ). Kết quả thống kê là tổng số chức năng theo từng cấp. Kết quả này được phân chia theo từng tiểu vùng nhằm phân tích sự thay đổi đặc tính đa chức năng của các tiểu vùng.

Bảng 3.3: Phân loại chức năng của các tiểu vùng chức năng theo hệ thống phân loại chức năng của Niemann (1977)

Các tiêu chí phân vùng chức năng (I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) (VIII) (IX) (X) (XI) (XII) (XIII) (XIV) I. Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế) 2 3 3 1 2 2 5 2 3 4 4 3 3 5

I.1. Cung cấp các tài nguyên tái tạo 1 1 2 0 2 1 4 2 2 3 2 3 3 3

I.1.a. Sản phẩm từ sinh khối (thích hợp với canh tác) 1 1 2 0 2 1 2 2 2 2 1 2 1 1

- Sinh khối thực vật (lương thực, gỗ, hoa quả,...) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

- Sinh khối động vật (gia súc, gia cầm, thủy sản) 0 0 1 0 1 0 1 1 1 1 0 1 0 0

I.1.b. Nguồn nước 0 0 0 0 0 0 2 0 0 1 1 1 2 2

- Nước mặt 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 1 1 1

- Nước ngầm 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1

I.2. Cung cấp các tài nguyên không tái tạo 1 2 1 1 0 1 1 0 1 1 2 0 0 2

I.2.a. Chất dinh dưỡng, vật liệu xây dựng 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1

I.2.b. Nhiên liệu hóa thạch 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1

II. Nhóm chức năng sinh thái 1

0 3 4 1 1 0 1 5 1 1 3 2 2 4

II.1. Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng 7 1 3 0 1 0 1 3 1 1 2 0 2 4

II.1.a. Các chức năng thổ nhưỡng (đất) 3 1 0 0 1 0 1 3 1 1 0 0 1 1

- Chống xói mịn 1 1 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0

- Chống suy giảm nguồn nước ngầm 1 0 0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 1

- Phân hủy các chất gây hại (chức năng lọc, đệm và chuyển hóa) 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

II.1.b. Các chức năng thủy văn (nước) 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2

- Thay đổi mực nước ngầm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

- Chứa nước/cân bằng nước 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

II.1.c. Các chức năng khí tượng (khí hậu/khơng khí) 2 0 3 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 1

- Cân bằng nhiệt 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0

- Cải thiện độ ẩm khơng khí 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1

- Ảnh hưởng của gió 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.2. Điều chỉnh và phục hồi các quần thể và quần xã (thực vật và

động vật) 3 2 1 1 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0

II.2.a. Tái sản xuất và tái sinh sinh học các sinh quần lạc (tự phục hồi

và duy trì) 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0

II.2.b. Điều chỉnh quần thể, lồi (ví dụ, lồi gây hại) 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0

II.2.c. Bảo tồn nguồn gen 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III. Nhóm chức năng xã hội 6 2 2 2 2 0 1 3 2 0 0 0 0 0

III.1. Chức năng tâm lý 2 1 1 2 1 0 1 0 2 0 0 0 0 0

- Chức năng thẩm mỹ (phong cảnh) 1 1 1 1 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0

- Chức năng dân tộc (nguồn gen, di sản văn hóa) 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0

III.2. Chức năng thông tin 2 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0

- Chức năng cho khoa học và giáo dục 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Chỉ thị sinh học của điều kiện môi trường 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

III.3. Chức năng sinh thái nhân văn 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0

- Ảnh hưởng sinh khí hậu 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

- Các chức năng lọc và đệm (các ảnh hưởng hóa học - đất/nước/khơng

khí) 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0

- Ảnh hưởng âm học (điều khiển tiếng ồn) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III.4. Các chức năng giải trí (các tác động tâm lý và sinh thái nhân

văn) 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của Niemann (1977), kết quả phân tích đánh giá đặc trưng của các tiểu vùng và phân tích SWOT cho các vấn đề nổi cộm trong các tiểu vùng chức năng).

* Từ kết quả tính tốn cho thấy( bảng 3.3 và hình 3.2):

- Tiểu vùng I có chức năng chính là sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái; cung cấp thông tin cho khoa học và giáo dục; giúp cân bằng hệ sinh thái.

- Tiểu vùng II có chức năng chính là sản xuất: cung cấp các tài ngun khống sản, lâm sản cho cơng nghiệp khai khác khống sản, lâm nghiệp và một số chức năng cân bằng sinh thái, chống xói mịn, chống suy giảm nguồn nước ngầm.

- Tiểu vùng III có chức năng chính là sản xuất và cân bằng sinh thái, điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng của hệ sinh thái.

- Tiểu vùng IV có chức năng chính là xã hội: du lịch văn hóa, trải nghiệm các khơng gian văn hóa, cung cấp các thơng tin lịch sử văn hóa cho khoa học và giáo dục.

- Tiểu vùng V có chức năng chính là sản xuất và xã hội: phát triển kinh tế nơng nghiệp, bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa làng nghề truyền thồng, cung cấp thơng tin cho khoa học và giáo dục.

- Tiểu vùng VI có chức năng chính là sản xuất: cung cấp các tài ngun khống sản phát triển cơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp.

- Tiểu vùng VII có chức năng chính là xã hội và sản xuất: phát triển nông lâm nghiệp, nguồn ngước dồi dào phục vụ cho phát triển nông nghiệp và sinh hoạt, là khu sinh thái nghỉ dưỡng cho du khách đến tham quan và trải nghiệm.

- Tiểu vùng VIII có chức năng chính là sinh thái: chống xói mịn đất, bảo vệ tài nguyên rừng và hệ sinh thái, phát triển nông nghiệp.

- Tiểu vùng IX có chức năng chính là sản xuất và xã hội: cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp; nguồn tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái.

- Tiểu vùng X có chức năng chính là sản xuất: cung cấp các nguồn tài ngun khống sản, lương thực, gỗ,... cho phát triển cơng nghiệp và phát triển nông lâm nghiệp.

- Tiểu vùng XI có chức năng chính là sinh thái và sản xuất: cung cấp lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ,... phục vụ phát triển nông lâm nghiệp; cân bằng hệ sinh thái, khí hậu.

- Tiểu vùng XII có chức năng sinh thái và sản xuất: cung cấp các nguồn tài nguyên sinh khối động thực vật cho phát triển nông nghiệp.

- Tiểu vùng XIII có chức năng chính là sản xuất: cung cấp nguồn tài nguyên cây lương thực, cây ăn quả; nguồn tài nguyên nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp (cây lương thực: lúa, đỗ, ngô,...).

- Tiểu vùng XIV có chức năng chính là sản xuất, phát triển khu cụm công nghiệp và cung cấp nguồn tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp (cây lương thực: lúa, đỗ, ngô,...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 64 - 69)